Đại sứ Mỹ: Chính quyền Tổng thống Trump không coi ĐCSTQ là 'thể chế hợp pháp'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ tuyên bố rằng chính quyền Tổng thống Trump không coi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là "thể chế hợp pháp” để điều hành đất nước.

Đại sứ Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, ông Sam Brownback nói với tờ Washington Examiner rằng: "ĐCSTQ nói rằng họ có một chế độ hợp pháp để các quốc gia khác trên thế giới học tập theo. Nhưng chúng tôi lại nói họ (ĐCSTQ) không hề có".

Ông Brownback là một trong những trợ tá chính của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong vấn đề lên án hành vi ngược đãi nhân sĩ các tôn giáo của Bắc Kinh. Gần đây, ông đã nhấn mạnh vào mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa hai nước và xác định tự do tôn giáo là một nguyên tắc "cực kỳ cơ bản".

Ông Brownback nói: "Đây là một vấn đề nhân quyền cơ bản, là nền tảng thành lập nên nước Mỹ và nó đã bị xóa sổ ở Trung Quốc. Đây là phần cốt lõi của tranh chấp này".

Ông Brownback cũng nói rằng ĐCSTQ đã kế thừa và tiếp diễn phương thức đấu tranh của chủ nghĩa cộng sản đối với tín ngưỡng. "Chúng tôi không có ý kiến ​​gì đối với người dân Trung Quốc. Chính là ĐCSTQ và thuyết vô thần đã kiểm soát những điều mà họ (người dân Trung Quốc) muốn theo đuổi".

Bài báo nói rằng hành vi vi phạm nhân quyền này có khả năng đang đạt được ý nghĩa về mặt địa chính trị, bởi vì nó khiến các chính phủ châu Âu vốn thiết lập quan hệ đối tác kinh tế với Bắc Kinh có xu hướng xa lánh chính quyền này. Sự thay đổi này trùng khớp với những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm thống nhất liên minh các quốc gia dân chủ trong cạnh tranh địa chính trị.

Các quan chức Hoa Kỳ đang áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức ĐCSTQ đã vi phạm nhân quyền như ông Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo, thành viên thuộc Bộ Chính trị - cơ quan quyền lực cao nhất của ĐCSTQ, người đã tham gia vào cuộc đàn áp ở Tân Cương). Ông Brownback bày tỏ sự lạc quan rằng các đồng minh sẽ noi theo Hoa Kỳ. Ông nói rằng Bộ Ngoại giao Mỹ đã nghe được tin đồn rằng giám ngục của ĐCSTQ đã cải thiện các đãi ngộ đối với những nhân sĩ tôn giáo tín ngưỡng đang bị nhốt trong tù để tránh bị đưa vào danh sách đen.

Ông Brownback nói rằng, Bộ Ngoại giao cũng đã nghe được phản hồi từ những người bị giam trong các nhà tù trên khắp Trung Quốc. Những người cai ngục nói với những người bị giam giữ: "Tôi đối xử với bạn rất tốt, đừng tố cáo tôi, kẻo visa của gia đình tôi bị thu hồi mất".

Ông nói rằng các lệnh trừng phạt thực sự có tác động bởi vì nhiều quan chức ĐCSTQ hoặc thành viên gia đình của họ có tài sản ở các nước phương Tây, hoặc con cái của họ đang học tập ở các nước phương Tây.

Ông cho biết, chính phủ Trung Quốc coi những người có tín ngưỡng trung thành với đức tin của họ hơn là trung thành với ĐCSTQ. Do đó, ĐCSTQ phải chà đạp lên đức tin. Chính phủ các thời kỳ của ĐCSTQ đều cố gắng làm điều này, nhưng họ chưa bao giờ thành công. Việc ĐCSTQ chà đạp lên tín ngưỡng sẽ không thể thành công.

Vào ngày 5/3 năm nay, Quốc hội Hoa Kỳ đã tổ chức một phiên điều trần về việc chống lại mối đe dọa của thông tin sai lệch trên toàn cầu và phân tích sự khác biệt trong chiến tranh thông tin giữa Trung Quốc và Nga. Các chuyên gia tại cuộc họp cũng nói rằng từ phản ứng của Bắc Kinh đối với đại dịch viêm phổi Vũ Hán có thể thấy rằng, ĐCSTQ dựa vào dối trá để duy trì quyền lực của mình và hành vi đả kích sự thật là trụ cột cốt lõi để duy trì sự tồn tại của nó.

Ông Daniel Blumenthal, Giám đốc Chương trình nghiên cứu châu Á thuộc Viện nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ ở Washington và là cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung, cho biết tại cuộc họp rằng: kiểm duyệt và phát tán thông tin sai lệch là một "đặc trưng" của hệ thống chính quyền Trung Quốc, và cuộc chiến chống lại sự thật là trụ cột cốt lõi trong chiến lược sinh tồn của ĐCSTQ.

“Hãy nhớ rằng, ĐCSTQ dựa vào dối trá để duy trì quyền lực", ông Blumenthal nói.

Đông Phương

Theo The Epoch Times

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Đại sứ Mỹ: Chính quyền Tổng thống Trump không coi ĐCSTQ là 'thể chế hợp pháp'