Cuộc cạnh tranh thống trị con đường tơ lụa Bắc Cực Trung-Mỹ đang nóng lên

Giúp NTDVN sửa lỗi

Băng tan ở vùng biển giữa châu Á và Bắc u đã mở ra tiềm năng khai thác một “con đường tơ lụa Bắc Cực”. Khả năng này khiến sự cạnh tranh địa chính trị giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ căng thẳng hơn.

Trung Quốc không hề sở hữu bờ biển hay đảo nào ở Bắc Băng Dương, cũng không hề có chủ quyền trên thềm lục địa hay vùng biển ở Bắc Cực. Vậy mà năm 2014, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố Trung Quốc là “cường quốc Bắc Cực” và “đất nước gần Bắc Cực”.

Quan sát khí tượng từ vệ tinh trong 40i năm qua cho thấy băng ở Châu Nam Cực tăng trong khi băng ở Bắc Cực tại giảm. Mức độ băng trung bình của Bắc Băng Dương là thấp nhất kể từ năm 1850 và việc cải thiện các công nghệ phá băng có thể giúp mở một tuyến hàng hải ở Bắc Hải từ Thượng Hải đến Rotterdam. Tuyến này rút ngắn 40% quãng đường so với tuyến hàng hải truyền thống phía Nam .

Tuyến hàng hải Bắc Hải sẽ giảm một nửa thời gian vận chuyển trung bình (37 ngày) của Trung Quốc, tiết kiệm được hàng trăm ngàn USD mỗi chuyến. Nhưng nó cũng sẽ cho phép Trung Quốc chuyển đổi triệt để sân chơi địa chính trị bằng cách tránh quá cảnh qua eo biển Malacca và kênh đào Suez hiện đóng vai trò là điểm án ngữ an ninh quốc gia do phương Tây thống trị.

Khu vực phía trên Vòng Bắc Cực chỉ chiếm 6% bề mặt Trái đất, nhưng các lưu vực trầm tích và thềm lục địa hầu như chưa được khai thác ở đây có thể chứa 13% lượng dầu hỏa và khoảng 30% lượng khí tự nhiên chưa khai thác của Trái đất, theo một khảo sát địa chất của Hoa Kỳ.

Canada, Đan Mạch (Quần đảo Faeroe và Greenland), Phần Lan, Iceland, Na Uy, Nga, Thụy Điển và Hoa Kỳ đã ký Tuyên bố Ottawa năm 1996 để thành lập Hội đồng Bắc Cực như một diễn đàn liên chính phủ cấp cao để thúc đẩy hợp tác Bắc Cực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Ngay sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc được phê chuẩn là “Nhà quan sát trực tiếp” của Hội đồng Bắc Cực vào năm 2013.

Tháng 1/ 2018, Trung Quốc công bố Chính sách Bắc Cực của họ, trong đó tuyên bố: “Việc tận dụng các tuyến đường biển, thăm dò và phát triển tài nguyên ở Bắc Cực có thể có tác động rất lớn đến chiến lược năng lượng và phát triển kinh tế của Trung Quốc”.

Để có được tầm ảnh hưởng lớn hơn dọc theo “Con đường tơ lụa” dài 4.000 dặm, Trung Quốc cam kết tài trợ cho cơ sở hạ tầng phát triển năng lượng và cảng lớn thông qua sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (OBOR). Trung Quốc tuyên bố rằng họ đầu tư cho mục đích kinh tế, nhưng khi cần, các tàu hải quân của Trung Quốc có thể ở đó.

Sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc ở Bắc Cực là nguyên nhân của một cuộc đối đầu ngoại giao lớn với Hoa Kỳ vào mùa hè năm 2019 khi Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc, từng bị Ngân hàng Thế giới đưa vào danh sách đen, đề nghị xây dựng ba sân bay tại Greenland (vùng lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch) .

Tháng 8, 2019, Tổng thống Trump đề nghị mua Greenland từ Đan Mạch như một động thái phản ứng. Tạp chí Phố Wall đã cho đó là trò chơi phát triển bất động sản mới nhất của ông. Nhưng tại miền tây của Greenland có căn cứ Không quân Thule của không lực Hoa Kỳ, là một nền tảng quốc phòng của Hoa Kỳ. Căn cứ này có Không đoàn không gian 21, có nhiệm vụ điều khiển hệ thống Radar Cảnh báo sớm Tên lửa đạn đạo, quản lý giám sát không gian và kiểm soát vệ tinh.

Bắc Kinh và Mát-xcơ-va đã tuyên bố “một kỷ nguyên mới” của mối quan hệ song phương vào tháng 12/ 2019. Tuyên bố này nhấn mạnh trọng tâm của sự hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực năng lượng, thương mại, công nghệ, ngoại giao và quốc phòng. Thông báo này được đưa ra tại thời điểm hoàn thành và khai trương hệ thống đường ống dài 15.000 dặm có tên gọi “năng lượng vùng Xi-bê-ri” do OBOR cấp vốn. Năm 2020, Nga bắt đầu xuất khẩu 5 tỷ m3 khí đốt tự nhiên sang Trung Quốc. Đến năm 2024, hệ thống đường ống trị giá 55 tỷ USD dự kiến ​​sẽ xuất khẩu 38 tỷ mét khối khí sang Trung Quốc mỗi năm.

Mặc dù đã được Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Jack Lew cảnh báo vào năm 2014 rằng tài chính sẽ làm suy yếu các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống lại cuộc xâm lược Crưm của Nga, dự án được Gazprom Energy của Nga mô tả là một phần của OBOR. Đây là dự án liên doanh giữa Trung Quốc và Nga trị giá 400 tỷ USD để khai thác mỏ khí Yamal của Nga dọc theo bờ biển Bắc cực của Nga.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã cảnh báo vào tháng 5 rằng “hành vi hung hăng của Trung Quốc có nguy cơ tạo một “Biển Đông mới”, trong khi ở Biển Đông, Trung Quốc đang xây dựng các căn cứ quân sự và quấy rối vận tải đường biển quốc tế. Ông Pompeo cũng nói: “Bắc Cực là một vùng hoang dã không có nghĩa là nó sẽ trở thành một vùng vô luật pháp”.

Thu Hà
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Cuộc cạnh tranh thống trị con đường tơ lụa Bắc Cực Trung-Mỹ đang nóng lên