Cựu Bộ trưởng Tư pháp Canada: Công lý cho Pháp Luân Công nên là một ưu tiên

Giúp NTDVN sửa lỗi

Việc đòi lại công lý cho các học viên Pháp Luân Công nên là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động nhân quyền quốc tế của các các nghị sĩ, một thành viên Canada của Liên minh Nghị viện về Trung Quốc (IPAC) cho biết.

Irwin Cotler là một trong những đồng chủ tịch IPAC, đã đưa ra phát biểu tại một cuộc biểu tình trực tuyến kỷ niệm 21 năm chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động vào ngày 20/7/1999. Chiến dịch này vẫn đang tiếp diễn cho đến ngày nay.

Cựu Bộ trưởng Tư pháp Cotler, hiện là người đứng đầu Trung tâm Nhân quyền Raoul Wallenberg, cho biết: “Chúng ta phải đòi lại công lý cho Pháp Luân Công và buộc những người vi phạm nhân quyền [đàn áp Pháp Luân Công] phải chịu trách nhiệm, đây là ưu tiên hàng đầu trong nguyên tắc và chính sách về hoạt động nhân quyền quốc tế của các nghị sĩ”.

Ông Cotler cho biết ông cảm thấy rất vui vì IPAC đã ưu tiên điều này khi đưa ra tuyên bố vào ngày 20/7 để lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công, “kêu gọi công lý và trách nhiệm”.

IPAC được thành lập vào tháng Sáu để hợp nhất các nỗ lực quốc tế chống lại các thách thức toàn cầu do ĐCSTQ đặt ra. IPAC bao gồm các nhà lập pháp cấp cao từ khoảng 20 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, Canada, Úc, Đức, Nhật Bản, Na Uy, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Nghị viện châu Âu.

IPAC tuyên bố: “Trong hai thập kỷ qua, trong chiến dịch đàn áp các học viên Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã bắt giữ hàng trăm nghìn học viên này và tra tấn họ với các hình thức tàn độc nhất”.

IPAC nhấn mạnh rằng “các báo cáo về việc mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công” thực sự rất nghiêm trọng.

Bản tuyên bố của IPAC viết: “Bằng chứng về việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc đã xuất hiện cách đây 15 năm và dự án Pháp lý độc lập và nghiêm ngặt về Trung Quốc đã được thực hiện vào năm ngoái - Tòa án độc lập về Trung Quốc đã phát hiện ra những bằng chứng hợp lý rằng hoạt động này đã được thực hiện trên diện rộng, được nhà nước bảo trợ và có hệ thống”.

“Chúng tôi nhắc thế giới về sự tà ác mà họ [học viên Pháp Luân Công] vẫn đang phải chịu đựng, đồng thời kêu gọi thế giới đứng lên và lên tiếng chấm dứt chiến dịch đàn áp đó vì công lý, trách nhiệm, nhân quyền và nhân phẩm cho tất cả người dân Trung Quốc”.

Pháp Luân Công được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992 và trở nên phổ biến nhanh chóng, với khoảng từ 70 đến 100 triệu học viên vào năm 1999. Vào tháng 7/1999, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) đã phát động một chiến dịch bất hợp pháp để đàn áp các học viên Pháp Luân Công vì ông ta lo sợ sự phổ biến của môn tập này sẽ ảnh hưởng đến quyền lực của bản thân.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Cotler cho biết: “Pháp Luân Công không làm gì khác ngoài việc khẳng định các giá trị Chân - Thiện - Nhẫn, nhưng ĐCSTQ về cơ bản đã hình sự hóa đức tin của họ vào những giá trị này và khởi động chiến dịch tiêu diệt [ Pháp Luân Công]".

Ông Cotler cho biết thêm: “Chiến dịch tiêu diệt đó bao gồm việc bắt giữ hàng loạt, giam cầm, tra tấn, hành quyết phi pháp và mổ cướp nội tạng bất hợp pháp các học viên Pháp Luân Công”.

Ngày 17/6/2019, ông Geoffrey Nice, chủ toạ Toà án độc lập về Trung Quốc diễn ra tại London, Anh, đã kết luận, “việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức đã được thực hiện trong nhiều năm ở khắp đất nước Trung Quốc với quy mô lớn và các học viên Pháp Luân Công là một nguồn và có lẽ là nguồn nội tạng chính”.

Ông Cotler cho biết: “Ông Geoffrey Nice kết luận rằng các hoạt động [ở Trung Quốc] liên quan đến việc mổ cướp nội tạng cưỡng bức và các hành quyết liên quan có thể tạo thành nạn diệt chủng”

“Như vậy, chúng ta đang nói về những tội ác chống lại nhân loại đã xảy ra trong 21 năm qua”.

Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Cựu Bộ trưởng Tư pháp Canada: Công lý cho Pháp Luân Công nên là một ưu tiên