Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện trì hoãn khi Tổng thống Trump đề nghị triệu tập ông Obama

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham có ý muốn trì hoãn, sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ông vào “thế bí” với đề nghị rằng một Thượng nghị sĩ hoặc thành viên Quốc hội nên gọi cho cựu Tổng thống Barack Obama để làm chứng cho những gì ông Obama biết về trường hợp của Trung tướng Michael Flynn.

Trong một bài đăng trên tài khoản Twitter của mình hôm thứ Năm (14/5), Tổng thống Trump viết: “Nếu tôi là Thượng nghị sĩ hoặc Dân biểu, người đầu tiên tôi gọi để làm chứng về tội ác chính trị và vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, cho tới NAY, là cựu Tổng thống Obama. Ông ấy biết MỌI THỨ”.

Tổng thống đã chỉ đích danh ông Graham - Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện, để làm điều đó.

Ông kêu gọi: “Hãy làm điều đó @LindseyGrahamSC, cứ làm đi. Không còn quý ông Tốt Bụng nữa. Không nói thêm nữa!".

Tổng thống Trump và Obama (Photo by Saul Loeb - Pool/Getty Images)
Tổng thống Trump và Obama (Photo by Saul Loeb - Pool/Getty Images)

Ông Graham đã gạt đi những lời đề nghị của Tổng thống Trump, cho biết đó là hành động không khôn ngoan đối với đất nước.

“Đối với Ủy ban Tư pháp, cả hai vị Tổng thống đều được chào đón đến trước ủy ban và chia sẻ mối quan tâm của họ về đối phương. Nếu không có gì khác nó sẽ làm chất liệu tuyệt vời cho mấy kênh truyền hình. Tuy nhiên, tôi rất nghi ngờ về việc liệu nó có khôn ngoan cho đất nước hay không”.

Graham cũng gợi ý rằng việc Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ đang ngồi buộc tội người tiền nhiệm của mình, hay ngược lại, là một hành động hoàn toàn không phù hợp, trong bối cảnh thảm họa đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành toàn cầu.

Quỹ Obama (Obama Foundation) đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về vấn đề này.

Tổng thống Trump có mối quan hệ không tốt với cựu Tổng thống Obama sau khi một tài liệu được giải mật gần đây tiết lộ rằng, một số quan chức hàng đầu thời ông Obama và FBI có thể đã giăng bẫy tướng Flynn - cựu Cố vấn An ninh Quốc gia của ông Trump, để điều tra chiến dịch tranh cử của ông Trump có thông đồng với Nga.Ông Flynn đã từ chức vào ngày 13/2/2017, sau khi ông không thông báo cho Phó Tổng thống Mike Pence rằng ông đã nói chuyện với cựu Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ - ông Kis Kislyak - về lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga trong các cuộc gọi vào tháng 12/2016.

Những cuộc gọi đó được thực hiện dưới sự chỉ đạo của FBI vào thời điểm đó.

Hai thượng nghị sĩ Chuck Grassley và Ron Johnson đã công bố danh sách được giải mật sau khi nhận được nó từ ông Richard Grenell - Quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia.

Danh sách này chứa tên của những người có thể đã nhận được danh tính của ông Flynn, để đáp lại một yêu cầu được xử lý trong khoảng thời gian từ ngày 08/11/2016 đến ngày 31/1/2017. Đó là yêu cầu vạch mặt (unmasking) một danh tính đã được đề cập chung trong báo cáo tình báo nước ngoài của Cơ quan An ninh Quốc gia .

Danh sách những cái tên này bao gồm cựu Phó Tổng thống Joe Biden, Chánh văn phòng lúc đó là Denis McDonough, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Samantha Power, cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper, cựu Giám đốc FBI James Comey, và cựu Giám đốc CIA John Brennan .

Trong quá trình theo dõi liên lạc với các quan chức nước ngoài, cuộc hội thoại của công dân Hoa Kỳ đôi khi sẽ tình cờ được các cơ quan tình báo thu thập. Danh tính của những người này thường được tái định nghĩa trong bản ghi nội dung hoặc báo cáo tình báo nếu họ không phải là đối tượng cần được giám sát. Thuật ngữ “vạch mặt” (unmasking) đề cập đến quá trình tiết lộ tên của một công dân Hoa Kỳ.

Cựu Quyền Tổng chưởng lý Hoa Kỳ Sally Yates trên đồi Capitol vào ngày 08/5/2017. (Chip Somodevilla / Getty Images)
Cựu Quyền Tổng chưởng lý Hoa Kỳ Sally Yates trên đồi Capitol vào ngày 08/5/2017. (Chip Somodevilla / Getty Images)

Hồ sơ tòa án (pdf) từ Bộ Tư pháp cũng cho thấy cựu Tổng thống Obama đã biết các chi tiết trong các cuộc gọi của ông Flynn.

Sally Yates, cựu Phó Tổng Chưởng lý, đã làm chứng rằng, trong cuộc họp tại Nhà Trắng ngày 05/1/2017, ông Obama đã nói với bà và những người khác rằng ông đã “được biết về thông tin của ông Flynn”, cũng như cuộc thảo luận của vị trung tướng này với ông Kislyak.

Mặc dù không đồng ý với đề nghị của Tổng thống Trump để ông Obama làm chứng, nhưng ông Graham nhấn mạnh sẽ điều tra các yêu cầu “vạch trần” để xác định xem những yêu cầu này có hợp pháp hay không.

Ông Grassley cũng yêu cầu có câu trả lời về những gì cựu Tổng thống Obama và ông Biden biết trong vụ việc của tướng Flynn, cũng như họ đã nắm được các thông tin ở thời điểm nào.

Ông nói: “Không rõ họ đã thảo luận về cuộc điều tra với nhau chi tiết tới mức độ nào, nhưng dựa trên tất cả những gì chúng ta biết hiện tại về nền tảng giả cho cuộc điều tra, đây là lúc chúng ta đặt câu hỏi. Ông Obama và ông Biden đã biết những gì? Và từ khi nào họ biết điều đó?”.

Du Miên

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện trì hoãn khi Tổng thống Trump đề nghị triệu tập ông Obama