CNN: Để giúp chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc, Mỹ phải bắt đầu dạy rằng Chúa Giê-su không phải là người da trắng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người dẫn chương trình CNN, Don Lemon cho biết hôm thứ Hai (15/3) trong chương trình “Quan điểm”(The View) của ABC, rằng để bắt đầu quá trình giải quyết nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ, đã đến lúc phải “nêu nhận diện thực sự của Chúa Giê-su” mà ông ta nói là “một người da đen hoặc da nâu”.

Ông Lemon nói, “Mọi người thường xuyên hỏi tôi, đặc biệt là những bà mẹ trẻ, những bà mẹ trẻ người da trắng, họ nói tôi có thể làm gì? Làm thế nào để xua đi nỗi ám ảnh này sau sự cố George Floyd? Tôi không có ngôn từ để dạy con mình. Tôi có thể làm gì? Tôi đã nghĩ về điều này và đưa ra một số lời khuyên. Đó là những gì cuốn sách của tôi đề cập đến. Đó là một trong những lý do khiến tôi viết cuốn sách. Chúng ta phải bắt đầu, như tôi đã nói trước đó trong chương trình, chúng ta phải dạy lịch sử thực sự của đất nước Hoa Kỳ, lịch sử mà người Mỹ gốc Phi đã mang đến đất nước Hoa Kỳ”.

“Chúng ta phải bắt đầu với thực tế về Chúa và Kinh thánh”, ông Lemon tiếp tục. “Nếu bạn là một người có đức tin ở đất nước này, và nếu bạn biết nước Mỹ được xây dựng dựa trên đức tin và tự do tôn giáo, thì một cách tốt để bắt đầu là nói sự thật về nhận diện của Chúa Giê-su. Ông là một người da đen hoặc da nâu, chứ không phải một người trông giống như một hippy da trắng đến từ Thụy Điển hoặc Na Uy. Chúng ta nên bắt đầu với điều này và nói về điều này trong gia đình của bạn, Chúa Giê-su là người da đen hoặc Chúa Giê-su là người da nâu. Chúa Giê-su trông giống một người Hồi giáo hoặc một người da đen hơn là một người thợ mộc tóc vàng”.

Ông Lemon nói thêm, “Khi con bạn hỏi bạn đó là ai, hãy nói rằng đó là Chúa Giê-su. Chúa Giê-su trông không phải như mô tả trong các bức ảnh tại nhà thờ, tại nhà của chúng ta, và trên các phương tiện truyền thông. Chúng ta hãy bắt đầu từ đây, một khởi điểm rất tốt mà con bạn sẽ đặt câu hỏi để bạn bắt đầu và tiếp tục. Bước tiếp theo, chúng ta có thể đi đến sự thật đúng đắn về nước Mỹ và sau đó sẽ tìm ra cách khắc phục vấn đề kỳ thị chủng tộc trong nước. Đó là một lời nguyền cần phải phá bỏ”.

Sau cái chết của George Floyd ngày 25/5/2020, các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp nước Mỹ; từ tâm thái ôn hoà ban đầu, rồi leo thang thành các cuộc bạo động do kẻ xấu lợi dụng, giật dây. Cái chết của một người da đen không chỉ là câu chuyện riêng của gia đình họ, mà trở thành câu chuyện của nước Mỹ, và sau đó nâng tầm thành câu chuyện của cả thế giới.

Một cái chết của một cá nhân và sự sai lầm của một viên cảnh sát giờ bị đẩy lên thành chuyện của người da đen, da trắng và cảnh sát Mỹ. Theo một phép logic thông thường, chẳng ai nghĩ “con kiến” lại hoá “con voi” nhanh đến như vậy. Rõ ràng, nếu dùng tiêu chuẩn này để đánh giá vấn đề phân biệt chủng tộc, thì có lẽ nạn nhân của việc phân biệt chủng tộc lần này không phải là người da đen, mà lại chính là người da trắng. Không pháp luật, không lý lẽ, không trật tự, bỗng dưng nhiều người da đen tự cho mình đặc quyền chỉ trích và giẫm đạp lên lòng tự trọng của những người da trắng. Có lẽ chính người da trắng đang hứng chịu sự kỳ thị, định kiến và đối xử bất công từ sau cái chết của một người da đen từng có tiền án tiền sự, một kẻ nghiện ma túy và không đại diện cho người Mỹ gốc Phi, cũng không đại diện cho nhóm người da màu trên toàn thế giới.

Trong khi, ai là người giải phóng nô lệ da đen trong cuộc nội chiến?

Ai là người bầu ông Obama làm tổng thống Mỹ da màu đầu tiên trong lịch sử?

Ai là người phát hiện ra châu Mỹ và đóng góp xây dựng và phát triển nước Mỹ để sau này người da đen có thể sống tự do trên một mảnh đất hoà bình?

Tất nhiên, không tránh khỏi việc một số ít người da trắng có sự kỳ thị người da màu, nhưng nhìn chung, đất Mỹ không có chuyện cho phép kỳ thị da màu vì Luật pháp bảo vệ họ và lại càng không có Chính sách phân biệt đối xử với người da đen.

Nguyên Hương



BÀI CHỌN LỌC

 CNN: Để giúp chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc, Mỹ phải bắt đầu dạy rằng Chúa Giê-su không phải là người da trắng