Cập nhật tình hình COVID-19 trên Thế giới (15/02 - 19:20) - Ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tử vong tại châu Âu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ông Buzyn cho biết con gái của nạn nhân cũng bị nhiễm COVID-19 và cũng đang nhập viện tại Paris, nhưng cô sẽ sớm rời khỏi đó trong thời gian tới...

Số ca mắc Số ca tử vong
Đại Lục 66.306 1.520
Các khu vực châu Á khác 295 3
Châu Âu 46 -
Châu Úc 15 -
Châu Mỹ 21 -
Châu Phi 1 -
Các nơi khác trên thế giới 218 -
Tổng 66.901 1.523

Ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tử vong tại châu Âu

Nạn nhân là một khách du lịch người Trung Quốc, ông cụ năm nay đã 80 tuổi.

Bộ trưởng Bộ Y tế Pháp Agnes Buzyn cho biết vị khách này đến Pháp vào ngày 16/01, nhập viện vào ngày 25/01, và tử vong vào ngày 14/02 trong Bệnh viện Bichat-Claude Bernard tại Paris.

Ông Buzyn cho biết con gái của nạn nhân cũng bị nhiễm COVID-19 và cũng đang nhập viện tại Paris, nhưng cô sẽ sớm rời khỏi đó trong thời gian tới.

Cho tới nay, đã có 11 ca nhiễm virus được phát hiện tại Pháp, cùng 1 ca tử vong. Đây là ca tử vong thứ tư được phát hiện ngoài Đại Lục, ba ca trước đó là tại Philippines, Hồng Kông, và Nhật Bản.

Hoa Kỳ chuẩn bị giúp đỡ Bắc Triều Tiên

Mỹ cho biết đã sẵn sàng hỗ trợ Bắc Triều Tiên trong việc ngăn chặn dịch COVID-19 xâm nhập vào nội địa, hoặc phong tỏa nó nếu dịch bệnh xảy ra.

“Hoa Kỳ rất lo lắng nếu người dân Bắc Triều Tiên bị tổn hại trước sự bùng phát của dịch virus Corona (2019)” - theo tuyên bố của bà Morgan Ortagus, phát ngôn viên thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Các quan chức Mỹ “ủng hộ mạnh mẽ và khuyến khích những hoạt động từ Hoa Kỳ, từ các tổ chức viện trợ, và từ các tổ chức y tế, để chống lại và ngăn chặn sự lây lan của virus Corona (2019)” ở Bắc Triều Tiên, bà nói thêm.

Trung Quốc bãi nhiệm quan chức cấp cao tại Vũ Hán

Theo thông tin của Tân Hoa Xã vào ngày 13 tháng 2, Ông Ying Yong (Ứng Dũng) - Thị trưởng Thượng Hải, được bổ nhiệm làm Bí thư tỉnh ủy Hồ Bắc, thay thế ông Jiang Chaoliang (Tưởng Siêu Lương).

Cùng ngày, Ông Wang Zhonglin (Vương Trung Lâm), vốn là bí thư Thành uỷ Tế Nam, thuộc tỉnh Sơn Đông được bổ nhiệm thay thế bí thư Thành ủy Vũ Hán Ma Guoqiang (Mã Quốc Cường).

Cả hai quan chức mới được bổ nhiệm đều từng thuộc Ủy ban Chính trị và Pháp lý (PLAC) - cơ quan của Đảng có nhiệm vụ giám sát bộ máy an ninh quốc gia, bao gồm tòa án, cảnh sát và cảnh sát vũ trang.

Nhân viên mai táng trên khắp Trung Quốc đổ về Vũ Hán

Trên khắp đất nước, các nhân viên mai táng đang dần tập trung để hỗ trợ thu gom thi thể tại Vũ Hán. Trong khi đó, bài đăng tin tuyển dụng cho nhân viên mai táng tại thành phố này được lan truyền trên mạng xã hội, với một mức lương “hấp dẫn”.

Đây là một trong những bằng chứng cho thấy số ca tử vong do dịch COVID-19 tiếp tục tăng lên với mức độ lớn hơn nhiều so với công bố chính thức.

Ngày 14/02, theo công bố từ chính quyền trung ương Trung Quốc, thành phố Vũ Hán trong 45 ngày vừa qua có hơn 1000 ca tử vong. Tuy nhiên, khi Epoch Times phỏng vấn nhân viên nhà tang lễ tại địa phương, họ cho biết số tử thi đã tăng vọt trong những tuần gần đây; điều này buộc các nhân viên mai táng phải làm việc ngày đêm để xử lý “công việc”.

Hoa Kỳ chuẩn bị di tản công dân Mỹ khỏi tàu lữ hành tại Nhật Bản

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ gửi đi hai chiếc máy bay để giải cứu công dân của họ trên chiếc tàu Diamond Princess.

Còn tàu khách sạn chở 3700 hành khách, với hơn 200 ca nhiễm virus Corona Vũ Hán, và hiện đang bị cách ly. Trên tàu có khoảng 380 công dân Hoa Kỳ cùng gia đình của họ, hiện đang chờ được sơ tán ngoài khơi cảng Yokohama tại Nhật Bản.

Anh phong tỏa 08 chuyến bay tại cảng hàng không Heathrow

Tám chuyến bay đã bị phong tỏa đồng thời tại sân bay Heathrow, London vào thứ Sáu (14/02) trước mối lo lắng mà dịch COVID-19 đã gây ra trên toàn cầu - Daily Mail và ITV đưa tin.

Các chuyến bay từ United Airlines (Hoa Kỳ) cất cánh từ San Francisco là một trong số đó. Chiếc máy bay đã lập tức bị phong tỏa trên đường băng khi một hành khách phàn nàn về triệu chứng nghi nhiễm virus Corona 2019.

Andy West là một hành khách trên chuyến bay. Anh kể với ITV News về thông báo mà cơ trưởng đã thông báo lúc 9 giờ sáng ngay vừa khi chạm bánh: “bảy chuyến bay khác” đã xuất hiện những trường hợp nghi nhiễm virus.

Anh West bổ sung thêm rằng: người của phi hành đoàn đã dồn các hành khách về phía đuôi máy bay - mà không có thiết bị bảo hộ hay khẩu trang - trong khi chờ sự xuất hiện của nhân viên y tế. Hành khách được phép rời sân bay sau đó khoảng nửa tiếng.

Daily Mail đã báo cáo về một chuyến bay khác bị phong tỏa, là chuyến bay của British Airways cất cánh từ Kuala Lumpur, Malaysia. Hãng thông tấn này cho biết chuyến bay trên đã hạ cánh vào buổi sáng lúc 06:45, và ngay lập tức bị phong tỏa trong 02 tiếng. Phi hành đoàn nghi ngờ rằng một gia đình Malaysia với 08 thành viên đã bị nhiễm virus.

Daily Mail cũng cho biết thêm: sân bay sau đó đã hoạt động trở lại với mọi đường bay mở bình thường.

COVID-19 cuối cùng đã đặt chân tới Châu Phi, và ca đầu tiên là ở Ai Cập

Bệnh nhân này hiện đang cách ly tại bệnh viện ở Ai Cập, nhưng không phải là công dân của nước này - trích dẫn lời Bộ trưởng Bộ Y tế Ai Cập vào thứ Sáu (14/02). Một hãng thông tấn đưa tin rằng bệnh nhân là một người Trung Quốc.

Bộ Y tế bổ sung thêm: người này vẫn chưa biểu lộ bất cứ triệu chứng lâm sàng nào. Họ phát hiện ra ca này dựa trên lịch trình bay quốc tế, theo kế hoạch phòng ngừa của Bộ, kết hợp việc sử dụng hệ thống đăng ký và theo dõi điện tử đối với những ai đến từ quốc gia bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Bộ Y tế Ai Cập cho biết họ đã thông báo với WHO về trường hợp này, và chi nhánh WHO tại nước này cũng đã xác nhận thông tin trên Twitter.

Quốc gia châu Phi này đã hoãn mọi chuyến bay chở công dân họ tới Trung Quốc từ đầu tháng, việc này dự kiến sẽ kéo dài tới hết tháng Hai.

Tờ AFP đưa tin, cho biết có 301 người Ai Cập đã được sơ tán khỏi tâm dịch Vũ Hán, họ đã hồi hương và đang cách ly cho đủ 14 ngày.

Tại những vùng khác của Châu Phi, khu vực cách ly đã được thiết lập cho các ca nghi nhiễm COVID-19 tại Ethiopia, Kenya, Côte d’Ivoire, and Botswana. Tạp chí Lancet đưa tin, nói rằng WHO “ưu tiên hỗ trợ 13 quốc gia có giao thông liên kết chặt chẽ với Trung Quốc: Algeria, Angola, Côte d'Ivoire, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Ghana, Kenya, Mauritius, Nigeria, Nam Phi, Tanzania, Uganda, và Zambia”.

Hoa Kỳ sẽ kiểm tra những người có triệu chứng giống cúm

Hoa Kỳ sẽ bắt đầu kiểm tra những người đang có các triệu chứng giống cúm ở năm thành phố để phát hiện những ca mắc chủng virus Corona mới COVID-19, một quan chức hàng đầu của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) cho biết vào thứ Sáu.

Các thành phố là Los Angeles và San Francisco ở California, Seattle ở tiểu bang Washington, Chicago ở Illinois, và thành phố New York.

Nhiều khu vực hơn sẽ được công bố trong vài tuần tới.

Kiểm tra trước đây chỉ diễn ra với những người có triệu chứng phù hợp với COVID-19 - ho, sốt và các vấn đề về hô hấp - và với những người đã đến những nơi dịch bệnh lan rộng hoặc tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ hoặc đã được xác nhận.

Nhu cầu dầu toàn cầu suy giảm mạnh do virus Corona: IEA

Nhu cầu dầu toàn cầu quý này dự kiến sẽ chịu sự co lại đầu tiên trong hơn một thập kỷ, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), và OPEC cũng điều chỉnh giảm dự báo nhu cầu dầu thô của mình, và cả hai tổ chức đổ lỗi rằng những khó khăn của ngành là do virus Corona.

Sự lây lan của virus chết người, được biết đến với tên chính thức là COVID-19, vừa phá vỡ nền kinh tế của Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, vừa làm rung chuyển thị trường năng lượng.

Hợp đồng tương lai dầu thô Brent đã giảm hơn 20% kể từ đầu năm và vẫn luôn dao động lên xuống trong tháng 2, nỗ lực phục hồi như cũ.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ muốn người Mỹ sơ tán khỏi tàu du lịch

Các nhà lập pháp Hạ viện, đang kêu gọi Nhà Trắng sơ tán hàng trăm người Mỹ đang bị cách ly y tế trên một tàu du lịch ngoài khơi Nhật Bản, vì sự bùng phát của coronavirus, hay COVID-19.

Một lá thư từ các nhà lập pháp Hạ viện, do Dân biểu Phil Roe (R-Texas) dẫn đầu, đã viết rằng, các công dân Hoa Kỳ đang bị giữ lại trên tàu Diamond Princess nên được sơ tán, kiểm tra và cho phép kết thúc việc cách ly tại Hoa Kỳ thay vì Nhật Bản.

“Chúng tôi lo ngại về chất lượng chăm sóc hiện nay trên tàu, đặc biệt là đối với 428 công dân Hoa Kỳ, cũng như về an ninh và an toàn trong điều kiện cách ly đã được báo cáo, các nhà lập pháp đã gửi thư cho Bộ Dịch vụ y tế, Bộ Ngoại Giao, và Bộ An ninh Nội địa.

Các nhà lập pháp hiểu rằng không thể dự đoán trước tình hình do đặc điểm “lây lan nhanh” nhanh của dịch bệnh. Nhưng họ đang tăng cường làm xét nghiệm càng sớm càng tốt cho các công dân Hoa Kỳ không có biểu hiện triệu chứng, đồng thời sơ tán và cách ly những người xét nghiệm âm tính với coronavirus tại các cơ sở cách ly ở Mỹ.

Các quan chức WHO vẫn chưa có thông tin rõ ràng về Nhóm chuyên gia còn lại sẽ đến Trung Quốc

Các quan chức của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) từ chối đưa thông tin chi tiết về nhóm chuyên gia còn lại sẽ đến Trung Quốc bao gồm: Khi nào họ đến, và họ sẽ đi đến những nơi nào.

“Việc ở lại trong bao lâu phụ thuộc vào phạm vi công việc ở đó. Vì vậy, họ sẽ chỉ dựa vào nhu cầu công việc để ở lại đây”, theo Dr. Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO đã tuyên bố với báo giới ở Geneva qua cuộc họp báo từ xa, khi ông đang có mặt ở Châu Phi.

Nhóm chuyên gia này bao gồm những chuyên gia từ các nước khác nhau, theo ông cho biết thêm.

“Hiện giờ chúng tôi chỉ có thể thông báo như vậy, tuy nhiên chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho các bạn về thông tin của các chuyên gia khi đến lúc cần thiết” ông tuyên bố.

Chỉ có hai thành viên, Bác sỹ Bruce Aylward người Canada và chuyên gia Maria Van Kerkhove của WHO là được nhắc đến tên. Tuần trước Hoa Kỳ tuyên bố rằng, Trung Quốc vẫn chưa chấp thuận lời đề nghị cử các chuyên gia Mỹ đến nước này, với tư cách thành viên trong nhóm của WHO.

Nhóm tiên phong gồm 3 người, do chuyên gia Aylward dẫn đầu, đã hạ cánh xuống Trung Quốc hôm thứ Hai. Những thành viên còn lại của nhóm sẽ hạ cánh tuần này, theo WHO thông báo.

Trung Quốc: 1.716 nhân viên Y tế nhiễm dịch bệnh

Nhân viên y tế Trung Quốc đã bị Virus Corona chủng mới đã gây bệnh cho 1.716 người và làm tử vong 6 người, theo Giới chức Trung quốc thông báo hôm thứ Sáu.

“Nhiệm vụ của các nhân viên y tế ở tuyến đầu là thực sự nặng nề; hoàn cảnh làm việc và nghỉ ngơi bị hạn chế, áp lực tâm lý quá lớn, mà nguy cơ mắc bệnh lại quá cao”, theo ông Zeng Yixin, phó chủ tịch Ủy ban Y tế Quốc gia đã thông báo với báo giới.

Ông Zeng cho biết số lượng nhân viên y tế mắc bệnh ngày càng tăng.

Các quan chức và bệnh viện Trung Quốc không ngừng nhấn mạnh về việc thiếu trang thiết bị bảo hộ, gồm cả khẩu trang, khi dịch bệnh chiếm đóng tỉnh Hồ Bắc và lan ra khắp cả nước. Trung Quốc đã thông báo hàng trăm ngàn ca mắc bệnh và hàng ngàn ca tử vong.

Nhưng người ta cho rằng số lượng thực tế cao hơn nhiều. Tuần này, một nghiên cứu của Đại học Hoàng Gia Luân Đôn cho biết, các nhà khoa học ước tính chỉ 1/19 những người mắc bệnh ở Vũ Hán, vùng ổ dịch của virus, là được xét nghiệm tìm COVID-19, và đó là số lượng mắc bệnh được công bố chính thức. Thông tin từ các nhân viên hỏa táng Vũ Hán cho thấy, số lượng đầu vào tăng đột ngột trong những tuần gần đây, suy ra số lượng tử vong thực thế cao hơn rất nhiều số liệu báo cáo chính thức.

Một cuộc điện thoại bí mật từ thời báo Epoch Times hoa ngữ đến nhà tang lễ Hán Khẩu đã xác nhận rằng, 20 lò thiêu xác của khu hỏa táng hoạt động liên tục 24 giờ một ngày

Việt nam từ chối cho Tàu Du lịch năm sao cập cảng

Việt nam đã từ chối một tàu du lịch năm sao chở 1000 hành khách cập cảng, vì lo ngại virus corona trên tàu, theo truyền thông đưa tin vào hôm thứ Sáu.

Tỉnh Quảng Ninh là nơi có Vịnh Hạ Long, di sản thế giới được UNESCO công nhận. Hôm thứ Ba, chính quyền Tỉnh đã quyết định không cho phép hành khách trên tàu AIDAvita được phép lên bờ vào ngày thứ Năm, theo tin chính thức từ Việt nam News.

“Chiếc tàu này từng cập bến ở Philippines, Malaysia, và Singapore, đều là những nơi nhiễm virus”, theo Việt Nam News đưa tin.

“Việc không cho phép hành khách trên tàu AIDAvita được phép lên bờ là một giải pháp tạm thời, để ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh”, theo Việt Nam News dẫn lời một quan chức địa phương.

Hãng AIDA của Đức, là chủ sở hữu của tàu AIDAvita, không trả lời ngay những câu hỏi đưa ra. AIDA là công ty con của tập đoàn Carnival Corp. đóng tại Miami.

Chiếc tàu đã rời cảng Philippine tại Coron ngày 10/2 và hướng về Việt Nam qua biển Hoa Nam, theo dữ liệu được đăng trên một website cập nhật hải trình giao thông trên biển.

Theo kế hoạch chiếc tàu sẽ ghé thăm Vịnh Hạ Long ở miền bắc Việt nam vào thứ Bảy, rồi đến cảng Đà Nẵng, Nha Trang, và Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 16-20/02, theo thông tin đăng tải trên CruiseMapper, một website cập nhật hải trình biển.

Vào tối ngày thứ Sáu, tàu AIDAvita cách phía nam thủ đô Băng Cốc, Thái Lan 109 dặm, theo thông tin đăng tải trên CruiseMapper.

Các hành khách trên một con tàu khác của tập đoàn Carnival Corp. là MS Westerdam, đã trải qua hai tuần trên biển sau khi bị năm quốc gia trong đó có Thái Lan từ chối, vì lý do lo ngại về dịch bệnh. Sau đó, chiếc tàu đã cập bến ở Campuchia ngày thứ Sáu.

Ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại Okinawa, Nhật Bản

Hãng thông tấn NHK đưa tin: Một nữ tài xế 60 tuổi đã xét nghiệm dương tính với chủng virus mới từ Vũ Hán - trích dẫn lời quan chức chính phủ Nhật Bản.

Họ nói thêm rằng, dường như tài xế này đã chở một vài du khách trên con tàu lữ hành Diamond Princess.

Tính đến nay, tàu khách sạn Diamond Princess có tổng cộng 218 hành khách nhiễm virus COVID-19; và con tàu đang bị cách ly ngoài khơi cảng Yokohama. Một số hành khách nhất định đã rời tàu và được cách ly trong những tòa nhà trên bờ do chính phủ Nhật Bản thu xếp.

Nhật Bản đã xác nhận có 35 bệnh nhân COVID-19 trên đất liền, trong đó có một cụ bà đã mất ở độ tuổi 80.

3 ca nhiễm mới ở Hồng Kông

Hồng Kông đã phát hiện thêm 03 ca nhiễm virus Corona mới vào thứ Sáu (14/02), theo lời ông Chuang Shuk-kwan - trưởng Khoa Bệnh truyền nhiễm thuộc Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe.

Ca thứ nhất là một phụ nữ 53 tuổi, là họ hàng của một bệnh nhân khác. Vào ngày 26/01, bà tham gia một buổi họp mặt gia đình cùng 24 người lớn và 04 trẻ em tại một nhà hàng địa phương. Trong số họ đã có 06 người dương tính với COVID-19.

Ca bệnh thứ hai là một cụ ông 75 tuổi. Cụ sống một mình và cho biết gần đây mình không đi du lịch ra khỏi Hồng Kông, trái ngược với dữ liệu do Cục Di dân Hồng Kông cung cấp.

Trường hợp thứ ba là một bà già 61 tuổi. Bà bị sốt vào ngày 12/02 và nhập viện vào ngày hôm sau (13/02). Bà đi thăm hai con trai ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, từ ngày 23/01 đến 28/01. Hai con trai của bà đều không bị nhiễm virus.

Như vậy, tính đến nay, Hồng Kông có tất cả 56 ca nhiễm COVID-19, trong đó 01 người đã tử vong, còn 01 người đã hồi phục và xuất viện, những người còn lại hiện đang ở bệnh viện.

181 người Pháp được thả sau khi bị cách ly

Đoàn công dân Pháp hồi hương đầu tiên đã trở về nhà sau 2 tuần bị cách ly, đoàn có tổng cộng 181 trở về từ Trung Quốc - Reuters đưa tin hôm thứ Sáu (14/02), theo trích dẫn của cơ quan y tế Pháp.

Quan chức nước này cho biết: không một ai trong đoàn có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.

Ngoài ra, vẫn còn 157 công dân hồi hương đang bị cách ly tại miền nam nước Pháp, 122 người sẽ được về nhà vào ngày 16/02, 35 người còn lại sẽ về nhà một tuần sau đó.

Hiện nay, Pháp xác nhận có 11 ca nhiễm virus Corona 2019.

Hai huyện thuộc tỉnh Hồ Bắc tuyên bố “Luật Thời chiến”

Vào thứ Năm (13/02), hai huyện Đại Ngộ và Vân Mộng của Hồ Bắc đã tuyên bố hàng loạt biện pháp bắt buộc tuân theo “Luật Thời chiến”.

Một trong các biện pháp đó cấm phương tiện giao thông ra vào các quận tại địa phương, trừ một số xe vận chuyển vật tư y tế, xe cảnh sát, xe cứu hỏa.

“Đại cấu” hay mua sắm thay thế là bắt buộc tại các quận, huyện, phường, xã. Nói cách khác, cư dân phải mua nhu yếu phẩm và thuốc men thông qua một bên thứ ba. Dịch vụ đại cấu được đảm bảo duy trì 3 ngày 1 lần cho mỗi hộ gia đình.

Tất cả mọi người đều bị cấm ra vào các tòa nhà, ngoại trừ nhân viên y tế, nhân viên (hoặc người tình nguyện) làm “đại cấu”.

Mọi người sẽ bị giam lỏng - tuân theo “Luật Thời chiến”, không được vào các quận hay tòa nhà bị cách ly.

Vào thứ Tư (12/02), quận Trương Loan thuộc thành phố Thập Yến tại tỉnh Hồ Bắc cũng đã tuyên bố “Luật Thời chiến”.

Hàng ngàn lao động Trung Quốc bị cách ly tại Việt Nam

Ngày 13/02, VnExpress đưa tin về 5.112 người lao động Trung Quốc, họ vừa quay trở lại Việt Nam sau kỳ nghỉ lễ Tết m Lịch và hiện đang bị cách ly, trích dẫn thông tin từ Bộ Lao Động nước sở tại.

Những người này hiện đang cách ly tại ký túc xá của công ty, khách sạn địa phương. Một số trường hợp nghi nhiễm virus Corona 2019 thì cách ly tại cơ sở y tế.

Khoảng 26 nghìn người Trung Quốc đã về quê để ăn Tết, nhưng chỉ có 7.600 người quay trở lại Việt Nam.

Trong số những người đã cách ly, 3.779 người đã cách ly dưới 10 ngày, 1.085 người cách ly từ 10 đến 13 ngày, và 248 người đã cách ly hơn 14 ngày.

Tính đến hiện nay, Việt Nam có 15 người nhiễm virus Corona 2019.

Hiền Anh, Tiểu Tuệ
- Theo The Epoch Time.



BÀI CHỌN LỌC

Cập nhật tình hình COVID-19 trên Thế giới (15/02 - 19:20) - Ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tử vong tại châu Âu