Cập nhật tình hình virus Corona trên thế giới (07/02 - 23:00) - Người đứng đầu WHO thông báo thiếu khẩu trang y tế trên toàn cầu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thêm khoảng 70 người chết và 2000 ca nhiễm mới sau chỉ một đêm...

Số ca Số người tử vong
Tổng 31,546 638
Trung Quốc Đại Lục 31,273 636
Việt Nam 12 --
Các nơi khác ở Châu Á 128 2
Châu Âu 28 --
Bắc Mỹ 16 --
Các nơi khác 19 --

Người đứng đầu WHO thông báo thiếu khẩu trang y tế trên toàn cầu

Thế giới đang cạn kiệt khẩu trang và các trang thiết bị bảo vệ chống lại coronavirus, theo Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố với báo giới tại Geneva, Thụy sỹ.

“Thế giới đang đối mặt với tình trạng thiếu lâu dài đồ bảo hộ cá nhân” ông nhấn mạnh.

Các quan chức y tế cho biết thêm, ông đang đàm phán với các thành viên trong mạng lưới chuỗi cung cấp để tăng sản lượng và giải quyết tình trạng “thắt cổ chai” trong sản xuất khẩu trang,

“Chúng ta đang có một kẻ thù chung gây nguy hiểm và rối loạn nghiêm trọng về: xã hội, chính trị, và kinh tế” ông tuyên bố.

Ireland tạm dừng tất cả dịch vụ gửi bưu phẩm đến Trung Quốc

Ireland thông báo họ sẽ tạm dừng tất cả dịch vụ gửi bưu phẩm đến Trung Quốc do dịch coronavirus.

“Thông báo được đưa ra sau khi một số hãng hàng không quyết định tạm dừng dịch vụ bưu điện hàng không”, theo thông tin từ Bưu điện.

Ireland chưa có ca nào nhiễm virus, nhưng có một bệnh nhân đang được xét nghiệm tại bệnh viện ở Derry, Belfast, theo báo cáo của Live hôm 6/2.

Đó là một trẻ em đi du lịch Hồng kông cùng gia đình khoảng 7 ngày trước.

4 Hành khách trên tàu du lịch nhập viện ở Mỹ.

Sau khi được kiểm tra sàng lọc coronavirus mới trên một tàu du lịch cập cảng New Jersey, 4 người đã nhanh chóng được đưa vào bệnh viện gần đó ngày 7/2.

Con tàu Hoàng Gia Caribe là Anthem ò the Seas đã cập cảng Bayonne. Trên 20 hành khách trong diện nghi ngờ đã được kiểm tra, Thị trưởng Bayonne, ông Jimmy Davis thông báo.

Trong số kiểm tra, 4 người đã được đưa vào một bệnh viện trong vùng để thăm khám chuyên sâu hơn, ông cho biết.

Trong số đưa ra khỏi tàu, có ít nhất một người được đẩy ra ngoài trên băng ca, theo đoạn phim video.

Tỉnh Hồ Bắc Trung quốc thông báo đóng cừa một phần các làng mạc

Ngày 7/2, Nhà chức trách tỉnh Hồ Bắc, trung tâm dịch Coronavirus, ra thông báo khẩn về việc áp dụng các biện pháp “rào làng” trong vùng.

Trong đó, một biện pháp kêu gọi chỉ mở một con đường tử làng ra ngoài, còn lại đóng toàn bộ các đường khác. Hơn nữa, còn đề nghị dùng lưới, rào chắn, hàng rào chứa nước để bịt kín những con đường đó lại.

Nó cũng kêu gọi chỉ định những cá nhân nhất định trong mỗi làng, chịu trách nhiệm mua đồ nhu yếu phẩm cho tất cả mọi người trong làng.

Người dân sẽ “bị xử lý nghiêm khắc” nếu để xảy ra lây truyền virus trong cộng đồng hoặc hộ gia đình do dân làng không tuân thủ “biện pháp rào làng”, theo thông báo đã đăng.

Việt Nam ghi nhận 12 ca nhiễm bệnh

Theo báo Hà nội mới đưa tin 2 ca mới mắc ngày 6/2, nâng tổng số mắc bệnh cả nước lên 12, Trích tuyên bố của Nhà chức trách y tế.

Hai bệnh nhân mới là mẹ và em gái của người đã xét nghiệm dương tính với coronavirus trước đó. Cô từ Vũ Hán trở về Việt nam ngày 17/1

Người phụ nữ này thuộc nhóm 8 người được công ty Japan’s Nihon Plast Company cử sang Vũ hán để đào tạo. Cả nhóm đã trở về Việt nam trên cùng chuyến bay ngày 17/1. Trong số 8 người, có năm người hiện bị nhiễm virus.

Toyota hoãn ngày bắt đầu làm việc trở lại của các Nhà máy ở Trung Quốc

Toyota, nhà sản xuất ô tô Nhật bản, sẽ tiếp tục tạm hoãn thời gian làm việc trở lại của 4 nhà máy tại trung quốc cho đến ngày 17/2, theo thời báo Mainichi Shimbun đưa tin. Cả 4 nhà máy nằm ở các thành phố như: Thiên Tân, Thành Đô, Trường Xuân, và Quảng Châu.

Ban đầu, Toyota có kế hoạch mở lại những nhà máy này vào đầu tháng hai sau tết năm mới nhưng đã phải hoãn tới 10/2 hoặc muộn hơn.

Theo báo đưa tin, Toyota đã sản xuất khoảng 1.4 triệu chiếc xe tại 4 nhà máy này trong năm 2019.
Tòa án Quốc tế lên tiếng chỉ trích Trung quốc về việc xử trí Người Bác sỹ báo tin đầu tiên về vụ dịch coronavirus.

Giám đốc vùng của Tòa án Quốc tế, Nicholas Bequelin tuyên bố hôm 7/2, cái chết của Li Wenliang, bác sỹ Trung Quốc, người đã rọi ánh sáng cho vụ dịch coronavirus tháng 12 năm ngoái, nhưng lại bị chính quyền Trung Quốc khiển trách về tội đưa tin thất thiệt, vụ việc đã bộc lộ rõ “sự thất bại về nhân quyền ở Trung Quốc”.

Bequelin cho biết “Trường hợp của Li Wenliang là một thảm kịch về cách giải quyết nỗi bận tâm của chính quyền Trung Quốc trong việc duy trì ‘sự ổn định’, bằng cách che giấu thông tin quan trọng về những vấn đề công chúng quan tâm”

“Trung Quốc phải rút ra bài học từ trường hợp của Li và đảm bảo tôn trọng lẽ phải trong cách triển khai cuộc chiến với bệnh dịch”

“Mọi người sẽ phải đối mặt với sự quấy rối hoặc trừng phạt khi nói về mối nguy hiểm đối với cộng đồng, chỉ bởi vì nó có thể đẩy chính quyền vào tình huống khó xử” theo ông Bequelin tuyên bố.

Nhà Lãnh đạo Tập Cận Bình và Tổng Thống Trump điện đàm về dịch Coronavirus

Nhà Lãnh Đạo Tập Cận Bình trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donal Trump sáng thứ sáu tuyên bố, Chính phủ Trung quốc không tiếc công sức chiến đấu để kiềm chế dịch coronavirus, theo Reuters đưa tin.

Phó tổng thư ký báo chí Nhà Trắng Judd Deere đăng trên tweet, Tổng thống Trump “đã bày tỏ sự tin tưởng về sức mạnh và năng lực của Trung Quốc khi đối đầu với những thách thức của dịch coronavirus mới 2019” trong suốt cuộc điện đàm.

“Cả hai nhà lãnh đạo đều nhất trí sẽ tiếp tục liên lạc và hợp tác sâu rộng giữa hai bên” ông cho biết.

Cơ quan giám sát chống tham nhũng Quốc tế Trung Quốc điều tra cái của bác sĩ báo tin đầu tiên về dịch Coronavirus

Ủy ban Giám sát Quốc gia Trung Quốc, nơi giám sát chống tham nhũng, đã thông báo hôm 7/2, họ sẽ cử một nhóm điều tra tới Vũ Hán để thực hiện “cuộc điều tra toàn diện” về vụ việc của bác sỹ Li Wenliang.

Bác sỹ nhãn khoa, Li Wenliang, chết vì nhiễm coronavirus tại Vũ Hán vào sáng ngày 7/2 sau khi nhận kết quả xét nghiệm dương tính ngày 1 tháng 2. Anh là 1 trong 8 bác sỹ báo tin đầu tiên khiến mạng xã hội Trung Quốc dấy lên báo động về một vụ dịch “viêm phổi không rõ nguyên nhân” xảy ra vào tháng 12/2019.

Ngày 3 tháng 1, cảnh sát triệu tập anh đến đồn công an địa phương khiển trách tội danh “gieo rắc lời đồn thất thiệt”.

Ca nhiễm đầu tiên ở Bắc Triều Tiên

Theo thời JoongAng Ilbo của Hàn Quốc đưa tin ngày 7/2, một người phụ nữ ở Bình Nhưỡng vừa từ Trung Quốc trở về, đã được xác nhận nhiễm coronavirus, trích dẫn tin truyền thông nhà nước bắc Triều Tiên.

Báo JoongAng Ilbo không cung cấp thêm thông tin chi tiết về người phụ nữ này

Bắc triều tiên đã đóng của biên giới với Trung Quốc và Nga để ngăn chặn sự lây lan của Virus, theo tin từ Reuter. Họ cũng ngừng các dịch vụ hàng không và đường sắt với hai nước láng giềng, cũng như tạm dừng các tour du lịch Quốc tế.

Người Úc từ Trung Quốc sẽ di tản đến làng công nhân cũ

Thủ tướng Úc Scott Morrison tuyên bố rằng một làng công nhân xây dựng không sử dụng gần Darwin sẽ được sử dụng để chứa nhiều người Úc đang hồi hương từ Vũ Hán vì đảo Giáng sinh không thể lấy thêm người, theo truyền thông địa phương.

Ngôi làng từng có khoảng 3.500 công nhân xây dựng nhà máy khí đốt trên cảng Darwin.

Khoảng 280 người Úc hiện đang bị cách ly trên đảo Giáng sinh sau khi được sơ tán khỏi Vũ Hán.

Theo The Guardian, chuyến bay sơ tán thứ hai của Qantas sẽ rời Vũ Hán ngay sau nửa đêm.

Người Ý đầu tiên xét nghiệm dương tính với virus

Một người đàn ông trong số 56 người quốc tịch Ý hồi hương từ Vũ Hán vào ngày 3 tháng 2, đã thử nghiệm dương tính với coronavirus vào ngày 6 tháng 2, Reuters đưa tin, trích dẫn từ sở y tế địa phương.

Người đàn ông hiện đang ở viện bệnh truyền nhiễm Spallanzani ở Rome.

Vụ việc đánh dấu trường hợp nhiễm Coronavirus thứ ba ở Ý. Hai trường hợp trước đó là khách du lịch Trung Quốc đã thử nghiệm dương tính vào tuần trước.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc kêu gọi WHO phối hợp làm việc với Đài Loan

Andrew Brprice, đại sứ Hoa Kỳ tại Hoa Kỳ tại Geneva, đã thúc giục ban điều hành Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phối hợp với Đài Loan trong công tác đối phó với dịch bệnh, theo Reuters.

Đối với Coronavirus đang phát triển nhanh chóng, điều bắt buộc về mặt kỹ thuật là WHO phải trình bày dữ liệu y tế công cộng ở Đài Loan như một khu vực bị ảnh hưởng và tham gia trực tiếp với các cơ quan y tế công cộng Đài Loan để kịp thời hành động.

Bắc Kinh coi Đài Loan là một tỉnh nổi loạn và đã cố gắng làm giảm sự hiện diện quốc tế của hòn đảo bằng cách ngăn chặn họ trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế như WHO.

Bộ Ngoại giao Đài Loan đã chỉ trích WHO vì đã báo cáo sai số lượng các trường hợp được xác nhận tại đảo và gọi sai tên nơi này.

Một số chính phủ trên thế giới gần đây đã lên tiếng ủng hộ Đài Loan tham gia WHO, bao gồm Paraguay và Guatemala, theo một hãng Thông tấn xã của chính quyền địa phương, trích dẫn từ Bộ Ngoại giao Đảo.

Người quốc tịch Anh đầu tiên bị nhiễm bệnh ở Singapore

Trường hợp dương tính với coronavirus thứ ba ở Anh là một người đàn ông trung niên, bị nhiễm virus ở Singapore, theo báo cáo trên các phương tiện truyền thông Anh.

Vụ việc đánh dấu người quốc tịch Anh đầu tiên bị nhiễm bệnh.

Bệnh nhân đã thử nghiệm dương tính tại Brighton trước khi được đưa đến một cơ sở NHS chuyên khoa tại bệnh viện Guy’s and St Thomas ở London.

Hai trường hợp đầu tiên ở Anh có liên quan đến công dân Trung Quốc, một sinh viên tại Đại học York và một trong những người thân của anh. Họ đã xét nghiệm dương tính sau khi bị ốm tại Staycity Residence ở York.

41 hành khách khác bị nhiễm trên du thuyền Diamond Princess ở Nhật Bản

Bộ Y tế Nhật Bản hôm 7/2 tuyên bố có thêm 41 hành khách đã thử nghiệm dương tính với coronavirus trên tàu du lịch Diamond Princess, nâng tổng số ca nhiễm bệnh trên tàu lên 61, theo báo cáo của truyền thông Nhật Bản.

Hiện tại, du thuyền này đang cập cảng Yokohama của Nhật Bản.

Tờ báo Mainichi Shimbun của Nhật Bản cho biết những hành khách mới được chẩn đoán này sẽ được đưa đến các cơ sở y tế ở Tokyo và các quận lân cận, theo phát ngôn Bộ Y tế.

Công dân Anh nhiễm virus Corona ở ngoài Trung Quốc

Quan chức y tế Anh Quốc cho biết: Ca nhiễm virus Corona thứ 3 tại Anh không xảy ra tại Trung Quốc.

“Cá nhân này cũng không mắc bệnh tại Anh Quốc” - theo lời Bà Chris Whitty - Cục trưởng Cụ Y tế Anh thông báo vào thứ Năm (06/02)

Bệnh nhân hiện vẫn đang được giấu giới tính và độ tuổi, đang được chuyển đến Trung tâm dịch vụ Y tế Quốc gia để điều trị đặc biệt.

“Chúng tôi đang sử dụng các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ để ngăn chặn bất kỳ sự lây lan nào của virus," Whitty nói. Dịch vụ đã được chuẩn bị để ứng phó trước các ca xác nhận, và nhân viên y tế đang làm việc để xác định bất kỳ liên hệ nào mà bệnh nhân đã có.

Whitty nói rằng bệnh nhân mới đã "nhiễm virus ở châu Á nhưng không phải ở Trung Quốc".

CDC Hoa Kỳ bắt đầu gửi đi các bộ kit

Thứ Năm (05/02), US CDC đã bắt đầu gửi đi các bộ xét nghiệm chẩn đoán nhanh (bộ kit) để xét nghiệm chủng virus mới nCoV-2019. Bộ xét nghiệm chuẩn đoán nhanh này được gửi đến các phòng thí nghiệm trên khắp Hoa Kỳ, cũng như một số phòng thí nghiệm tại nước ngoài.

Bộ kit này có thể thực hiện chẩn đoán từ 700 cho đến 800 mẫu, được thiết kế sử dụng kết hợp với một công cụ thường được sử dụng để kiểm tra cúm mùa.

Với bộ kit này, xét nghiệm có thể cho kết quả từ các mẫu chỉ trong 04 tiếng đồng hồ.

“Mục tiêu của chúng tôi là phát hiện sớm các ca mắc mới để phòng tránh virus Corona lan rộng” - giám đốc CDC, ông Robert Redfield cho hay. “Việc phân phối bộ công cụ xét nghiệm này - tới phòng thí nghiệm liên bang, các đối tác của chính phủ Hoa Kỳ, và rộng lớn hơn là cộng đồng y tế công cộng toàn cầu - sẽ đẩy nhanh nỗ lực đối mặt với thách thức sức khỏe toàn cầu đang biến đổi này”.

Hiện đã có 12 trường hợp bị nhiễm virus Corona được xác nhận tại Hoa Kỳ.

Quỹ Bill & Melinda Gate quyên góp $100 triệu để nâng cao khả năng chống dịch bệnh

Quỹ Bill & Melinda Gate đã tăng thêm một lượng tiền lớn để hỗ trợ cuộc chiến chống dịch coronavirus mới, họ tuyên bố sẽ quyên góp $100 triệu.

Quỹ này thông báo rằng, số tiền này sẽ hỗ trợ cuộc chiến toàn cầu chống virus, khởi phát tại Vũ Hán vào tháng 12 năm 2019. Quỹ cũng giúp tăng cường nỗ lực phát hiện, cách ly và điều trị; bảo vệ nhóm dân có nguy cơ; và nghiên cứu tìm ra vaccine, điều trị và chẩn đoán.

“Các tổ chức đa phương, chính phủ các nước, khu vực tư nhân và các tổ chức từ thiện phải kề vai sát cánh để làm chậm tốc độ lây lan của dịch bệnh, giúp các nước bảo vệ những người dân yếu ớt nhất, đẩy nhanh việc phát triển những trang thiết bị để kiểm soát dịch bệnh” theo tuyên bố của ông Mark Suzman, Giám đốc điều hành quỹ Gate.

“Chúng ta hy vọng những nguồn lực này sẽ giúp đẩy mạnh giải pháp của cộng đồng quốc tế một cách hiệu quả và nhanh chóng”. Những giải pháp này cần được hướng dẫn bởi khoa học, và xây dựng theo các bước mà tổ chức Y tế Thế giới đã thực hiện đến nay.

Quỹ đang chuyển một số nguồn lực đến cho tổ chức và nơi ứng cứu ở Trung Quốc, cũng như các nơi khác trên toàn thế giới. Trước tiên sử dụng ngay 20 triệu để đẩy nhanh việc phát hiện, cách ly và điều trị người mang virus để có thể kiềm chế dịch bệnh.

Australia, Hồng Kông thông báo ca nhiễm mới

Bộ Y tế bang Queensland - một cơ quan chính phủ của Australia, đã thông báo thêm một trường hợp nhiễm virus Corona vào 06/02. Tổng số người nhiễm nCoV-2019 tại Úc hiện nay đã là 15 người.

Đây là ca mắc thứ 5 tại Queensland. Người bị nhiễm là một phụ nữ Trung Quốc 37 tuổi, vốn hiện đang cách ly tại bệnh viện Gold Coast.

Bốn trường hợp khác cho kết quả xét nghiệm dương tính với Coronavirus nằm trong cùng một tour du lịch với trường hợp thứ 5 kể trên.

Hiện nay, sức khỏe của cả 5 người đều đã trong tình trạng ổn định.

Trong khi đó tại Hồng Kông, Chuang Shuk-kwan - trưởng Khoa Truyền nhiễm thuộc Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe, cho biết một phụ nữ địa phương 55 tuổi đã xét nghiệm dương tính với Coronavirus.

Người phụ nữ này làm việc tại thành phố Đông Quan của Trung Quốc, đã trở về Hồng Kông vào ngày 17 tháng 1. Cô và chồng đến Nhật Bản từ ngày 28 tháng 1 đến ngày 1 tháng Hai.

Sau khi trở về , cả hai bắt đầu bị sốt và đau họng.

Chồng cô đã xét nghiệm dương tính với virus.

Ca bệnh mới nhất này đã nâng tổng số nhiễm bệnh tại Hồng Kông lên 22 ca.

Quan chức Thái Lan giục người dân tự làm khẩu trang và nước rửa tay tại nhà

Cơ quan chức năng y tế tại Thái Lan khuyến khích người dân hôm thứ Năm (06/02), khuyên họ nên tự chế tạo nước rửa tay và khẩu trang để phòng vệ trước sự lây lan của Coronavirus

Thái Lan đã báo cáo 25 trường hợp nhiễm virus nCoV. Trước sự lây lan của chủng virus giống cúm, khẩu trang y tế và nước rửa tay đã nhanh chóng trở nên khan hiếm và sớm được liệt kê vào danh sách các mặt hàng cần được kiểm soát.

Trong tình huống này, các quan chức y tế đã hướng dẫn cách pha chế nước rửa tay trên vô tuyến trong cuộc họp báo gần đây.

“Nếu bạn không tìm thấy nước rửa tay tại cửa hàng, hãy tự chế nó. Pha nước sạch với cồn và luôn đem nó bên mình” - theo lời Bộ trưởng Bộ Y tế Anutin Charnvirakul trong cuộc họp báo.

“Chúng ta phải tự bảo vệ mình trước virus. Ăn nóng, sử dụng thìa, đeo khẩu trang, rửa tay”.

Thứ Năm (06/02), Thái Lan đã bắt thi hành các biện pháp kiểm soát giá khẩu trang y tế và nước rửa tay đang khan hiếm tại các cửa tiệm.

Bán khẩu trang và nước rửa tay quá mức bình ổn có thể sẽ bị phạt tới 7 năm tù hoặc tới 140.000 THB (~105 triệu VND).

Mỗi người một lần chỉ được phép mua tối đa 10 chiếc khẩu trang; và bất cứ ai xuất khẩu hơn 500 khẩu trang trên mỗi lô hàng cũng đều phải xin phép cơ quan thương mại nhà nước.

Các chuyên gia: Bệnh viện dã chiến và những lo ngại về vấn đề vệ sinh

Sean Lin là chuyên gia vi sinh vật, và trước đây là nhà nghiên cứu virus của Quân đội Hoa Kỳ. Ông cho biết các hình ảnh vào đoạn video quay chụp lại các bệnh viện dã chiến dựng lên tại Trung Quốc cho thấy: các giường bệnh quá sát nhau có thể tạo thành nguy cơ lây nhiễm chéo.

Ông Lin cho biết: “Hai giường bệnh nên tối thiểu nên cách nhau ba feet (~90 phân)”.

Ông bổ sung thêm rằng các nhân viên y tế nên khuyên nhủ trước đối với những bệnh nhân có sức khỏe sẽ kém đi.

Các bệnh nhân sẽ dễ bị lây nhiễm hơn khi có virus trong cơ thể, chúng nó thể tiềm tàng phát tán qua dịch cơ thể, giọt không khí, và thực phẩm.

Hiền Anh - Trọng Nguyên (biên dịch)
- Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Cập nhật tình hình virus Corona trên thế giới (07/02 - 23:00) - Người đứng đầu WHO thông báo thiếu khẩu trang y tế trên toàn cầu