Đó không phải là sự kiểm duyệt của Big Tech, đó là một nỗ lực phối hợp có tổ chức

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đã đến lúc chúng ta phải củng cố gia đình và gắn kết cộng đồng

Bình luận

Big Tech, mạng xã hội và báo chí đã sử dụng hành động bạo lực trên Đồi Capitol ngày 6/1 làm cớ để thanh trừng khỏi nền tảng của họ những nhân vật theo chủ nghĩa bảo thủ và các quan chức Đảng Cộng hòa, đặc biệt là Tổng thống Donald Trump. Amazon, Apple và Google đã âm mưu hủy bỏ mạng Parler, được coi là một mạng xã hội thân thiện, bảo vệ tự do ngôn luận thay thế Twitter.

Những người chỉ trích các hành động gây ảnh hưởng sâu rộng này đã lập luận rằng, việc kiểm duyệt không những vi phạm các quyền tự do ngôn luận theo Tu chính án thứ nhất, mà còn vi phạm vấn đề tinh thần pháp luật đối với luật bảo vệ các nhà cung cấp dịch vụ internet khỏi trách nhiệm pháp lý.

Nhưng đây không phải là kiểm duyệt. Đúng hơn, đây là một phần của âm mưu xuất phát từ hàng loạt xung đột. Lãnh đạo của các nền tảng chính trị, doanh nghiệp và văn hóa vốn đang chi phối người dân Hoa Kỳ đã khóa tài khoản liên lạc của những nhân vật có ý kiến khác biệt và khẳng khái chống lại phe của họ [Đảng Dân chủ].

Các động thái này đã phơi bày toàn bộ cơ cấu của chế độ tài phiệt Mỹ — Big Tech là một cơ chế tài trợ và là cánh tay phải của Đảng Dân chủ, với phương tiện truyền thông xã hội và báo chí uy tín đóng vai trò là nền tảng của chiến tranh ngôn luận để phổ biến, tuyên truyền và ngăn chặn thông tin gây hại cho chế độ (Đảng Dân chủ). Ví dụ: nhà xuất bản Simon và Schuster đã hủy bỏ cuốn sách của Thượng nghị sĩ Josh Hawley có tiêu đề mang tính thời sự là “Sự chuyên chế của Big Tech”, tuyên bố rằng ông Hawley đã đóng vai trò nguy hiểm trong các sự kiện ở Điện Capitol.

Ngày 6/1 thực sự là một thảm kịch, nhưng không phải vì những lý do mà chế độ công khai trên truyền thông. Đứng trên quan điểm của họ, điều nguy hiểm hơn nhiều là khi Thượng nghị sĩ Hawley đặt ra những câu hỏi về tính trung thực của cuộc bầu cử năm 2020 tại phiên họp Quốc hội, cũng chính là câu hỏi về tính hợp pháp của chế độ.

Trên thực tế, việc khóa liên lạc đã bắt đầu từ rất lâu trước cuộc bầu cử. Nổi tiếng nhất là mạng xã hội đã chặn các cáo buộc về tham nhũng của gia đình ứng cử viên Biden và mối quan hệ tài chính của họ với các lực lượng thân tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Xem xét mối quan hệ của Big Tech với ĐCSTQ thì thấy rằng, khó có thể làm dịu những quan ngại về một thế lực nước ngoài đứng đằng sau các quyết định của lãnh đạo các công ty công nghệ nhằm bịt ​​miệng Tổng thống Trump - một nhà phê bình thẳng thắn nhất và vẫn là quyền lực nhất đối với Bắc Kinh. Bất luận thế nào, thì sự thối nát của chế độ Hoa Kỳ đã được phơi bày và đó là lý do tại sao sau sự kiện ngày 6/1, lực lượng tiên phong của nó [Big Tech] đã có những động thái tức thì như vậy.

Họ đã phải khiếp sợ.

Rõ ràng, không phải là một mình Tổng thống Trump, mà có hàng trăm nghìn người Mỹ, mang theo cả gia đình, theo tiếng gọi của lòng kính ngưỡng và ủng hộ đối với Tổng thống, đã đến Washington ngày 6/1 để đi diễu hành trong giá lạnh. Nhưng đối với chế độ, họ phải đặt Tổng thống Trump ở chính giữa bức tranh, không chỉ để cô lập và hạ thấp vị lãnh đạo của phe đối lập, mà quan trọng hơn là để che mờ những lăng kính nguy hiểm cho sự tồn vong của chế độ.

Báo chí và các trang mạng xã hội đã xuyên tạc các tuyên bố vào ngày 6/1 của Tổng thống Trump để chèo chống cho câu chuyện về một người đàn ông mạnh mẽ, tham quyền cố vị đã chỉ đạo những người ủng hộ mình gây bạo lực tại một cơ quan của nền dân chủ thiêng liêng.

“Tôi biết rằng tất cả mọi người ở đây sẽ chuẩn bị diễu hành tới tòa nhà Quốc hội trong tâm thái an hoà và thể hiện lòng yêu nước để tiếng nói của các bạn được lắng nghe”, Tổng thống Trump nói trong bài phát biểu của mình, một câu nói không ở đâu, không trong báo cáo nào khẳng định rằng ông đã kích động một cuộc nổi dậy. Sau khi những người ủng hộ ông đi vào Điện Capitol, có một số người xông vào tòa nhà, một số người khác đi vào lối cửa mở, mạng xã hội [Twitter] đã chặn video của ông kêu gọi những người biểu tình hãy trở về nhà trong hòa bình.

Mạng xã hội khóa tài khoản của Tổng thống, truyền thông đưa tin xuyên tạc về ngày 6/1, và đó là một sự kiện có thể nhận biết ngay lập tức vốn đã được tái hiện trong suốt quá trình lịch sử — quần chúng thất vọng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đổ về thủ đô để diễu hành trước một quốc hội đã hủ bại. Qua lăng kính đó, ngày 6/1 là một phiên bản của cuộc biểu tình mang tính chất gia đình chống lại các nghị sĩ đã bị biến chất, nằm trong số những cuộc biểu tình diễn ra gần đây như Burkina Faso năm 2014, Hong Kong năm 2019 và Lebanon năm 2020.

Ngày 6/1 còn đáng sợ hơn gần bốn năm qua, bắt đầu với chiến dịch điều tra "Russiagate" của cơ quan tình báo và các tổ chức báo chí uy tín chống lại Tổng thống Trump. Phe Dân chủ đã dồn dập và liên tục tấn công phe Cộng hòa: cuộc điều tra đặc biệt gian lận của cố vấn có nhiệm vụ lật đổ Tổng thống Trump; bản luận tội của Tổng thống [vô tội] được thiết kế để che đậy cho những cáo buộc về việc gia đình Biden tham nhũng ở một nước khác; sử dụng hình thức phong tỏa [coronavirus] làm vũ khí phá hủy các doanh nghiệp nhỏ trong khi làm giàu cho những gã khổng lồ công nghệ như Amazon; cuộc bạo loạn George Floyd; và đỉnh điểm cuối cùng là cuộc bầu cử được dàn xếp của một ứng cử viên liên tục cho công chúng thấy rằng ông ta không còn đủ năng lực về mặt nhận thức.

Ngày 6/1 là ngày mà người Mỹ cuối cùng đã tuyên bố, chế độ đầu sỏ là một trò hề của thế giới thứ ba. Bị người biểu tình phơi bày rằng chế độ thiếu tính hợp pháp, chế độ đã có hành động để biến Tổng thống Trump, cuộc diễu hành và những người biểu tình trở thành không hợp pháp. Chế độ cáo buộc rằng, đó là một “cuộc nổi dậy” và ngay cả những người không tham gia bạo lực cũng là “những kẻ khủng bố trong nước”.

Việc trục xuất Trump cùng những nhân vật khác khỏi Twitter, chẳng hạn như tướng Michael Flynn đã nghỉ hưu và việc hủy bỏ mạng Parler, đã làm hài lòng đội tiên phong của chế độ vì nó nhắm mục tiêu đến những người đối lập với họ, giới tinh hoa, giám đốc điều hành mạng xã hội, nhà báo, v.v. Không rõ những người ủng hộ Tổng thống Trump khác đánh giá như thế nào về động thái này, vì chỉ một phần nhỏ trong số 75 triệu cử tri của ông sử dụng Twitter. Cuối cùng, chế độ sẽ triển khai các công cụ khác để thổi bùng ngọn lửa, xác định lại tất cả các đối thủ đối với chương trình nghị sự của mình là "những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng" và chỉ thị cơ quan thực thi pháp luật, cũng như giới chủ lưu, ngân hàng, dịch vụ vận tải, v.v. chống lại họ.

Trong khi đó, việc đầu tiên cần làm trong chương trình kinh doanh là phải khôi phục liên lạc cho toàn bộ phe đối lập. Các nền tảng truyền thông xã hội khác có khả năng xuất hiện nhưng rồi cũng sẽ thấy mình bị cuốn vào xung đột mà họ có khả năng thua những gã khổng lồ công nghệ. Tuy nhiên, có những lựa chọn: một hình thức liên lạc an toàn sự cố là phương tiện truyền thông sơ khai của chúng ta — nơi giáo đường.

Tất cả các nhà thờ, giáo đường Do Thái và nhà thờ Hồi giáo ngay lập tức phải được mở cửa trở lại. Đây là nơi người Mỹ có thể gắn kết, cũng như có thể chia sẻ thông tin, kiến ​​thức, chuyện phiếm, chuyện cười, công thức nấu ăn, v.v. Đây là thời điểm để chúng ta củng cố gia đình và gắn kết cộng đồng, tạo nền tảng cho đức tin, cho sự chia sẻ cảm thông, sự yêu thương, và củng cố tinh thần.

Khi chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang áp dụng biện pháp cô lập người Mỹ bằng cách đóng cửa giáo đường và biện minh cho biện pháp ngăn ngừa coronavirus, hàng trăm, hàng ngàn người chúng ta cần phải khởi kiện họ tại tòa án, buộc chế độ phải hành động để giải quyết vấn đề bất hợp pháp từ căn bản và thú nhận rằng họ không có khả năng điều hành một đất nước cộng hòa lập hiến.

Tác giả: Lee Smith, cũng là tác giả cuốn sách xuất bản gần đây “Cuộc đảo chính không ngừng nghỉ: Kẻ thù trong và ngoài nước nhắm mục tiêu vào Tổng thống Mỹ như thế nào”.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Nguyên Hương biên dịch theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Đó không phải là sự kiểm duyệt của Big Tech, đó là một nỗ lực phối hợp có tổ chức