Đoạn phim ghi cảnh những con dơi trong lồng tại Viện Virus học Vũ Hán dẫn đến những chỉ trích gay gắt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đoạn phim chính thức được nhà nước Trung Quốc phê duyệt từ 4 năm trước cho thấy hình ảnh những con dơi đang được nuôi tại Viện Virus học Vũ Hán (WIV) đã tiếp tục thúc đẩy sự lên án đối với những nghiên cứu được thực hiện tại cơ sở bí mật này.

Một video quảng cáo năm 2017 được đăng trên trang web của Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS), một viện nghiên cứu nhà nước hàng đầu của Trung Quốc quản lý WIV, cho thấy những con dơi còn sống được nhốt trong lồng bên trong phòng thí nghiệm. Trong đó, một nhà nghiên cứu đeo găng tay phẫu thuật màu xanh lam đang cầm một con dơi và cho nó ăn một con giun.

Video này được thực hiện sau khi viện nghiên cứu WIV có được chứng nhận P4 đầu tiên cấp quốc gia của Trung Quốc — phân loại an ninh sinh học cao nhất — vào mùa xuân năm 2017. Cảnh quay cũng cho thấy những con dơi ở trong lồng bên trong phòng thí nghiệm. Theo lời thuyết minh, các nhà nghiên cứu của WIV đã thu thập hơn 15.000 mẫu dơi từ nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc và Châu Phi.

Một nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán ở Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc cho một con dơi ăn một con giun trong một video năm 2017. (Ảnh chụp màn hình)
Một nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán ở Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc cho một con dơi ăn một con giun trong một video năm 2017. (Ảnh chụp màn hình)

Trong khi một số phương tiện truyền thông Hoa ngữ ở nước ngoài đã trích dẫn đoạn video vào năm ngoái trong các tin bài nêu mối quan ngại về phòng thí nghiệm, thông tin này càng thu hút nhiều sự chú ý trong thời gian gần đây, vì khả năng xác thực của giả thuyết virus Corona Vũ Hán có thể thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc đã tăng lên.

WIV đã nộp ít nhất 2 bằng sáng chế liên quan đến việc nhân giống dơi. Bản đầu tiên được nộp vào tháng 6/2018 và được cấp khoảng nửa năm sau đó, mô tả một lồng nuôi dơi có cửa trước bằng kính, móc treo, cửa cho ăn và ống uống nước, được thiết kế để cho phép dơi '“phát triển khỏe mạnh và sinh sản trong [các] điều kiện nhân tạo".

Dơi nhốt trong lồng tại Viện Virus học Vũ Hán ở Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc trong một video năm 2017. (Ảnh chụp màn hình)
Dơi nhốt trong lồng tại Viện Virus học Vũ Hán ở Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc trong một video năm 2017. (Ảnh chụp màn hình)

Bằng sáng chế thứ 2 được nộp vào tháng 10 năm ngoái, hướng dẫn các nhà nghiên cứu cách nuôi dơi hoang dã để cải thiện khả năng sinh sản và tỷ lệ sống sót của chúng.

Mô tả về WIV trên một trang web liên kết với CAS cho biết, viện này có 3 “cơ sở hàng rào” bao quanh các động vật thí nghiệm — tổng diện tích gần 13.100 feet vuông (khoảng 1217m vuông) — trong đó có 12 lồng dơi.

Bằng chứng về những con dơi sống được đưa ra tại WIV mâu thuẫn với tuyên bố của nhà động vật học Hoa Kỳ Peter Daszak, một trong những chuyên gia thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đến thành phố Vũ Hán để nghiên cứu nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán vào đầu năm nay.

Trong một bài đăng trên Twitter vào tháng 12 năm ngoái mà ông đã xóa sau đó, chuyên gia Daszak đã đưa ra vấn đề với một bài báo từ The Independent nói rằng, “các mẫu từ những con dơi đã được gửi đến phòng thí nghiệm Vũ Hán để phân tích gen của các loại virus được thu thập tại hiện trường".

Peter Daszak, một thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới WHO đang điều tra nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán - COVID-19, phát biểu với giới truyền thông vào ngày 3/2/2021, sau khi đến Viện Virus học Vũ Hán, nằm ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. (Hector Retamal / AFP qua Getty Images)
Peter Daszak, một thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới WHO đang điều tra nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán - COVID-19, phát biểu với giới truyền thông vào ngày 3/2/2021, sau khi đến Viện Virus học Vũ Hán, nằm ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. (Hector Retamal / AFP qua Getty Images)

“Có lỗi quan trọng trong bài viết này. Không có LOÀI DƠI nào được ‘gửi đến phòng thí nghiệm Vũ Hán để phân tích gen của các loại virus được thu thập tại hiện trường’", ông viết.

Chuyên gia WHO nêu rõ: “Đó không phải là cách khoa học này hoạt động. Chúng tôi thu thập các mẫu dơi, gửi đến phòng thí nghiệm. Chúng tôi THẢ dơi ở nơi chúng tôi bắt được chúng!”.

Ông Daszak còn nói thêm rằng, bài báo đã “mô tả về công việc mà [ông] là trưởng nhóm và các phòng thí nghiệm [ông] đã cộng tác [cùng] trong 15 năm”.

Ông tuyên bố: “Họ KHÔNG có dơi sống hoặc chết trong đó. Không có bằng chứng ở bất cứ đâu cho thấy điều này đã xảy ra. Đó là một lỗi mà tôi hy vọng sẽ được sửa chữa".

Tổ chức EcoHealth Alliance của ông Daszak là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại New York, chuyên thực hiện nghiên cứu toàn cầu liên quan đến sức khỏe. Tổ chức này đã giúp cho WIV thu được hơn 800.000 USD từ tiền tài trợ của liên bang Hoa Kỳ để nghiên cứu virus corona ở loài dơi, theo các tài liệu nội bộ mới được công bố.

Ngày 1/6, một tuần sau khi thông tin tình báo bị rò rỉ nhấn mạnh rằng 3 nhà nghiên cứu của WIV đã phải nhập viện một tháng trước khi Trung Quốc báo cáo về “bệnh nhân 0” của COVID-19, ông Daszak thừa nhận, câu hỏi về việc liệu WIV có dơi hay không đã không được nêu ra trong cuộc điều tra của WHO.

Trái ngược với tuyên bố trước đó của mình trên Twitter, lần này ông cho biết: “Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu, giống như nhiều phòng thí nghiệm virus học khác, họ đang cố gắng thiết lập một đàn dơi".

Khoảng nghỉ an toàn

Một con dơi treo trên mũ của một nhà nghiên cứu từ Viện Virus học Vũ Hán trong một video năm 2017. (Ảnh chụp màn hình)
Một con dơi treo trên mũ của một nhà nghiên cứu từ Viện Virus học Vũ Hán trong một video năm 2017. (Ảnh chụp màn hình)

Một cảnh trong cùng đoạn video cho thấy một con dơi đang treo lủng lẳng trên mũ của một nhà nghiên cứu, người chỉ đeo một cặp kính và đeo khẩu trang phẫu thuật thông thường trong khi thu thập mẫu dơi trong tự nhiên, đã đặt ra thêm câu hỏi về các biện pháp an toàn tại phòng thí nghiệm.

Ảnh chụp màn hình từ một đoạn tin năm 2017 trên đài truyền hình nhà nước CCTV cũng cho thấy, cánh tay của một nhà nghiên cứu WIV bị phồng rộp do bị dơi cắn trong quá trình nghiên cứu về virus SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng).

Nhà nghiên cứu Cui Jie của WIV nói với CCTV rằng, dơi “có thể cắn tay bạn qua găng tay". Anh ấy mô tả cảm giác tương tự như “bị kim đâm vào”. Trong cảnh quay khác, được ghi nhận vào ngày 28/12 mà không ghi năm, một nhà nghiên cứu khác của WIV đang cầm một con dơi ở ngoài trời với cả hai cánh tay để trần.

Một nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán cho thấy những vết phồng rộp sau khi bị dơi cắn. (Ảnh chụp màn hình qua CCTV)
Một nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán cho thấy những vết phồng rộp sau khi bị dơi cắn. (Ảnh chụp màn hình qua CCTV)

Vào năm 2018, các quan chức Hoa Kỳ đến thăm cơ sở nghiên cứu đã gửi lại điện tín cho chính quyền Washington để cảnh báo về các tiêu chuẩn an toàn yếu kém tại phòng thí nghiệm này.

Hai quan chức Đại sứ quán Hoa Kỳ cho biết, phòng thí nghiệm đang thiếu "nghiêm trọng các kỹ thuật viên được đào tạo thích hợp và các điều tra viên cần thiết để vận hành phòng thí nghiệm bí mật này một cách an toàn", theo nguồn tin từ tờ Washington Post.

Vấn đề về tính minh bạch

Phòng thí nghiệm Vũ Hán bắt đầu như một dự án hợp tác giữa Trung Quốc và Pháp vào năm 2004 để nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm mới nổi sau đợt bùng phát SARS, lây lan từ Trung Quốc sang hơn hai chục quốc gia.

Việc xây dựng phòng thí nghiệm P4 được hoàn tất vào năm 2015. Năm 2017, cựu Thủ tướng Pháp Bernard Cazeneuve đã chòn phòng thí nghiệm WIV tại Vũ Hán là điểm dừng chân đầu tiên của mình, và tham dự lễ cắt băng khánh thành. Kế hoạch vào thời điểm đó là, sẽ có 50 nhà nghiên cứu Pháp đến phòng thí nghiệm trong vòng 5 năm tiếp theo, nhưng điều đó đã không bao giờ xảy ra.

Các nhà khoa học Pháp nhanh chóng bị gạt sang một bên. Ủy ban Pháp-Trung về các bệnh truyền nhiễm mới nổi, một nhóm được thành lập để hợp tác giữa 2 bên, đã ngừng tổ chức các cuộc họp vào năm 2016, theo France Bleu, một chi nhánh của nhóm phát thanh công cộng quốc gia Đài phát thanh Pháp.

Video về phòng thí nghiệm Vũ Hán năm 2017 đề cập ngắn gọn đến sự hợp tác Trung - Pháp, nhấn mạnh rằng 2 bên đã có “hơn một thập kỷ xung đột căng thẳng do sự khác biệt về nguồn gốc văn hóa và hệ tư tưởng”. Đoạn video lưu ý, phòng thí nghiệm P4 WIV “chắc chắn sẽ đóng góp vào sức khỏe thể chất của công chúng và hòa bình thế giới”, và đóng vai trò là “trung tâm chia sẻ công nghệ đẳng cấp thế giới quy mô lớn”.

Dữ liệu thô của WIV vẫn chưa được cung cấp cho WHO và các chuyên gia quốc tế khác. Vào tháng 9/2019, cơ sở này đã dời cơ sở dữ liệu chính về các mẫu và chuỗi virus khỏi nền tảng trực tuyến. Ngân hàng dữ liệu này có thể coi là lớn nhất châu Á tính đến năm 2018, theo một bản tin trên trang web của WIV.

Nhà virus học Trung Quốc, Tiến sĩ Thạch Chính Lệ (Zhengli Shi) được nhìn thấy bên trong Phòng thí nghiệm P4, Viện Virus học Vũ Hán, ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, vào ngày 23/2/2017. (Julian Eisele / AFP qua Getty Images)
Nhà virus học Trung Quốc, Tiến sĩ Thạch Chính Lệ (Zhengli Shi) được nhìn thấy bên trong Phòng thí nghiệm P4, Viện Virus học Vũ Hán, ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, vào ngày 23/2/2017. (Julian Eisele / AFP qua Getty Images)

Shi Zhengli, giám đốc trung tâm nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm mới nổi của WIV, hiện đang là trung tâm của cuộc tranh cãi về virus Corona Vũ Hán. Bà khẳng định rằng, viện WIV đã mở cửa cho các cuộc điều tra từ bên ngoài. Gần đây, phát biểu với The New York Times, bà gọi những cáo buộc phòng thí nghiệm giữ lại dữ liệu là "suy đoán hoàn toàn bắt nguồn từ sự ngờ vực".

Tờ thông tin vào tháng Giêng từ Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời chính quyền ông Trump cho biết, các nhà nghiên cứu của WIV đã bắt đầu tiến hành các thí nghiệm liên quan đến RaTG13 từ đầu năm 2016, được xác định là có điểm giống di truyền gần nhất với virus Corona Vũ Hán gây ra đại dịch COVID-19.

Bên cạnh việc tham gia vào nghiên cứu “'tăng cường chức năng' để tạo ra các virus chimeric”, WIV đã thay mặt quân đội Trung Quốc thực hiện các thí nghiệm trên động vật trong phòng thí nghiệm ít nhất là từ năm 2017. Nghiên cứu tăng cường chức năng, còn gọi là nghiên cứu về mầm bệnh và cách lây truyền, liên quan đến việc tạo ra các chủng virus nhân tạo, bằng cách thêm các khả năng mới hoặc nâng cao nhằm mục đích nghiên cứu những mầm bệnh mới có thể xuất hiện và cách bảo vệ chống lại chúng.

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Đoạn phim ghi cảnh những con dơi trong lồng tại Viện Virus học Vũ Hán dẫn đến những chỉ trích gay gắt