Đức kêu gọi các quốc gia EU cùng đối đầu với Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc là "đối thủ mang tính hệ thống" của Liên minh châu Âu (EU) và đang "ngày càng hung hăng", Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Đức Michael Roth nói.

Một bộ trưởng của Đức đã thúc giục châu Âu thể hiện sự thống nhất cao hơn trong quan hệ với Trung Quốc, vì “không một quốc gia nào ở châu Âu tương quan về lực lượng với Trung Quốc để có thể đơn độc đứng lên vì lợi ích và nền tảng giá trị của nước mình trước Trung Quốc”.

Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Đức Michael Roth cho biết: “Chúng ta cần thực hiện thêm nhiều hành động từ châu Âu hơn trong các giao dịch của chúng ta với Trung Quốc.” Ông cũng nhấn mạnh “sự thiếu đoàn kết là gót chân Achilles của chúng ta [châu Âu]”.

Trong một bài báo ngày 2/8 trên tờ Der Spiegel, ông Roth viết: Trung Quốc là "đối thủ mang tính hệ thống" của Liên minh châu Âu (EU) và đang "ngày càng hung hăng".

Các hành vi của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Hong Kong, Tân Cương và trên biển Đông cho thấy ĐCSTQ “không ngại vi phạm các nguyên tắc cốt lõi của quốc tế trong luật quốc tế ngay trước mắt thế giới”.

Bộ trưởng Roth viết: “Chúng ta không được sợ đối đầu trong các vấn đề khó giải quyết như nhân quyền, an ninh và công nghệ”.

Trung Quốc dùng chiến thuật chia để trị EU

Ông Roth viết: “Sự lãnh đạo của một nhà nước chuyên quyền, độc đảng (ám chỉ ĐCSTQ) không có cơ hội tạo khe hở giữa các quốc gia thành viên EU và làm suy yếu các quốc gia này”.

EU ngày càng cảnh giác với các chiến thuật chia để trị của ĐCSTQ. Vào tháng Năm, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell đã cáo buộc Bắc Kinh “lợi dụng” sự khác biệt giữa các nước thành viên EU.

Trong một báo cáo gần đây của Viện Dịch vụ Hoàng gia (RUSI), một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại London, có viết: các khu vực ở châu Âu gặp khó khăn trong việc hợp nhất và ứng phó với các thách thức do Trung Quốc đặt ra.

Ông Roth nói, EU cần một “chính sách liên minh châu Âu” nhất quán đối với Trung Quốc và điều này nên được ưu tiên trong nhiệm kỳ chủ tịch EU kéo dài 6 tháng của Đức, bắt đầu vào ngày 1/7/2020.

EU cần tăng cường trao đổi ở cấp độ liên minh và “không thỏa thuận song phương với [Trung Quốc] - [một chiến thuật] Bắc Kinh đang cố tình theo đuổi”.

Dưới ảnh hưởng của Bắc Kinh, một số nước EU như Hy Lạp, Hungary và Bồ Đào Nha đã nhiều lần ngăn cản chính sách của EU đối với Trung Quốc.

Ông Roth viết: “Thật không may, chúng ta thấy rằng sự hấp dẫn của việc làm ăn với Trung Quốc đôi khi gây ra những thách thức cho nền tảng giá trị của châu Âu”.

Ông nói: “EU cần đại diện cho nhiều điều hơn trên thế giới thay vì chỉ là mẫu số một tập hợp bao gồm các thành viên”.

Chính sách đối ngoại và an ninh chung của EU hiện tại cần phải được thống nhất. Ông Roth cho biết, Đức cam kết thay đổi chính sách thành “quyết định đa số đủ điều kiện” để ngăn chặn một số lượng nhỏ các quốc gia thành viên không đồng thuận với chính sách đối ngoại của EU.

An ninh bị đe doạ

Bộ trưởng Roth cũng chỉ ra rằng Bắc Kinh có xu hướng sử dụng sự phụ thuộc kinh tế làm đòn bẩy trong chính trị quyền lực.

Đề cập đến đại dịch viêm phổi Vũ Hán toàn cầu đã bùng phát ở Vũ Hán vào cuối năm ngoái, ông Roth nhận định “cuộc khủng hoảng đại dịch này là một hồi chuông cảnh tỉnh” cho châu Âu, “là một lời nhắc nhở đau đớn cho chúng ta về sự phụ thuộc của châu Âu vào Trung Quốc trong những lĩnh vực nhất định”.

Trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng, ĐCSTQ đã gửi các thiết bị y tế đến nhiều quốc gia nhằm lấy lại hình ảnh và trở thành người lãnh đạo trong cuộc chiến chống lại đại dịch trên thế giới, thay vì chịu trách nhiệm cho sự lây lan của virus Corona Vũ Hán.

Vào tháng Ba, người đứng đầu chính sách đối ngoại EU Josep Borrell đã cảnh báo người châu Âu nên cẩn thận trước việc ĐCSTQ đang “cố giành lấy ảnh hưởng trên thế giới bằng chiến thuật thao túng và ‘hào phóng chính trị’”.

Ông Roth cũng đặt ra nghi vấn về sự phụ thuộc của châu Âu vào tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc. Ông đề cập đến mối quan ngại “về sự mức độ tin cậy với các nhà sản xuất từ ​​các nước thứ 3, trong đó có Trung Quốc. Không gì tồi tệ bằng mối đe dọa tới an ninh của các công dân chúng ta".

Hoa Kỳ và Úc đều cấm Huawei, do lo ngại về an ninh. Vương quốc Anh cũng đã noi theo Hoa Kỳ và ra lệnh cấm ông trùm công nghệ Trung Quốc này vào ngày 14/7. Trước đó, Anh đã cho phép Huawei có những tham gia hạn chế vào hệ thống mạng 5G của mình.

Ông Roth đã không đề cập đến tên Huawei, nhưng cho biết giải pháp hợp lý duy nhất là “sử dụng các nhà cung cấp nội địa của chúng ta”.

EU cần sử dụng chính sách thương mại và thị trường đơn hiệu quả hơn để làm đòn bẩy cho việc bảo vệ các giá trị và lợi ích của châu Âu, ông nói.

Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Đức kêu gọi các quốc gia EU cùng đối đầu với Trung Quốc