Cựu TT Trump khẳng định, Trung Quốc và Nga chưa từng dám đe dọa ông như với Biden

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kể từ khi ông Biden nhậm chức, các quốc gia đối địch như Trung Quốc và Nga đã liên tục có những phát ngôn và động thái "vuốt mặt không nể mũi" đối với nước Mỹ và tân chính quyền nước này. Nhưng cựu Tổng thống Trump khẳng định, họ chưa từng dám làm vậy với ông.

Trong cuộc phỏng vấn với Newsmax hôm 6/4, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khẳng định, dưới thời của chính quyền ông, nước Mỹ thật sự duy trì được vị thế siêu cường số một thế giới với sự nể trọng từ các đối thủ trên trường quốc tế, chứ không phải bị Trung Quốc và Nga "đè đầu cưỡi cổ" như chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện tại.

Tổng thống Trump khẳng định, khi ông còn tại vị, các nước đối địch hẳn nhiên không dám nói chuyện với các đại diện của ông như cách Trung Quốc và Nga đã công khai chế nhạo các quan chức của tân chính quyền.

Ông đặc biệt nhấn mạnh đến thái độ ngông cuồng ngạo mạn mà các quan chức ngoại giao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thể hiện trong cuộc họp cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc hôm 18/3 tại Anchorage, Alaska, Mỹ. Tại cuộc họp này, Cố vấn An ninh Quốc gia của Mỹ là ông Jake Sullivan cùng Ngoại trưởng Antony Blinken đã tham gia hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và nhà ngoại giao cấp cao về chính sách đối ngoại Dương Khiết Trì.

Trao đổi với phóng viên Heather Childers trong chương trình "America Agenda" của Newsmax, Tổng thống Trump khẳng định: "Trung Quốc chưa bao giờ nói chuyện với tôi như cách họ nói với các đại diện [hiện tại] của chúng ta. Cách họ nói chuyện với người của chúng ta ở Alaska thật quá tệ".

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (trái) và Dương Khiết Trì (phải) đến dự cuộc gặp tại phiên đàm phán Mỹ-Trung ở Alaska ngày 18/3/2021. (Ảnh: Getty)
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (trái) và Dương Khiết Trì (phải) đến dự cuộc gặp tại phiên đàm phán Mỹ-Trung ở Alaska ngày 18/3/2021. (Ảnh: Getty)

Trước đó, cuộc họp hôm 18/3 tại Alaska đã mở đầu với sự trao đổi gay gắt khi đôi bên chỉ trích các chính sách của đối phương, dù cho mục đích của cuộc gặp là để xoa dịu những căng thẳng trong mối quan hệ giữa 2 siêu cường hàng đầu này. Trên thực tế, chuyên gia về Trung Quốc Gordon Chang nhận định, "các quan chức ĐCSTQ không đến Alaska để nói chuyện với chính quyền ông Biden, mà là để đưa ra các điều khoản cho tân chính quyền Mỹ", theo Epoch Times.

Trong cuộc phỏng vấn, Tổng thống Trump còn lên tiếng chỉ trích thói hung hăng và những động thái ngang ngược của ĐCSTQ tại khu vực Biển Đông trong thời gian vừa qua, bao gồm cả việc quốc gia này ngang nhiên đe dọa Đài Loan. Ông cho biết Trung Quốc gửi tàu chiến tới mọi vùng lãnh hải trong khu vực, nhưng khẳng định ông chưa từng bị đe dọa.

Cựu tổng tư lệnh Mỹ cũng phê phán quyết định tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân với Iran của ông Biden, nhất là sau những nỗ lực của ông khi còn đương nhiệm để đưa nước Mỹ rút khỏi thỏa thuận này.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trò chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin khi họ tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại thành phố Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam vào ngày 11 tháng 11 năm 2017 (Ảnh của MIKHAIL KLIMENTYEV / SPUTNIK / AFP qua Getty Images)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trò chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin khi họ tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại thành phố Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam vào ngày 11 tháng 11 năm 2017 (Ảnh của MIKHAIL KLIMENTYEV / SPUTNIK / AFP qua Getty Images)

Ông còn đề cập đến những dấu hiệu khác cho thấy các nhà lãnh đạo trên thế giới không hề "tôn trọng" chủ nhân hiện thời của Phòng Bầu dục tại tòa Bạch Ốc, cụ thể là việc Tổng thống Nga Vladimir Putin công kích ông Biden trên truyền thông sau khi tân tổng thống Mỹ gọi ông Putin là "kẻ sát nhân", hay việc Nga điều động quân đội dọc khắp biên giới Ukraine.

Để dẫn chứng về sự khác biệt trong thái độ của Nga đối với chính quyền của ông, Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ cũng nhắc tới vụ "bê bối Nga", vụ scandal đình đám mà đảng Dân chủ vẫn liên tục tuyên truyền về việc ông Trump đã thông đồng với tình báo Nga để đắc cử vào năm 2016, dù không có bằng chứng được tìm thấy.

Tổng thống Trump cho biết, dù cho vụ bê bối này khiến cho mối quan hệ Mỹ - Nga trở nên khó khăn, nhưng chính quyền Nga "vẫn dành sự tôn trọng cho tổng thống, và họ dành sự tôn trọng cho" nước Mỹ.

Ông tiếp tục đề cập đến Kim Jong Un - nhà lãnh đạo tối cao của Bắc Triều Tiên.

Tổng thống Trump nói: "Sau cùng tôi đã có một mối quan hệ rất tốt với ông Kim Jong Un. Nếu các bạn còn nhớ, khi tôi vừa nhậm chức, mọi người đều nghĩ rằng chúng ta sẽ nổ ra chiến tranh với Triều Tiên - và điều đó đã không xảy ra".

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (trái) và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tham dự một cuộc họp ở phía nam của Đường phân giới quân sự phân chia Bắc và Nam Triều Tiên, trong Khu vực an ninh chung (JSA) của Panmunjom tại Khu phi quân sự (DMZ) ngày 30/6/2019. (Ảnh của BRENDAN SMIALOWSKI / AFP qua Getty Images)
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (trái) và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tham dự một cuộc họp ở phía nam của Đường phân giới quân sự phân chia Bắc và Nam Triều Tiên, trong Khu vực an ninh chung (JSA) của Panmunjom tại Khu phi quân sự (DMZ) ngày 30/6/2019. (Ảnh của BRENDAN SMIALOWSKI / AFP qua Getty Images)

Kể từ khi ông Biden lên nhậm chức, phía Triều Tiên đã có những động thái "vuốt mặt không nể mũi" khi liên tục phóng thử tên lửa đạn đạo tại khu vực Biển Đông, bất chấp những lời cảnh báo của Mỹ và đồng minh.

Sáng ngày 25/3 theo giờ Việt Nam, một quan chức của Mỹ đã xác nhận với báo Fox News rằng, Bắc Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ bờ biển của họ về phía Biển Nhật Bản, còn được biết đến với tên Đông Hải (khác với Biển Đông của Việt Nam).

Vào ngày 19/3 và 20/3, phía Triều Tiên cũng đã phóng tên lửa nhắm vào khu vực quân đội Hoa Kỳ và Hàn Quốc đang tập trận, sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tại Seoul. Tuy nhiên, chỉ đến ngày 23/3 giới truyền thông Mỹ mới đưa tin về vụ việc này, báo ABC News cho biết.

Ngay sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đến Seoul, Kim Yo Jong, em gái của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, đã đưa ra lời cảnh báo tới Mỹ.

Bà Kim tuyên bố: "Chúng tôi cảnh báo chính quyền mới của Hoa Kỳ đừng cố gắng gây ra mùi thuốc súng trên đất của chúng tôi. Nếu Mỹ muốn ngủ yên trong 4 năm tới, thì tốt hơn hết họ nên kiềm chế".

Trên thực tế, chính quyền ông Biden nhiều lần cố gắng tái khởi động các cuộc đàm phán với Triều Tiên nhưng không thành công.

Du Miên

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Cựu TT Trump khẳng định, Trung Quốc và Nga chưa từng dám đe dọa ông như với Biden