Chuyên gia Chang: Chính quyền Biden 'không hành động đủ nhanh' để chống lại ĐCS Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo chuyên gia về Trung Quốc Gordon Chang, chính quyền ông Biden cần phải tiến nhanh hơn để khởi động một chiến dịch toàn diện nhằm chống lại các mối đe dọa do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ra.

Phát biểu trong chương trình "American Thought Leaders" của The Epoch Times, chuyên gia Chang nhận định, nhìn chung chính quyền này đang “đi đúng hướng. Nhưng chúng ta di chuyển không đủ nhanh".

Ông đánh giá, điều này rất nguy hiểm, bởi vì “những gì Trung Quốc đang làm có thể phá hủy hệ thống của chúng ta”, tức nước Mỹ.

Ông Chang nói: “Chúng ta không áp dụng đúng vị thế với các công cụ phù hợp đủ nhanh".

Sau hơn 3 tháng kể từ khi nhiệm kỳ của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu, nhiều chính sách quan trọng của Trung Quốc do chính quyền cựu Tổng thống Trump khởi xướng vẫn "đang được xem xét", theo thuật ngữ mà tân chính quyền Nhà Trắng sử dụng.

Theo chuyên gia Chang, một số chính sách do ông Biden ban hành liên quan đến việc đối phó với chế độ Trung Quốc cho đến nay đều rất “tồi tàn”, trong khi những chính sách khác thì đều “thực sự tốt”. Những phát triển tích cực bao gồm các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với các công ty siêu máy tính của Trung Quốc, ông nói.

Tuy nhiên, một biện pháp mà ông Chang không đồng tình là sắc lệnh hành pháp của ông Biden vào tháng Giêng nhằm chống lại sự phân biệt chủng tộc và bài ngoại đối với người Mỹ gốc Á trong bối cảnh đại dịch. Biện pháp này một phần được ban hành để đáp lại việc Tổng thống Donald Trump trước đó đã sử dụng thuật ngữ “Virus Trung Quốc” để gọi virus Corona Vũ Hán, có nguồn gốc từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Bản ghi chú của ông Biden đã chỉ đạo các cơ quan liên bang Mỹ phải đảm bảo rằng, ngôn ngữ hành chính được sử dụng “không thể hiện hoặc góp phần vào sự phân biệt chủng tộc, bài ngoại và không khoan dung chống lại người Mỹ gốc Á và người dân các đảo ở Thái Bình Dương”.

Chủng Coronavirus mới khởi phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 1/2020, hiện đã lây lan ra rất nhiều quốc gia trên thế giới, xa nhất là tới tận Hoa Kỳ...

Ông Chang cho biết, động thái của ông Biden trên thực tế lặp lại một tuyên truyền của ĐCSTQ tuyên bố rằng, việc sử dụng thuật ngữ “virus Trung Quốc” hoặc “virus Vũ Hán” làm gia tăng sự phân biệt đối xử và bạo lực đối với người Hoa ở nước ngoài và người gốc Hoa. Câu chuyện này đã được tuyên truyền như một phần trong nỗ lực của chế độ Trung Quốc nhằm làm chệch hướng sự chú ý khỏi việc ĐCSTQ đã che đậy thông tin về đợt bùng phát sớm, cũng như khả năng chủng virus chết người này bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Vị chuyên gia Trung Quốc nhận định: “Tổng thống Hoa Kỳ không nên lặp lại những gì Trung Quốc đang nói, đặc biệt là vì những gì Trung Quốc đang nói là không đúng. Vì vậy, tôi thấy điều đó thật kinh khủng".

Ông Chang cũng chỉ trích việc ông Biden đình chỉ lệnh hành pháp mà Tổng thống Trump bàn hành vào tháng 5/2020. Việc đình chỉ này đã mở đường cho các nhà điều hành lưới điện và các công ty tiện ích của Mỹ mua thiết bị từ các quốc gia được coi là có nguy cơ đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, chẳng hạn như Trung Quốc. Vào ngày 20/1, ông Biden đã đình chỉ sắc lệnh của ông Trump trong 90 ngày, đồng thời yêu cầu bộ trưởng năng lượng Mỹ cùng giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách của Nhà Trắng “cùng xem xét liệu có nên đưa ra lệnh thay thế hay không”.

Chuyên gia Chang cho biết: “Tôi có thể hiểu ông [Biden] muốn xem xét lại chính sách của ông Trump… nhưng ít nhất ông ấy nên để nguyên các biện pháp bảo vệ trong khi tiến hành việc đánh giá đó".

Ông nói: “Trung Quốc đã và đang thăm dò cơ sở hạ tầng quan trọng của chúng ta... Họ có thể làm… ở Mỹ những gì mà họ đã làm ở thủ đô tài chính của Ấn Độ vào cuối năm ngoái”.

Hồi tháng Hai, một tin tức của New York Times cho biết, sự cố mất điện ở Mumbai, Ấn Độ, vào ngày 12/10/2020, là một phần trong chiến dịch mạng của Trung Quốc chống lại Ấn Độ, khi 2 nước đang phải đối mặt với một cuộc chiến biên giới khốc liệt. Vào thời điểm đó, chính quyền địa phương cho biết, sự cố này là do "sự cố kỹ thuật", nhưng một bộ trưởng Ấn Độ vào tháng Ba tuyên bố, đó có thể là kết quả của sự phá hoại mạng, đồng thời cho biết thêm rằng Ấn Độ đang điều tra sự cố này.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay ông Joe Biden trong Đại lễ đường Nhân dân tại Bắc Kinh vào ngày 4/12/2013 (Ảnh Ảnh Lintao Zhang / Getty)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay ông Joe Biden trong Đại lễ đường Nhân dân tại Bắc Kinh vào ngày 4/12/2013 (Ảnh Ảnh Lintao Zhang / Getty)

Ông Chang đánh giá, bản thân ông Biden có khuynh hướng theo đuổi mối quan hệ hợp tác với chế độ Trung Quốc, nhưng đã buộc phải áp dụng một lập trường cứng rắn hơn do cả hành vi hung hăng của Bắc Kinh trên trường quốc tế và dư luận Mỹ đã quay lưng lại với chế độ này.

Chuyên gia giải thích: “Điều đang xảy ra là Trung Quốc đang thực hiện hành vi mà không ai có thể thực sự tuân theo. Điều đó đang buộc ông ấy [Biden] phải áp dụng các chính sách mạnh mẽ hơn".

Ông Chang bày tỏ lo ngại về cách tiếp cận cá nhân của Biden đối với ĐCSTQ và nhà lãnh đạo Tập Cận Bình.

Ông nói: “Thật sự là một điều khó hiểu khi ông Biden đã tặng cho người Trung Quốc rất nhiều món quà. Ông ấy đã không yêu cầu bất cứ điều gì hồi báo. Tôi chỉ không hiểu tại sao ông ấy lại làm như vậy".

Chuyên gia Chang đặc biệt lo lắng về “cách ông [Biden] dùng những lời thân thương khi nói về các cuộc gặp với ông Tập Cận Bình”.

Ông nói: “Tôi không biết tại sao nhà lãnh đạo Trung Quốc lại có một câu thần chú nào đó đối với ông Biden".

Ông Biden thường nhắc đến mối quan hệ lâu dài của mình với ông Tập khi nói về chế độ Trung Quốc. Thời ông Biden còn là phó tổng thống Mỹ dưới trướng Obama, ông Tập là phó chủ tịch của chế độ Trung Quốc, và như vậy khi đó ông Tập là người đồng cấp của ông Biden vào thời điểm đó. Cả 2 người đã dành hơn 24 giờ đồng hồ cho các cuộc gặp thân mật và đã cùng nhau trải qua những chuyến đi với chiều dài tổng cộng 17,000 dặm (khoảng 27.358,85 km) tại thời điểm đó, theo lời ông Biden.

Hồi tháng Hai, ông Biden đã nói về ông Tập rằng: “Tôi biết rõ về ông ấy. Chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian bên nhau trong những năm tôi làm phó tổng thống”.

Sự xâm nhập của Trung Quốc

Chuyên gia Chang đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ phổ quát của các nỗ lực mà ĐCSTQ thực hiện nhằm thâm nhập vào nền chính trị và xã hội Hoa Kỳ.

Ông nói: “Trung Quốc đã lấn át xã hội của chúng ta. Họ đã áp đảo FBI, họ đã áp đảo cơ quan hành pháp địa phương cùng chính quyền địa phương".

Christine Fang cùng với thành viên Hội đồng Thành phố lúc bấy giờ là ông Eric Swalwell thuộc đảng Dân chủ, tại một sự kiện dành cho sinh viên vào tháng 10/2012. (Ảnh chụp màn hình / Mạng xã hội)
Christine Fang cùng với thành viên Hội đồng Thành phố lúc bấy giờ là ông Eric Swalwell thuộc đảng Dân chủ, tại một sự kiện dành cho sinh viên vào tháng 10/2012. (Ảnh chụp màn hình / Mạng xã hội)

Ông nêu ra ví dụ về Hạ nghị sĩ Dân chủ Eric Swalwell (California), một thành viên của Ủy ban Tình báo Hạ viện. Trước đây, ông Swalwell từng có quan hệ với một điệp viên bị cáo buộc của ĐCSTQ, tên là Fang Fang hoặc Christine Fang.

Một tin bài của Axios vào tháng 12/2020 tuyên bố rằng, cô Fang đã xây dựng một mạng lưới quan hệ rộng lớn với các chính trị gia đang lên ở Khu vực Vịnh San Francisco, bao gồm cả ông Swalwell. Bài báo cho biết, Dân biểu Swalwell của đảng Dân chủ đã cắt đứt quan hệ với cô này, sau khi các nhà điều tra cho ông một "cuộc họp biện hộ ngắn" và ông này đã cung cấp thông tin về cô Fang cho FBI.

Chuyên gia Chang nhấn mạnh, lần đầu cô Fang liên lạc với ông Swalwell khi ông còn là ủy viên hội đồng của thành phố Dublin ở California từ năm 2010 đến năm 2012.

Ông nhận định: “Điều đó có nghĩa là họ có thể chỉ nhìn nhận ông Swalwell nếu có cơ hội rằng một ngày nào đó ông ấy có thể trở nên có giá trị đối với họ. Điều này cho thấy rằng, có nhiều hơn một Eric Swalwell. Có thể có hàng chục, có thể có hàng trăm Swalwell, có nghĩa là có hàng chục và hàng trăm Christine Fang".

Vị chuyên gia Trung Quốc tuyên bố, đã đến lúc bắt đầu loại bỏ sức ảnh hưởng của ĐCSTQ khỏi xã hội Mỹ.

Ông nêu rõ: “Họ đã xâm nhập vào chính phủ, họ đã xâm nhập vào các phương tiện truyền thông, học thuật, kinh doanh, bạn có thể gọi tên bất kể đoàn thể nào. Nếu đó là một tổ chức, Trung Quốc đã cố gắng thâm nhập vào nó".

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia Chang: Chính quyền Biden 'không hành động đủ nhanh' để chống lại ĐCS Trung Quốc