ĐCS Trung Quốc muốn phát triển căn cứ quân sự trên đảo Thái Bình Dương

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ở trung tâm của Thái Bình Dương, có một hòn đảo nhỏ với diện tích 3,6 dặm vuông (9.3km2) tên là Canton (Kanton), nơi có một đường băng đổ nát từng là trung tâm vận chuyển và tiếp tế quan trọng của Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ II. Sau hơn 40 năm bị bỏ hoang, hòn đảo này đã trở thành mục tiêu bành trướng của ĐCSTQ.

Đảo Canton được tạo thành từ các đảo san hô và thuộc quốc gia Cộng hòa Kiribati. Trong Chiến tranh Thế giới thứ II, Sân bay Canton đóng vai trò là căn cứ không quân của Quân đội Hoa Kỳ và các máy bay ném bom của Hoa Kỳ đã sử dụng đường băng của nó như một phần của tuyến đường "phà hàng không" từ Hawaii đến Nam Thái Bình Dương.

Kiribati là một quốc đảo trải dài 32 đảo san hô ở Thái Bình Dương với diện tích rộng hơn
1.4 triệu dặm vuông (3.6 triệu km2).

Vào tháng Năm, nghị viện Kiribati tiết lộ rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tìm hiểu kế hoạch khôi phục đường băng và cây cầu vô chủ trên Đảo Canton và khôi phục căn cứ quân sự còn sót lại của Hoa Kỳ.

Mặc dù chính quyền Kiribati tuyên bố rằng, chương trình nâng cấp căn cứ này thuộc mục đích dân sự nhằm thúc đẩy giao thông và du lịch trên đảo, các phần cứng của cơ sở cũng sẽ đáp ứng nhu cầu quân sự, khiến chương trình này gây ra nhiều tranh cãi.

Đường băng trên Đảo Canton dài khoảng 6.200 feet (khoảng 1.89km), và nếu được sửa chữa và nâng cấp, tổng chiều dài của đường băng có thể vượt quá 7.800 feet (khoảng 2,38km). Quân đội Mỹ tin rằng, một khi đường băng hiện tại được nâng cấp, nó sẽ có khả năng đáp ứng các yêu cầu của máy bay chiến đấu, thậm chí là máy bay vận tải cỡ lớn, máy bay tuần tra hàng hải và máy bay ném bom. Đó là lý do tại sao kế hoạch mở rộng sân bay Canton của ĐCSTQ đã thu hút sự rất nhiều sự chú ý.

Các binh sĩ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đứng trên boong tàu vận tải đầy tham vọng Yimen Shan của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vào ngày 23/4/2019. (Mark Schiefelbein / AFP qua Getty Images)
Các binh sĩ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đứng trên boong tàu vận tải đầy tham vọng Yimen Shan của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vào ngày 23/4/2019. (Mark Schiefelbein / AFP qua Getty Images)

ĐCSTQ - Thách thức ‘Số một’ của Mỹ

Chỉ thị Quốc phòng của Hoa Kỳ về Nhiệm vụ Trung Quốc, được thành lập vào tháng Hai, đã mô tả Bắc Kinh là “thách thức số một về tốc độ”, đối với tốc độ chiến lược của Washington. Trong bản đề xuất ngân sách năm 2022, Lầu Năm Góc cũng kết luận rằng, “Trung Quốc đặt ra thách thức dài hạn lớn nhất đối với Hoa Kỳ".

Vị trí nhạy cảm của Đảo Canton nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của nó trong cuộc đấu tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để thống trị Thái Bình Dương.

Nếu quân đội ĐCSTQ xâm lược quốc đảo Kiribati và phát triển đảo Canton thành một căn cứ quân sự, thì hòn đảo nhỏ này có thể trở thành một mũi gai sắc nhọn kế bên Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, khi mà hòn đảo này chỉ cách Hawaii chưa đầy 2.000 dặm (khoảng 3.218,7km) về phía tây nam, và cách Bờ Tây nước Mỹ 4.300 dặm (khoảng 6.920,18km). ĐCSTQ cũng có thể khai thác vị trí địa lý để khảo sát quân đội Hoa Kỳ. Hòn đảo nhỏ bé cũng có thể là mối đe dọa trực tiếp đối với các lực lượng của Mỹ và đồng minh ở Guam.

Nếu quốc đảo này phát triển thành nơi hiện diện quân sự của ĐCSTQ ở trung tâm Thái Bình Dương, một cơ sở như vậy sẽ gần như không có cơ hội sống sót trong một cuộc chiến tranh nóng. Lợi ích kinh tế đối với Kiribati sẽ chẳng là gì so với những nguy hiểm mà nó có thể gây ra.

Tổng thống Kiribati là ông Taneti Maamau phát biểu tại Kỳ họp thứ 74 của Đại hội đồng tại trụ sở Liên hợp quốc ngày 25/9/2019 ở New York. (JOHANNES EISELE / AFP qua Getty Images)
Tổng thống Kiribati là ông Taneti Maamau phát biểu tại Kỳ họp thứ 74 của Đại hội đồng tại trụ sở Liên hợp quốc ngày 25/9/2019 ở New York. (JOHANNES EISELE / AFP qua Getty Images)

Theo SCMP đưa tin, lãnh đạo đảng đối lập chính của Kiribati là ông Tessie Lambourne nêu rõ: "Đó là một dự án dân sự nhưng chúng tôi lo lắng về ý định chính của Trung Quốc". Lo lắng về việc Bắc Kinh có mục đích quân sự, bà đặt câu hỏi tại sao chính phủ Kiribati không nói rõ ĐCSTQ sẽ tài trợ cho dự án như thế nào: “Chúng tôi biết rằng ý định của Trung Quốc không hoàn toàn là giúp các nước đang phát triển như chúng tôi, mà là giúp chúng tôi theo cách mà cuối cùng sẽ trợ giúp cho lợi ích của họ”.

Chi tiết về kế hoạch cải tạo và mở rộng sân bay xa xôi và cũ nát này của Bắc Kinh chưa được công khai cho công chúng và đảng đối lập của Kiribati biết. Dưới chiêu bài phát triển kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu, dự án có thể cung cấp cho chế độ Bắc Kinh một tàu sân bay bất động tương đương với khả năng hỗ trợ triển khai máy bay chiến đấu và đầy đủ các hoạt động quân sự, bao gồm cả hoạt động giám sát và tác chiến tiềm năng.

Tham vọng toàn cầu của ĐCSTQ

Đầu năm 2017, ĐCSTQ mua lại căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên ở Djibouti. Để nhận được sự ủng hộ của chính phủ sở tại, ĐCSTQ đã mua chuộc giới tinh hoa địa phương thông qua một danh mục đầu tư chiến lược và ngoại giao.

Tham vọng mở rộng toàn cầu của ĐCSTQ cũng đã thể hiện ở các nước thuộc khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ví dụ: bắt đầu từ năm 2020, chính phủ Hoa Kỳ đã nhận thức được lợi ích của ĐCSTQ trong việc thiết lập một tiền đồn quân sự tại Căn cứ Hải quân Ream của Campuchia ở Vịnh Thái Lan.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy, việc xây dựng tại Căn cứ Hải quân Ream đang tiến triển nhanh chóng. Tuy nhiên, vào tháng Sáu, khi Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Ruth Sherman đến thăm Phnom Penh, một số cơ sở xây dựng do Hoa Kỳ tài trợ đã bị phá bỏ. Kể từ đó, các tùy viên quân sự của Hoa Kỳ tại Campuchia đã bị từ chối tiếp cận một số khu vực của Căn cứ Hải quân Ream trong thời gian chính phủ Campuchia quan sát căn cứ này. Sự thiếu minh bạch của phía Campuchia đã làm dấy lên nghi ngờ rằng, ĐCSTQ đang tham gia vào việc nâng cấp căn cứ Ream, có thể tạo điều kiện cho Bắc Kinh phóng chiếu sức mạnh của mình ra Ấn Độ Dương.

Cùng với Campuchia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (United Arab Emirate - UAE) cũng là nơi chế độc Trung Quốc tìm cách thiết lập căn cứ quân sự. Trở lại năm 2018, UAE và ĐCSTQ đã ký một thỏa thuận trị giá 300 triệu USD để nâng cấp nhà ga hàng hóa của COSCO Shipping tại cảng Khalifa của Abu Dhabi. Nhà ga hàng hóa gần căn cứ không quân Al-Dhafra, nơi đóng quân của 3.500 quân nhân Hoa Kỳ; và cảng Jebel Ali ở Dubai, nơi phần lớn các chuyến thăm của tàu Hải quân Hoa Kỳ xảy ra bên ngoài Hoa Kỳ.

Vào ngày 6/1, một chiếc máy bay KJ-500, hai chiếc J-16 và một máy bay trinh sát kỹ thuật Y-8 của ĐCSTQ lại tiếp tục xâm phạm vùng ADIZ của Đài Loan. Hình ảnh máy bay J-16. (Ảnh từ Bộ Quốc phòng Đài Loan)
Vào ngày 6/1, một chiếc máy bay KJ-500, hai chiếc J-16 và một máy bay trinh sát kỹ thuật Y-8 của ĐCSTQ lại tiếp tục xâm phạm vùng ADIZ của Đài Loan. Hình ảnh máy bay J-16. (Ảnh từ Bộ Quốc phòng Đài Loan)

Việc thành lập một căn cứ ở UAE sẽ mở rộng đáng kể sự hiện diện của các lực lượng của ĐCSTQ trong và xung quanh các điểm nóng hàng hải, bao gồm cả eo biển Hormuz và lối vào phía nam của Biển Đỏ. Căn cứ của UAE cũng có thể trở thành một phần của chuỗi các căn cứ quân sự tiềm năng khác của ĐCSTQ ở Ấn Độ Dương, bao gồm Pakistan và Myanmar.

Vào tháng Năm, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã theo dõi 2 máy bay của ĐCSTQ bốc dỡ hàng hóa không xác định ở UAE, theo WSJ đưa tin. Một số quan chức Hoa Kỳ tin rằng ĐCSTQ có ý định thiết lập một căn cứ hải quân ở UAE. Ngoài ra, các báo cáo tình báo cho thấy, Bắc Kinh đã thảo luận về việc điều động hàng trăm quân nhân đến UAE. Một báo cáo của Lầu Năm Góc năm 2020 (pdf) về việc mở rộng quân sự của Trung Quốc nhấn mạnh, ĐCSTQ có thể đã xem xét việc tăng cường các cơ sở hậu cần quân sự ở nước ngoài và UAE là một trong những quốc gia đáng cân nhắc. Những tương tác gây nghi ngờ của họ có thể làm suy yếu việc Mỹ bán máy bay chiến đấu F-35 cho UAE và Washington lo ngại rằng, UAE có thể chia sẻ công nghệ máy bay chiến đấu nhạy cảm với ĐCSTQ.

Vào đầu tháng Năm, vị tướng cấp cao thuộc Bộ Tư lệnh Châu Phi của Hoa Kỳ là ông Stephen Townsend đã cảnh báo về mong muốn của ĐCSTQ trong việc xây dựng một cảng hải quân quan trọng trên bờ biển Đại Tây Dương của Châu Phi, để chứa tàu ngầm hoặc tàu sân bay. Điều này làm gia tăng mối đe dọa đối với quân đội Hoa Kỳ ở Đại Tây Dương. Tướng Townsend cho biết, ĐCSTQ đã tiếp cận với các nước miền nam châu Phi từ Mauritania đến Namibia để xây dựng các cơ sở hải quân. Nếu thành hiện thực, kế hoạch này sẽ cho phép ĐCSTQ hỗ trợ cơ sở cho lực lượng hải quân của họ ở Đại Tây Dương.

ĐCSTQ dựng lên các rào cản đối với chiến lược quân sự toàn cầu của Hoa Kỳ, bằng cách phát triển các căn cứ quân sự ở nước ngoài với lý do xây dựng kinh tế và dân sự, do đó vấn đề này không thể để một mình Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ giải quyết.

Ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Trung Đông, Châu Phi và thậm chí là Bắc Cực, việc mở rộng căn cứ quân sự toàn cầu của ĐCSTQ là hiển nhiên và có dấu hiệu tăng trưởng hơn nữa. Tuy nhiên, bản chất của việc ngăn chặn tham vọng bành trướng toàn cầu của ĐCSTQ không phải là vấn đề đối đầu về sức mạnh quân sự, mà là về tầm ảnh hưởng của chế độ tà ác này đối với các chính quyền địa phương sở tại. Giảm thiểu sự đồng thuận của các nước sở tại đối với việc xây dựng căn cứ của ĐCSTQ, hoặc phá vỡ quan hệ quân sự của họ với ĐCSTQ là một lĩnh vực mà Hoa Kỳ có thể tận dụng lợi thế về tài nguyên so với ĐCSTQ.

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

ĐCS Trung Quốc muốn phát triển căn cứ quân sự trên đảo Thái Bình Dương