Dự luật cấm nhập khẩu tất cả các sản phẩm Tân Cương được trình tại Hạ viện Hoa Kỳ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dự luật này, hiện tại đã được trình ở cả hai viện, sẽ cấm nhập khẩu tất cả các hàng hóa không cung cấp được “bằng chứng thuyết phục” rằng quá trình sản xuất của các công ty liên quan không sử dụng lao động cưỡng bức. Mặc dù cho đến nay động thái sự ủng hộ dự luật này của Nhà Trắng vẫn chưa rõ ràng, nhưng Biden đã cam kết Bắc Kinh sẽ phải lãnh 'hậu quả' cho các hành động của họ ở Tân Cương.

Hạ viện Mỹ một lần nữa lại đưa ra đạo luật cấm nhập khẩu tất cả hàng hóa có nguồn gốc từ khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc, do lo ngại về tình trạng lao động cưỡng bức được ĐCSTQ hậu thuẫn ở khu vực này.

Ngày 18/2, các nhà lập pháp đã đệ trình dự luật Đạo luật Phòng chống Lao động Cưỡng bức Duy Ngô Nhĩ, gần 5 tháng sau khi Hạ viện Mỹ thông qua cuộc bỏ phiếu gần như nhất trí cho phiên bản đầu tiên của dự luật này. Đạo luật đó, vốn nhận được sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng, đã bị xóa sổ sau khi nó không được thông qua tại Thượng viện trong kỳ họp quốc hội vào tháng Giêng.

Nếu được ban hành, dự luật sẽ cấm các doanh nghiệp Mỹ nhập khẩu tất cả các hàng hóa được sản xuất toàn bộ hoặc một phần ở Tân Cương, trừ khi có “bằng chứng rõ ràng và thuyết phục” rằng quá trình sản xuất của các công ty liên quan không sử dụng lao động cưỡng bức.

Nghị sĩ James McGovern, đảng viên Đảng Dân chủ Massachusetts, người giới thiệu đạo luật tại Hạ viện, cho biết: “Chúng tôi đã chứng kiến những ​​việc kinh hoàng mà chính quyền Trung Quốc đã làm, họ đã mở rộng hệ thống trại giam tập thể phi pháp nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ và người thiểu số Hồi giáo”.

Ông McGovern cho rằng nhiều công ty Mỹ, Trung Quốc và quốc tế đã “đồng lõa” việc bóc lột lao động cưỡng bức ở Tân Cương, ông McGovern nói rằng “đã lâu Quốc hội phải hành động”.

Chính quyền Bắc Kinh phủ nhận sự hiện diện của lao động cưỡng bức ở Tân Cương, và cáo buộc các nhà lập pháp Mỹ sử dụng vấn đề này như một cái cớ để nhắm vào các công ty Trung Quốc. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã không trả lời yêu cầu bình luận về việc dự luật này được đệ trình hôm thứ Năm vừa qua.

Việc tái đệ trình dự luật này được đưa ra 3 tuần sau khi đa số của Thượng viện nhất trí với phiên bản đầu tiên của dự luật, vốn đã bảo đảm được sự ủng hộ của lưỡng đảng từ gần 1/3 nghị viện.

Nếu 2 phiên bản của dự luật được chấp thuận ở các cấp tương ứng, thì mọi vấn đề chưa thống nhất đều cần được giải quyết trước khi luật có thể được gửi đến Nhà Trắng để Tổng thống Joe Biden ký thành luật - hoặc phủ quyết.

Hiện Nhà Trắng vẫn chưa tỏ thái độ có ủng hộ dự luật này hay không, nhưng ông Biden đã cam kết rằng Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với "hậu quả" cho các hành động của mình ở Tân Cương, mặc dù chính quyền của ông vẫn chưa công bố bất kỳ hành động cụ thể nào. Nhà Trắng đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Đối với bước tiếp theo của pháp luật, ông McGovern “sẽ yêu cầu các ủy ban thẩm quyền của Hạ viện hành động càng sớm càng tốt, đặc biệt là xem xét cuộc bỏ phiếu lưỡng đảng áp đảo vào năm ngoái”, ông Jonathan Stivers, Giám đốc nhân sự tại Ủy ban Hành pháp Quốc hội về Trung Quốc (CECC), cho biết.

Các nhà lập pháp trong Hạ viện đã thông qua phiên bản trước của dự luật McGovern vào tháng 9 năm ngoái với đa số áp đảo: 406-3.

Bức ảnh được chụp vào ngày 31 tháng 5 năm 2019 này cho thấy những lá cờ Trung Quốc trên con đường dẫn đến một cơ sở được cho là trại cải tạo, nơi hầu hết là người dân tộc thiểu số Hồi giáo bị giam giữ, ở ngoại ô Hotan, vùng Tân Cương, tây bắc Trung Quốc. - Có tới một triệu người dân tộc Duy Ngô Nhĩ và đa số là người thiểu số Hồi giáo khác được cho là bị giam giữ trong một mạng lưới các trại giam giữ ở Tân Cương, nhưng Trung Quốc không đưa ra bất kỳ số liệu nào và mô tả các cơ sở này là "trung tâm giáo dục nghề nghiệp" nhằm mục đích xua đuổi mọi người chủ nghĩa cực đoan. (Ảnh của GREG BAKER AFP qua Getty Images)
Bức ảnh được chụp vào ngày 31 tháng 5 năm 2019 này cho thấy những lá cờ Trung Quốc trên con đường dẫn đến một cơ sở được cho là trại cải tạo, nơi hầu hết là người dân tộc thiểu số Hồi giáo bị giam giữ ở Hotan, Tân Cương. Có tới một triệu người dân tộc Duy Ngô Nhĩ và đa số là người thiểu số Hồi giáo khác bị giam giữ trong các các trại giam giữ ở Tân Cương, nhưng chính quyềnTrung Quốc mô tả các cơ sở này là "Trung tâm giáo dục nghề nghiệp" . (Ảnh của GREG BAKER AFP qua Getty Images)

Năm ngoái, các giai đoạn của dự luật đó được thông qua tại Quốc hội nhưng sau đó bị Thượng viện bác bỏ. Trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ, chính quyền Trump đã thực hiện một số hành động hành pháp để ngăn chặn dòng hàng hóa sử dụng lao động cưỡng bức từ Tân Cương vào Mỹ - mặc dù đã áp lệnh một số lệnh cấm nhất định đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu.

Tháng 1 vừa qua, chính quyền Trump đã công bố lệnh cấm đối với tất cả các sản phẩm làm từ bông và cà chua có nguồn gốc từ Tân Cương. Điều đó dẫn đến một số lệnh cấm nhập khẩu độc lập nhắm vào các doanh nghiệp cụ thể của Trung Quốc có liên quan đến lao động cưỡng bức.

Ngoài lệnh cấm toàn diện đối với tất cả hàng hóa có nguồn gốc từ Tân Cương, dự luật được tái đệ trình hôm thứ Năm tuần trước cũng chỉ đạo chính quyền áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính và cấm nhập cảnh đối với bất kỳ cá nhân nào, bao gồm cả các quan chức chính phủ Trung Quốc, bị coi là chịu trách nhiệm về lao động cưỡng bức ở Tân Cương.

Dự luật mới này cũng bổ sung vật liệu đa tinh thể - polysilicon, một nguyên liệu thô được sử dụng để sản xuất các tấm pin Mặt trời, vào danh sách các lĩnh vực "ưu tiên cao" mà chính quyền sẽ phải đưa ra các kế hoạch thực thi cụ thể. Dự luật năm ngoái chỉ có tên cà chua và bông.

Polysilicon được cho vào danh sách cấm nhập khẩu sau khi một nghiên cứu trình bày chi tiết mối quan hệ chặt chẽ giữa ngành công nghiệp polysilicon của Tân Cương với các chỉ số về lao động cưỡng bức được công bố, bao gồm cả việc tái định cư do chính phủ điều phối đối với người lao động Duy Ngô Nhĩ, và các chương trình “cải tạo” cho những người lao động này.

Bà Emily de La Bruyere, người sáng lập công ty tư vấn Horizon Advisory và là tác giả của nghiên cứu cho biết: “Thật mừng khi thấy Quốc hội chú ý đến các hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc - và có các phản ứng thực tế“. Đặc biệt là việc khuyến khích các lĩnh vực nền tảng như chuỗi cung ứng năng lượng Mặt trời có mặt trong danh sách. Đây là những lĩnh vực mà chính sách công nghiệp của Trung Quốc ưu tiên, và tập trung khai thác ở Tân Cương trong nhiều thập kỷ qua”.

Sự giám sát kỹ lưỡng gần đây của ngành đã khiến hơn 200 công ty năng lượng Mặt trời ký vào cam kết do Hiệp hội các ngành công nghiệp năng lượng Mặt trời ban hành, để thực hiện các bước nhằm đảm bảo rằng lao động cưỡng bức không có mặt trong chuỗi cung ứng của họ.

Trong các cập nhật khác, dự luật mới của Hạ viện yêu cầu chiến lược hành động mới của chính quyền phải bao gồm các điều khoản liên quan đến các sản phẩm liên quan lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ, và các nhóm dân tộc thiểu số khác ở Trung Quốc ngoài Tân Cương.

Ông Nathan Picarsic, một người sáng lập khác của Horizon Advisory, đã hoan nghênh đạo luật và nói rằng bất kỳ tác động hữu hình nào sẽ phụ thuộc vào mức độ mà các cơ quan được giao nhiệm vụ thực thi tuân theo “quy định và tinh thần” của dự luật này.

Ông Picarsic nói: “Chính quyền đã hứa sẽ mở ra một kỷ nguyên mới về sức mạnh công nghiệp của Hoa Kỳ, để “xây dựng trở lại tốt hơn". “Đây là cơ hội để phản ánh các giá trị và chuẩn mực của chúng ta, đặc biệt là tôn trọng quyền con người”.

Mộc Trà



BÀI CHỌN LỌC

Dự luật cấm nhập khẩu tất cả các sản phẩm Tân Cương được trình tại Hạ viện Hoa Kỳ