Đài Loan ‘nổi lên’ vị thế mạnh hơn từ đại dịch: Điều bất lợi đối với chính quyền Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một vài quốc gia trên thế giới dường như đã “nổi lên” từ đại dịch với vị thế mạnh hơn trước. Đài Loan là một trong số đó, và điều này được xem là sự bất lợi đối với chính quyền Trung Quốc.

Đài Loan buộc phải đơn độc chống đỡ với sự bùng phát của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, mà không nhận được sự giúp đỡ chính thức nào từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay các tổ chức quốc tế khác.

Đây là hậu quả của việc áp lực lâu dài từ phía Trung Quốc lên quốc tế, nhằm cô lập quốc đảo dân chủ vốn luôn bị chính quyền đại lục tuyên bố là thuộc lãnh thổ của mình.

Trong nhiều tuần lễ, giới lãnh đạo Đài Loan phải vật lộn để sơ tán cư dân của họ ra khỏi tâm dịch Vũ Hán, bởi lẽ Bắc Kinh không chấp nhận những đề nghị cơ bản như cho phép nhân viên y tế Đài Loan được bay tới Vũ Hán để hỗ trợ công dân nước mình.

Cũng trong khoảng thời gian đó, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã điều máy bay ném bom và máy bay chiến đấu bay vòng quanh quốc đảo, khiến Tổng thống Thái Văn Anh phải sử dụng đến các máy bay chiến đấu của mình.

Đài Loan buộc phải đơn độc chống đỡ với sự bùng phát của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, mà không nhận được sự giúp đỡ chính thức nào từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay các tổ chức quốc tế khác. 
Đài Loan buộc phải đơn độc chống đỡ với sự bùng phát của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, mà không nhận được sự giúp đỡ chính thức nào từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay các tổ chức quốc tế khác. (Ảnh: Getty)

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn như vậy, Đài Loan vẫn dẫn đầu thế giới trong cuộc chiến chống lại virus Corona Vũ Hán. Cả nước này có tổng cộng khoảng 400 ca nhiễm bệnh và 6 người tử vong trên tổng số 23 triệu dân. Trong khi đó, New York – tiểu bang có số dân ít hơn Đài Loan một chút – có tới gần 300.000 người nhiễm bệnh và hơn 22.000 người chết.

Thành công của Đài Loan cho thấy các thể chế dân chủ có thể ngăn chặn dịch virus mà không phải dùng đến các biện pháp độc tài. Điều này được xem là chống lại đường lối tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc, vốn thể hiện sức mạnh của hệ thống chính quyền đi ngược lại với các nước phương Tây.

Sự cởi mở của Đài Loan tương phản hẳn với sự thiếu minh bạch khi dịch bệnh mới bùng phát, và các sách lược ngoại giao sau đó của Bắc Kinh. Điều này cho thấy rằng thiện chí sẽ đem lại kết quả tốt đẹp trong tương lai.

Không cần phải sử dụng đến các biện pháp hà khắc, Đài Loan vẫn thành công trong việc chặn đà lây lan của dịch bệnh. Điều này chứng tỏ các thể chế dân chủ có thể ngăn chặn dịch virus mà không phải dùng đến các biện pháp độc tài.
Không cần phải sử dụng đến các biện pháp hà khắc, Đài Loan vẫn thành công trong việc chặn đà lây lan của dịch bệnh. Điều này chứng tỏ các thể chế dân chủ có thể ngăn chặn dịch virus mà không phải dùng đến các biện pháp độc tài. (Ảnh: Getty)

Sự nhất trí ‘hiếm thấy’ của Hoa Kỳ đối với Đài Loan

Mới đây, Hoa Kỳ đã thể hiện sự “nhất trí hiếm thấy” qua cuộc điện đàm thảo luận với Đài Loan về vấn đề virus Corona Vũ Hán. “Có lẽ kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn cho đến nay, khó có vấn đề nào có thể khiến thế giới đồng lòng ủng hộ Đài Loan và phản đối Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (‘PRC’) như vấn đề này”, ông Kharis Templeman – cố vấn Dự án về Đài Loan trong khu vực Ấn Độ Dương tại học viện Hoover, thuộc trường Đại học Stanford, cho biết.

“Mặc dù vị thế địa chính trị [của chính quyền Trung Quốc] về mặt tổng thể khó có sự thay đổi lớn (vì Trung Quốc là cường quốc kinh tế đang phát triển), vị thế của Đài Loan đã được nâng lên nhờ vào thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh”, ông Templeman nhận xét. “Đài Loan đã phải đối phó với các chiến dịch tuyên truyền và sự thiếu minh bạch của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua. Vì thế, chắc chắn thiện cảm của các nước đối với Đài Loan đã tăng lên”.

Căng thẳng Trung – Mỹ

Một cuộc điện đàm trong tuần này giữa Bộ trưởng Y tế Đài Loan và quan chức y tế hàng đầu của chính quyền Tổng thống Trump, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quốc đảo này đối với cộng đồng quốc tế, nhưng điều này cũng cho thấy điểm căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Vào năm 2016, Washington đã gia tăng ủng hộ Đài Loan sau khi Tổng thống Donald Trump có cuộc điện đàm “chưa từng có tiền lệ” với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, từ đó phát động một cuộc thương chiến chống lại chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình, đồng thời Hoa Kỳ đã bán cho Đài Loan các máy bay chiến đấu F-16 mà Đài Loan vốn từ lâu đã mong muốn mua được.

Dưới thời của tổng thống Donald Trump, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Đài Loan xích lại gần nhau hơn bao giờ hết.
Dưới thời của tổng thống Donald Trump, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Đài Loan xích lại gần nhau hơn bao giờ hết. (Ảnh: Getty)

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản đối cuộc điện đàm Mỹ - Đài mới đây, yêu cầu Hoa Kỳ “ngay lập tức sửa lỗi, ngừng lợi dụng bối cảnh đại dịch để thao túng vấn đề Đài Loan và dừng liên lạc chính thức với Đài Loan”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng thúc giục “phía Hoa Kỳ tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc”, trong khi dẫn chiếu chính sách ‘một Trung Quốc’ đã được Hoa Kỳ thực hiện từ nhiều thập kỷ.

Năm ngoái, ông Tập tái khẳng định quyết tâm thống nhất Đài Loan và kêu gọi ủng hộ giải pháp “một đất nước, hai chế độ” như đối với Hong Kong – thuộc địa cũ của Anh. Vị thế đó được cho là “rất kỳ quặc” ở Đài Loan, nơi bà Thái Anh Văn đã tái đắc cử với chiến thắng vang dội vào tháng 1/2020. Quan điểm của Đảng Dân tiến của bà Thái là “Đài Loan là một quốc gia độc lập, có chủ quyền”.

Hiện tại, Đài Loan đang nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng quốc tế, không chỉ nhờ việc kiểm soát tốt dịch bệnh mà còn vì nước này đã cam kết vận chuyển hàng triệu khẩu trang y tế tới Châu Âu, Hoa Kỳ và một vài đồng minh ngoại giao khác trên thế giới [mà Trung Quốc chưa kịp tác động đến]. Đài Loan cũng tổ chức hội thảo trực tuyến với các nước như Ấn Độ, Phi-lip-pin, theo ông Wang Ting-yu, một nhà lập pháp trong Đảng của bà Thái và là thành viên Ủy ban Đối ngoại và Quân sự quốc gia Đài Loan, cho biết.

Đài Loan đang nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng quốc tế, không chỉ nhờ việc kiểm soát tốt dịch bệnh mà còn vì nước này đã cam kết vận chuyển hàng triệu khẩu trang y tế tới các khu vực có dịch bệnh.
Đài Loan đang nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng quốc tế, không chỉ nhờ việc kiểm soát tốt dịch bệnh mà còn vì nước này đã cam kết vận chuyển hàng triệu khẩu trang y tế tới các khu vực có dịch bệnh. (Ảnh: Getty)

“Năm nay sẽ là thời điểm thuận lợi nhất để Đài Loan tham gia vào các tổ chức quốc tế”, ông Wang cho biết, và nhấn mạnh rằng: “Đài Loan không chỉ có năng lực kiểm soát sự lây lan của virus, mà còn có khả năng dùng các biện pháp dân chủ để chặn đứng virus. Chính phủ và người dân đều được minh bạch thông tin về tình hình dịch bệnh và trên cùng một chiến tuyến trong cuộc chiến chống lại đại dịch. Thông điệp này có thể gửi tới các nước trên thế giới để tham khảo”.

‘Vị thế cao chưa từng có trong lịch sử’

“Cách tiếp cận chống virus thành công của Đài Loan” - do Trung tâm Theo dõi Sức khỏe Quốc gia thành lập, sau khi Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng, hay còn gọi là SARS, bùng phát vào năm 2003. Biện pháp này bao gồm sự kết hợp giữa việc chủ động xét nghiệm, với việc sử dụng các công nghệ xử lý dữ liệu mới. Cụ thể là: sàng lọc sớm các chuyến bay, xác định và ngăn chặn nhanh các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm; tích hợp cơ sở dữ liệu bảo hiểm y tế quốc gia với dữ liệu nhập cư, trong khi đảm bảo tuân thủ các quy định về cách ly bằng cách theo dõi qua điện thoại di động. Chính phủ đã nhanh chóng áp dụng hơn 120 biện pháp y tế cộng đồng khác nhau.

Ở một chừng mực nào đó, “nghịch cảnh” của Đài Loan đã giúp họ củng cố cách thức phản ứng trước đại dịch. Đài Bắc có ít cơ hội để “mắc lỗi”, bởi lẽ họ không thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức đa quốc gia, và Bắc Kinh sẽ chớp lấy bất cứ sai lầm nào của họ, theo ông Rupert Hammond – Chammbers, Giám đốc Điều hành của Công ty Tư vấn Bower Group Asia, cho biết.

“Ngày nay, Đài Loan đang đứng ở vị thế cao chưa từng có trong lịch sử”, ông Hammond-Chambers, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - Đài Loan, cho biết.
“Ngày nay, Đài Loan đang đứng ở vị thế cao chưa từng có trong lịch sử”, ông Hammond-Chambers, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - Đài Loan, cho biết.

“Ngày nay, Đài Loan đang đứng ở vị thế cao chưa từng có trong lịch sử”, ông Hammond-Chambers, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - Đài Loan, cho biết. Dẫu vậy, ông cho biết thêm rằng về lâu dài, “rõ ràng là sức mạnh tài chính và các chiến lược chính trị mạnh tay của PRC sẽ làm giảm thiểu phần lớn nguồn vốn/ảnh hưởng tích cực Đài Loan đã gây dựng được với các quốc gia khác”.

‘Sự ngớ ngẩn’ của WHO khi ‘loại bỏ’ Đài Loan

Đại dịch đóng vai trò là “bàn đạp lý tưởng” trong chiến dịch lâu dài của Đài Loan nhằm đạt được sự công nhận về mặt ngoại giao. Ông Graeme Smith, học giả tại Đại học Quốc gia Úc, người đang nghiên cứu về ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực Châu Á, cho biết rằng có một cuộc họp báo “đã làm nổi bật quyết định ‘xuẩn ngốc’ [của WHO] khi loại bỏ một quốc gia 23 triệu dân ra khỏi danh sách thành viên của các tổ chức quốc tế quan trọng”. Và đó là một cuộc trao đổi cấp cao giữa một nhà báo và một quan chức của WHO, ông Bruce Aylward, người đã nhiều lần né tránh đề cập đến Đài Loan. Bà Shelley Rigger, Giáo sư Khoa học chính trị tại trường Davidson, cũng là tác giả cuốn sách “Why Taiwan Matters: Small Island, Global Powerhouse” (tạm dịch là “Tại sao Đài Loan lại là vấn đề: Một quốc đảo nhỏ nhưng có ảnh hưởng toàn cầu”) nhận định rằng: “Quyền phủ quyết của Trung Quốc trong nhiều tổ chức quốc tế sẽ tiếp tục khiến cho Đài Loan phải đứng ngoài quan sát”. Dẫu vậy, bà cho biết dư luận tích cực mà Đài Loan đạt được sẽ có tầm ảnh hưởng nhất định.

“Điều đó thực sự có ý nghĩa, bởi vì nếu mọi thứ trở nên tồi tệ thì Đài Loan sẽ vẫn được hưởng lợi từ vị thế và hình ảnh tích cực của mình. Và nếu việc kiểm soát chặt chẽ trên toàn thế giới từ phía Bắc Kinh đối với Đài Loan được nới lỏng, thì thế giới nên nhanh chóng ‘tận dụng Đài Loan”, bà nói thêm.

Tuệ Minh
Theo Bloomberg



BÀI CHỌN LỌC

Đài Loan ‘nổi lên’ vị thế mạnh hơn từ đại dịch: Điều bất lợi đối với chính quyền Trung Quốc