Chính quyền TT Haiti vừa bị ám sát, từng từ chối vắc-xin AstraZeneca và tại sao “Lính đánh thuê” Mỹ có mặt trong vụ này?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vụ sát hại TT Jovenel Moise tại tư dinh của ông vào rạng sáng ngày 7/7 gây chấn động thế giới. Có 28 thành viên gồm quốc tịch Colombia và Mỹ đã tham gia vụ sát hại này, điều đó đặt ra câu hỏi: Liệu có “yếu tố nước ngoài” can dự? Ai đó muốn tổng thống Haiti phải chết là có lý do, nhưng đằng sau đó là gì thì vẫn còn là câu hỏi bí ẩn.

Vụ sát hại đã gây thêm bất ổn cho quốc gia nghèo nhất châu Mỹ này và đẩy Haiti lún sâu hơn vào tình trạng mất an ninh, vốn đã và đang phải chịu những tác động lâu dài từ các trận động đất kinh hoàng, dịch tả, bạo lực băng đảng, Covid-19 và giờ đây là sự can thiệp chính trị từ nước ngoài…

Tình tiết đáng ngờ

Haiti có khoảng 11 triệu dân và luôn trong tình trạng “vật lộn” để hướng tới sự ổn định kể từ khi chế độ độc tài Francois Duvalier sụp đổ vào năm 1986, cùng việc phải đối mặt với hàng loạt các cuộc đảo chính và sự can thiệp của nước ngoài.

Năm 2017, Jovenel Moise đắc cử Tổng thống. Theo truyền thông dòng chính, sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Moise bị cáo buộc hành xử ngày càng giống một "kẻ độc tài", luôn tìm cách củng cố quyền lực, dù ông liên tục phủ nhận.

Vào lúc 1h sáng ngày 7/7 vừa qua, vợ chồng Tổng thống Jovenel Moise đã bị bắn nhiều phát đạn trong một cuộc đột kích táo bạo chưa từng có vào tư dinh của ông ở ngoại ô thủ đô Port-au-Prince.

Nhóm sát thủ được cho là "lính đánh thuê" đã nã nhiều loạt đạn, đoạt mạng Tổng thống Moise, và khiến Đệ nhất phu nhân Martine Moise bị thương nặng.

Screen Shot 2021-07-10 at 12.49.30 PM.png
Đệ nhất phu nhân Martine Moise bị thương nặng, được đưa tới bệnh viện Miami tại Mỹ. (Ảnh chụp qua màn hình)

Tổng thống Jovenel Moise đã chết sau khi bị trúng 12 phát đạn từ nhóm sát thủ. Ông bị bắn vào mọi vị trí trên cơ thể: Chân, tay, đầu, mặt, ngực và vùng bụng bị trúng nhiều phát đạn.

Theo NPR, Thẩm phán Carl Henry Destin (Haiti) tham gia cuộc điều tra cho biết, Tổng thống Moïse đã bị bắn hàng chục phát đạn và văn phòng cũng như phòng ngủ của ông đều bị lục soát. Các nhà điều tra đã tìm thấy các vỏ đạn 5,56 mm và 7,62 mm tại giữa cổng ra vào và bên trong tư dinh Tổng thống.

Cảnh sát Haiti cho biết, nhóm sát thủ gồm 28 thành viên bao gồm quốc tịch Colombia và Mỹ đã sát hại Tổng thống Jovenel Moise, nhưng vẫn chưa biết động cơ cũng như kẻ chủ mưu vụ ám sát.

Các quan chức Haiti đã cung cấp rất ít thông tin về vụ giết người, ngoài việc nói rằng cuộc tấn công được thực hiện bởi "một nhóm được đào tạo bài bản và có vũ trang khủng".

Đại sứ Haiti tại Mỹ - Bocchit Edmond - cho biết những kẻ tấn công đóng giả là đặc vụ của Cơ quan Thực thi Pháp luật về Ma túy của Mỹ, có khả năng xâm nhập Tư dinh Tổng thống Moïse bằng cách sử dụng danh tính đó.

Tại Port-au-Prince, các nhân chứng cho biết một đám đông đã phát hiện ra hai nghi phạm trốn trong bụi cây, và phóng viên của hãng AP đã nhìn thấy cảnh sát Haiti áp tải 2 kẻ tình nghi này vào phía sau một chiếc xe bán tải.

Khi phóng viên Robinson Geffrard, làm việc cho cho một tờ báo địa phương của Haiti đăng một bài báo về những bình luận của cảnh sát trưởng Haiti, bài viết đã thu hút một loạt phản hồi của độc giả bày tỏ nhiều sự hoài nghi.

Nhiều người đặt câu hỏi rằng, làm thế nào mà những kẻ tấn công lại có thể xâm nhập vào tư dinh Tổng thống - nơi có hệ thống an ninh dày đặc và lại biết được chi tiết vị trí phòng ngủ của Tổng thống, hạ sát ông và bắn trọng thương đệ nhất phu nhân rồi trốn thoát mà không hề bị hề hấn gì. Rồi sau đó, những kẻ tình nghi bị bắt ngay tại gần hiện trường mà không có kế hoạch tẩu thoát ngay sau khi gây án?

Điều đáng chú ý là các nhân viên an ninh, cảnh vệ xung quanh Tổng thống Moise trong thời điểm xảy ra vụ tấn công không có ai bị thương.

Tại sao lại có “Lính đánh thuê” Mỹ trong vụ sát hại Tổng thống Haiti?

17 kẻ bị tình nghi trong vụ tấn công tại tư dinh Tổng thống đã bị bắt giữ, bao gồm 15 người Colombia và hai người Mỹ gốc Haiti.

  • Hai "lính đánh thuê" là người Mỹ:

Theo Dailymail.co.uk, Bộ trưởng phụ trách bầu cử của Haiti, ông Mathias Pierre, đã xác định 2 người Mỹ đó là James Solages (35 tuổi) và Joseph Vincent (55 tuổi).

Tờ này cho biết, James Solages là Chủ tịch hội đồng quản trị của tổ chức từ thiện Jacmel First được thành lập vào năm 2019 ở bang Florida (Mỹ), nhằm giúp chấm dứt nạn đói của trẻ em tại Haiti.

Screen Shot 2021-07-10 at 7.32.36 PM.png

Trong phần tiểu sử trên trang web của tổ chức từ thiện này, Solages cho biết anh ta là một kỹ sư xây dựng chuyên về phát triển cơ sở hạ tầng.

James Solages cũng là giám đốc điều hành công ty, với tư cách là nhà tư vấn ở Nam Florida, và cũng là một chính trị gia 'quảng bá đất nước của mình bằng cách tập trung vào các chương trình nhân ái và tư vấn chương trình phát triển kinh tế'.

Trang web cho biết sứ mệnh từ thiện của Tổ chức Jacmel First do James Solages thành lập, là nhằm hỗ trợ những phận người kém may mắn ở Haiti, đặc biệt là hỗ trợ người dân ở thị trấn ven biển cảng Jacmel của Haiti, thông qua giáo dục, giáo dục sức khỏe và xây dựng hệ thống vệ sinh.

Cũng trong phần tiểu sử trên trang web, James Solages cho biết trước đây anh ta từng lãnh nhiệm chức Tổng chỉ huy đội vệ sĩ cho Đại sứ quán Canada ở Haiti.

Theo NPR, Cơ quan quan hệ đối ngoại của Canada đã đưa ra một tuyên bố không đề cập trực tiếp đến James Solages, nhưng xác nhận một trong những kẻ tình nghi bị cáo buộc trong vụ sát hại Tổng thống Moise đã được một nhà thầu tư nhân "thuê làm vệ sĩ dự bị trong một thời gian ngắn" tại đại sứ quán của họ.

Trong khi đó, theo Straitstimes, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jalina Porter cho biết Mỹ "chắc chắn biết" về việc bắt giữ các công dân Mỹ liên quan đến vụ ám sát, nhưng từ chối bình luận, và viện dẫn luật về quyền riêng tư.

Như vậy có thể thấy, truyền thông dòng chính Mỹ đã “vô tình” cung cấp góc khuất về những gì đã và đang xảy ra ở Haiti? Nhiều lần, các quan chức Haiti đã sử dụng thuật ngữ “Lính đánh thuê” để mô tả những người có liên quan đến vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moïse.

Screen Shot 2021-07-10 at 12.48.42 PM.png
Truyền thông dòng chính tại Mỹ đều dùng cụm từ “Lính đánh thuê” để mô tả những nghi phạm liên quan đến vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moïse. (Ảnh chụp qua màn hình)

Nếu những kẻ giết người thực sự là "Lính đánh thuê", phải chăng có một thế lực nào đó đã lên kế hoạch và trả tiền cho nhóm “Lính đánh thuê này” để thực hiện mục đích của họ.

Một nhóm sát thủ được đào tạo bài bản, đã lên kế hoạch cẩn thận cho cuộc tấn công này, và “nằm vùng” tại Haiti trước đó 3 tháng. Các quan chức Haiti tiếp tục sử dụng thuật ngữ “lính đánh thuê” chắc chắn là có gì đó... đầy "uẩn khúc" và đáng báo động.

Và tại thời điểm này, có vẻ như ít nhất trong số “lính đánh thuê” đó có 2 nghi phạm là người Mỹ …

  • Nghi phạm ám sát TT Haiti đột nhập vào cơ quan ngoại giao Đài Loan

Ngày 9/7, Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết 11 kẻ tình nghi ám sát Tổng thống Jovenel Moise đã đột nhập vào văn phòng ngoại giao của họ tại Haiti, nhưng sau đó đã bị cảnh sát bắt giữ.

Bà Joanne Ou, phát ngôn viên Cơ quan ngoại giao Đài Loan cho biết một số cửa ra vào và cửa sổ bị đập vỡ, và văn phòng ngoại giao đã phải đóng cửa "vì lý do an toàn":

Bà Joanne Ou phát biểu với hãng tin AP tại Đài Bắc:

"Rạng sáng 8/7, an ninh văn phòng ngoại giao phát hiện một nhóm người có vũ trang đột nhập vào sân. Nhân viên an ninh ngay lập tức thông báo cho nhân viên văn phòng và cảnh sát Haiti".

"Về việc liệu các nghi phạm có liên quan đến vụ ám sát Tổng thống Haiti hay không, điều đó sẽ cần được cảnh sát Haiti điều tra".

Haiti là một trong số ít các quốc gia còn lại trên thế giới vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan thay vì chính quyền Bắc Kinh của ĐCSTQ.

Các câu hỏi tiếp tục xoay quanh vụ việc: "Ai đã giết tổng thống Jovenel Moise và vì lý do gì?” vẫn đang là chủ đề bàn tán tại Haiti và cả thế giới.

Vụ ám sát Tổng thống Haiti: Lời tiên tri của nhà ngoại cảm người Anh trở thành sự thật
Tổng thống Haiti - Jovenel Moïse phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh thường niên Concordia tổ chức ở New York, Mỹ vào ngày 25/9/2018. Ông đã bị ám sát tại nhà ngày 7/7/2021 (Ảnh: Riccardo Savi)

Theo Straitstimes, một người dân Haiti đã nói với AFP rằng: "Người nước ngoài đến đất nước để gây ra tội ác này. Chúng tôi, những người Haiti, rất kinh hoàng", "Chúng tôi cần biết ai đứng sau vụ này, tên của họ, lý lịch của họ để công lý có thể được thực thi".

Việc “lính đánh thuê” James Solages (quốc tịch Mỹ) từng là kỹ sư xây dựng chuyên về phát triển cơ sở hạ tầng, và tham gia một tổ chức từ thiện tại Mỹ để trợ giúp Haiti cũng là một dấu hỏi đáng ngờ, và gợi nhớ “quá khứ” đau thương của quốc gia này trong vấn đề tái thiết sau thiên tai.

“Truyền thống” từ thiện đầy tai tiếng tại Haiti

Nghèo nàn cộng thêm những vụ động đất liên miên đã biến Haiti trở thành nơi “nồi da xáo thịt” của các tổ chức từ thiện thế giới.

Ngược dòng thời gian, ngày 12/1/2010 là ngày bi thảm tại Haiti khi trận động đất với cường độ 7,0 richter tại tâm chấn, cách thủ đô Port-au-Prince khoảng 25 km về phía tây, đã phá hủy hầu hết các công trình lớn bao gồm Dinh tổng thống, tòa nhà Quốc hội, Nhà thờ lớn Port-au-Prince, và tất cả bệnh viện đều bị san phẳng.

Trận động đất cũng tàn phá gần như toàn bộ hạ tầng nhà ở của Haiti: 100.000 ngôi nhà bị phá hủy, số còn lại đều bị hư hại nặng, thiệt hại ước tính lên tới 2,3 tỷ đô la chỉ trong lĩnh vực nhà ở. Hậu quả là 1,5 triệu người phải sống trong các trại lều tạm bợ.

Ngày 16/1/2010, Tổng thống Barack Obama kêu gọi một cuộc cứu trợ Haiti - quốc gia nghèo nhất Châu Mỹ, và đặc biệt kêu gọi ủng hộ tài chính để giúp xây dựng lại nhà ở cho người dân nước này.

Tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama thông báo rằng các cựu Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush sẽ dẫn đầu việc gây quỹ để cứu trợ thêm cho các nạn nhân động đất ở Haiti.

Trong bài phát biểu của mình, Barack Obama nói: "Bằng cách đến với nhau theo cách này, hai nhà lãnh đạo này gửi một thông điệp không thể nhầm lẫn đến người dân Haiti và cho người dân thế giới".

Theo Reuters, Barack Obama đã cam kết tài trợ 100 triệu đô la ban đầu để cứu trợ trận động đất cho Haiti, đã tranh thủ sự giúp đỡ của cựu Tổng thống Bill Clinton, đặc phái viên của Liên Hợp Quốc tại Haiti, và cựu Tổng thống George W. Bush, để thúc đẩy các nỗ lực huy động vốn tại khu vực tư nhân.

Họ đã thành lập Quỹ Clinton Bush Haiti và hướng dẫn người Mỹ truy cập trang web www.clintonbushhaitifund.org, và khuyến khích mọi người trao tiền mặt.

Cựu TT Bush phát biểu: “Cách hiệu quả nhất để người Mỹ giúp đỡ người dân Haiti là đóng góp tiền ... Tôi biết rất nhiều người muốn gửi chăn hoặc nước. Chỉ cần gửi tiền mặt của quý vị thôi. Một trong những điều Tổng thống Clinton và tôi sẽ đảm bảo là tiền của quý vị sẽ được chi tiêu một cách sáng suốt".

Theo “viễn cảnh” mà họ “vẽ ra”, chính quyền Barack Obama và Cơ quan viện trợ hàng đầu USAID sẽ thúc đẩy kế hoạch đầy tham vọng: Xây dựng hàng nghìn ngôi nhà mới, tạo các ngành công nghiệp mới, mang lại khởi đầu mới cho người dân Haiti đang trắng tay trong trận động đất.

Một ủy ban được cộng đồng quốc tế thành lập để điều phối viện trợ sau trận động đất có tên là Ủy ban Phục hồi Haiti lâm thời (IHRC), và người đứng đầu Ủy ban đặc phái viên LHQ về Haiti chính là Bill Clinton.

Screen Shot 2021-07-10 at 7.51.37 PM.png
Cựu TT Bush phát biểu: “Cách hiệu quả nhất để người Mỹ giúp đỡ người dân Haiti là đóng góp tiền ... Tôi biết rất nhiều người muốn gửi chăn hoặc nước. Chỉ cần gửi tiền mặt của quý vị thôi. Một trong những điều Tổng thống Clinton và tôi sẽ đảm bảo là tiền của quý vị sẽ được chi tiêu một cách khôn ngoan". (Ảnh chụp qua video)

Nhưng đến tháng 9/2013, gần 4 năm sau trận động đất, chỉ có 7.500 ngôi nhà mới được xây dựng và 27.000 ngôi nhà được sửa chữa - một thành tích cực kỳ nhỏ bé so với hàng tỷ đô la và những kế hoạch lớn lao của cộng đồng quốc tế sau thảm họa. (Bostonreview)

Tại Haiti, báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho thấy, chưa đến 1% trong số hơn 1,3 tỷ USD hỗ trợ do USAID cung cấp được trao trực tiếp cho các công ty hoặc tổ chức của Haiti. USAID đã trao nhiều tiền hơn cho nhà thầu có trụ sở tại Washington DC, thay vì cho chính phủ Haiti kể từ trận động đất.

Brad Johnson, Chủ tịch của Mission of Hope, một tổ chức phi chính phủ ở Haiti nói với tờ New York Times: “Chúng tôi không phải là những “nhóm lớn” ngồi ở Washington, DC và nhận được tài chính. . . Nhưng chúng tôi đang xây hoàn thiện mỗi ngôi nhà chỉ với giá 6.000 đô la một căn. Tôi không hiểu, với tất cả số tiền đổ vào Haiti, tại sao khắp nơi người dân Haiti vẫn không có nhà để ở”.

Sự thất bại trong công cuộc tái thiết Haiti, đáng buồn thay lại mở ra một chương khác trong lịch sử đói nghèo của quốc gia này.

Haiti - quốc gia nghèo nàn nhất ở châu Mỹ vốn dĩ không tạo ra nhiều tin tức quan trọng trên trường quốc tế, nhưng vào năm 2021 này, Haiti lại trở nên “nổi tiếng” trong đại dịch Covid-19: Là quốc gia duy nhất chưa áp dụng chương trình tiêm chủng cho dân chúng…

Haiti là quốc gia duy nhất ở châu Mỹ từ chối vắc-xin AstraZeneca

Haiti đã tạo ra một sự khác biệt so với thế giới: Đó là quốc gia duy nhất chưa tiêm chủng ngừa Covid-19.

Theo Bloomberg, “một trong số ít các quốc gia trên toàn thế giới vẫn đang chờ đợi vaccine, và Haiti nằm trong số 92 quốc gia nghèo được cung cấp vaccine theo chương trình phân phối vaccine toàn cầu COVAX do Liên Hiệp Quốc dẫn đầu”.

Tổng Giám đốc Bộ Y tế Haiti - Laure Adrien cho biết, “Haiti không từ chối lời đề nghị cung cấp vaccine của liên minh COVAX, mà chỉ là “yêu cầu là COVAX thay đổi loại vaccine mà họ đang cung cấp cho chúng tôi”.

Vaccine AstraZeneca sẽ đến được với dân chúng tại các quốc gia đang phát triển thông qua một chương trình gọi là “COVAX”.

COVAX được thành lập bởi tỷ phú Bill Gates và được đồng lãnh đạo bởi Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI) được thành lập vào năm 1999. Quỹ Bill & Melinda Gates cũng là nhà tài trợ chính cho GAVI.

Việt Nam tiếp nhận hơn 800 nghìn liều vaccine từ Covax, gần 3,37 triệu liều sẽ về trong tháng 5
Vaccine AstraZeneca đang gặp nhiều vấn đề liên quan đến các tác dụng phụ sau khi tiêm. (Ảnh minh họa: ncov.moh.gov.vn)

Tháng 6 vừa qua, chính quyền của Tổng thống Jovenel Moïse đã từ chối việc tiêm vaccine AstraZeneca, với lý do hầu hết người dân Haiti đều lưỡng lự, do lo ngại các tác dụng phụ và không muốn tiêm loại vaccine này.

Tuy nhiên, những bất ổn chính trị tại Haiti cùng làn sóng gia tăng lây nhiễm Covid-19 đã khiến quốc gia này cuối cùng “đành” phải đồng ý chấp nhận lời đề nghị cung cấp vaccine Covid-19 của quốc tế.

Tờ Bloomberg cho biết: “Đại dịch chỉ là căn bệnh mới nhất ập đến với quốc gia 11,3 triệu người. Haiti đã chứng kiến ​​nhiều tháng biểu tình chống lại Tổng thống Jovenel Moise và bạo lực băng đảng, bắt cóc. Tháng trước, một nhân viên của Tổ chức phi lợi nhuận điều hành một số phòng khám và bệnh viện ở Haiti, đã bị sát hại trên đường đi làm về”.

Tuy vậy, Alessandra Giudiceandrea, người đứng đầu tổ chức The United Nations' Vaccine Market Dashboard - nơi xử lý thông tin do COVAX cung cấp - xác nhận vẫnkhông có ngày giao hàng (vaccine) theo lịch trình cho Haiti.

Tiến sĩ Adrien, thuộc Bộ Y tế Haiti cũng cho biết vẫn chưa rõ Haiti sẽ nhận loại vaccine nào: Vaccine AstraZeneca của COVAX hay những loại vaccine được Tổng thống Joe Biden cung cấp. Ông cũng cho biết, hầu hết người dân Haiti trước đó đã từ chối tiêm vaccine Covid-19.

Hiện chính quyền Joe Biden sẽ hợp tác điều tra sớm nhất có thể sau khi Haiti thông báo trong số người bị bắt giữ nghi ám sát tổng thống Jovenel Moise có 2 người Mỹ.

Nền chính trị Haiti đã rơi vào các vụ tranh cãi liên miên kể từ đầu 2020, khi Tổng thống Jovenel Moise đã điều hành đất nước bằng sắc lệnh khi nước này không có cơ quan lập pháp. Quốc hội Haiti đã giải tán vào đầu năm 2020 khi nhiệm kỳ của các nhà lập pháp kết thúc và không cuộc bầu cử mới nào được tổ chức.

Theo Reuters, bản thân Tổng thống Jovenel Moise từng đề cập đến những thế lực đen tối đang gây rối và ẩn núp đằng sau tình trạng bất ổn tại Haiti, bao gồm: Các chính trị gia và các nhà tài phiệt tham nhũng không hài lòng với những nỗ lực của ông để làm trong sạch các hợp đồng của chính phủ và cải cách nền chính trị Haiti.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Xuân Trường

Thế giới


BÀI CHỌN LỌC

Chính quyền TT Haiti vừa bị ám sát, từng từ chối vắc-xin AstraZeneca và tại sao “Lính đánh thuê” Mỹ có mặt trong vụ này?