Cập nhật tình hình Covid-19 (26/2) - Trung Quốc:  Khẩu trang 3M bị cấm xuất sang Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cập nhật lúc 18:28

Số ca mắc Số ca tử vong
Đại Lục 77.666 2715
Diamond Princess 691 4
Các khu vực châu Á khác 2164 33
Châu Âu 384 12
Châu Úc 22 -
Châu Mỹ 68 -
Châu Phi 2 -
Tổng 80.997 2764
  • Hàn Quốc: 1146 ca nhiễm, 12 (+3) ca tử vong
  • Italy: 323 (+58) ca nhiễm, 11 (+4) ca tử vong
  • Iran: 95 (+34) ca nhiễm, 16 (+4) ca tử vong

Việt Nam

Hà Nội—Đêm 25 và sáng 26/2, Hà Nội đã đón 174 người Việt Nam trở về từ Daegu, Hàn Quốc. Hiện hơn 170 người đang cách ly tập trung tại thị xã Sơn Tây.

Trước đó, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã chuẩn bị sẵn sàng hai địa điểm để lập bệnh viện dã chiến tại thị trấn Xuân Mai và thị xã Sơn Tây với quy mô tổng cộng 300 giường bệnh và 120 cán bộ y tế.

Sở Y tế Hà Nội hiện đang đề xuất thành phố trưng dụng Trường Đại học Thành đô rộng 9,7 ha để làm bệnh viện dã chiến, có thể lập 500-700 giường bệnh. Trong trường hợp dịch bùng phát mạnh, huyện Mê Linh sẽ thiết lập bệnh viện dã chiến với 1.000 giường bệnh.

Quảng Trị—Chủ tịch UBND thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh) đang chuẩn bị cách ly 2 nữ lao động trở về từ Daegu (Hàn Quốc); 9 thân nhân của 2 lao động này cũng sẽ được cách ly tại cơ sở tập trung của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị.

Bộ Y tế—Đến sáng 26/2, cả nước đã có thêm 30 ca nghi nhiễm nCoV, sau chuỗi ngày số ca nghi nhiễm và cách ly do Covid-19 liên tục giảm tại Việt Nam. Số người phải cách ly theo dõi do tiếp xúc gần với người nghi nhiễm đã tăng vọt lên 5.675 người.

Nhiều tỉnh thành có trường hợp cách ly như Khánh Hoà - cách ly 5 sinh viên từ vùng dịch Deagu, Hàn Quốc; Thái Bình cách ly 9 trường hợp; Đà Nẵng cách ly 1 trường hợp.

Hà Nội—Tính đến thời điểm hiện tại (08:12 - 26/2), thủ đô có thêm 2 ca nghi nhiễm SARS-Cov-2 tại Cầu Giấy và Sóc Sơn; có tổng cộng 23 người đến từ vùng dịch Hàn Quốc và 21 người đến từ vùng dịch khác được yêu cầu giám sát y tế. Bệnh viện Công an thành phố hiện đang theo dõi 102 người cách ly tập trung.

Tp.HCM—Chủ tịch tỉnh ủy thành phố, ông Nguyễn Thành Phong cho biết Tp.HCM có tổng số giường điều trị nCoV là 900, và nếu số người nhiễm vượt giới hạn đỏ này, thành phố sẽ "vỡ trận". Ông Phong giả định: với 322 phường xã trên địa bàn, mà mỗi nơi 3 ca nhiễm bệnh, thì có khoảng 1.000 người phải điều trị cách ly .

Ông bổ sung thêm rằng dịch Covid-19 hiện đang diễn biến phức tạp. Tâm điểm dịch hiện giờ đã chuyển sang Hàn Quốc và Nhật Bản.

"Con số này thật sự quá tải đối với thành phố. Chưa kể mỗi ca lây nhiễm cần khoảng 20 ngày điều trị, mỗi ngày cần 12 bác sĩ và điều dưỡng cho một người bệnh. Vậy với 1.000 ca bệnh thì không tìm đâu ra 12.000 bác sĩ, y tá để điều trị. Đây là giới hạn đỏ, vượt qua là vỡ trận ngay".

Tp.HCM hiện đang có 79 ca nghi nhiễm virus đang cách ly tại Bệnh viện dã chiến huyện Củ Chi. Tổng số người được cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung của quận, huyện là 55 trường hợp (43 người đã kết thúc thời gian theo dõi); 2.979 trường hợp được cách ly tại nhà với 38 người đang tiếp tục được theo dõi.

Thế giới

Trung Quốc: Khẩu trang 3M bị cấm xuất sang Mỹ

Trong buổi phỏng vấn với Fox Business ngày 25/2, ông Peter Navarro, cố vấn thương mại Nhà Trắng tiết lộ, khẩu trang 3M, được sản xuất bởi các nhà máy của Mỹ đặt tại Trung Quốc, sẽ không được chính quyền nước này cho phép xuất khẩu sang Mỹ. Trong bối cảnh bất bình đẳng thương mại như vậy, Nhà Trắng đã đáp trả bằng cách, yêu cầu 4 nhà sản xuất Mỹ có nhà máy đặt tại Trung Quốc sẽ rút về Mỹ, để sản xuất hàng tỷ chiếc khẩu trang cho thị trường này.

Công ty 3M, trụ sở chính tại St.Paul, Minnesota Hoa Kỳ, có dây chuyền sản xuất ở khắp nơi trên thế giới, trong đó gồm 11 nhà máy ở Trung quốc đặt tại các thành phố như: Thẩm Quyến, Quảng Châu, Thượng Hải, Tô Châu, Hợp Phì, Hàng Châu và những nơi khác.

Bình luận từ cư dân mạng: “Đây đúng là chuyện bác nông dân và con rắn. Người Mỹ các anh tỉnh lại đi! Còn đem tặng khẩu trang cho họ. Chỉ có cảnh sát và quan chức đeo thôi, chứ người dân còn chẳng thấy được một cái!”

Pháp báo cáo ca tử vong thứ 2, Ý liên quan đến các ca nhiễm coronavirus 2019 ở nước khác

Theo tin từ Reuter, người thứ 2 nhiễm coronavirus đã chết ở Pháp. Ngoài ra, một người pháp từng đi du lịch đến vùng Lombardy của Ý, đã xét nghiệm dương tính với virus, theo quan chức y tế thông báo hôm thứ Tư.

Ca tử vong là một ông già 60 tuổi, nhập viện ở Paris trong tình trạng nguy kịch vào cuối ngày thứ Ba, đây là 1 trong 3 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ qua. “Không may là ông ấy đã chết vào ban đêm” theo người đứng đầu bộ Y tế, ông Jerome Salomon, cho biết.

Người đàn ông Pháp đi du lịch đến Lombardy đã nhập viện ở Strasbourg nhưng không trong tình trạng nguy kịch. Ca nhiễm bệnh thứ 3 là một người 55 tuổi ở thành phố Amiens, miền bắc nước Pháp

Pháp hiện có 17 ca nhiễm coronavirus từ khi dịch bệnh xuất hiện.

Dịch virus ở Ý đã lây lan đến các vùng ở miền nam như đảo Sicily cùng các vùng ở Tuscany và Liguria. Mỗi nơi đều đã báo cáo ca nhiễm bệnh đầu tiên.

Những người nhiễm coronavirus ở các nước như: Pháp, Tây Ban Nha, Áo, Thụy sỹ, Romania, Croatia và Algeria, đều có tiền sử đi du lịch đến miền bắc nước Ý,

Ý tăng thêm 30 ca nhiễm coronavirus 2019, bao gồm cả trẻ em

Dịch coronavirus diễn biến xấu dần ở miền bắc nước Ý hôm thứ Tư, thêm 30 ca nhiễm mới ở hai vùng ổ dịch, gồm cả những ca nhiễm bệnh đầu tiên là trẻ em.

Quan chức ở Lombardy thông báo, qua một đêm, số ca nhiễm virus từ 240 người hôm thứ ba tăng lên 259 người vào thứ Tư. Trong đó có 4 trẻ em, gồm cả 1 bé gái 4 tuổi, đây là những trường hợp đầu tiên trẻ em nhiễm virus ở quốc gia này.

Iran: 19 ca tử vong, 139 ca nhiễm Covid-19

Hiện nay, Iran là đất nước có số ca tử vong cao nhất thế giới ở phía ngoài Đại Lục.

Số ca nhiễm và tử vong tăng vọt trong tuần qua đã khiến người dân Iran phẫn nộ. Họ lên tiếng chỉ trích chính quyền thông qua mạng trực tuyến, đồng thời buộc tội quan chức Iran đã che giấu thông tin.

Lo ngại trước dịch bệnh, các nước láng giềng đã đưa ra các biện pháp phong tỏa biên giới và tạm ngưng các chuyến bay đến từ Iran. Tuy nhiên, các nước này - Kuwait, Iraq, Bahrain, Oman, Li-băng, Ả-rập Xê-út và Afghanistan đều đã báo cáo về trường hợp nhiễm bệnh đã xảy ra, và có liên quan đến những người du lịch tại Iran.

Thêm các ca nhiễm Coronavirus ở Đức, 1 người trong tình trạng nguy kịch

Một thanh niên 25 tuổi sống ở bang miền nam nước Đức là Baden-Wuerttemberg, đã xét nghiệm dương tính với virus sau chuyến đi tới Milan, và một người đàn ông khác ở phía bắc thì đang trong tình trạng nguy kịch, theo nhà chức trách cho biết hôm thứ Ba.

Bộ Y tế Baden-Wuerttemberg cho biết, anh ta đã liên hệ với nhà chức trách sau khi phát hiện mình có triệu chứng giống bệnh Cúm. Hiện anh ta đang được cách ly.

Tại bang North Rhine-Westphalia ở miền Bắc, Bộ Y tế thông báo, người đàn ông nhập viện chiều hôm thứ Hai trong tình trạng viêm phổi nặng, và hiện đang được cách ly trong phòng điều trị tích cực.

“Vợ của bệnh nhân cũng được điều trị nội trú do có triệu chứng bệnh của virus. Tình trạng cô ấy đã ổn định. Việc tìm kiếm nguyên nhân tại sao cô nhiễm virus đang tạm hoãn lại” theo thông báo của Bộ y tế.

Trung Quốc Lục địa báo cáo 406 ca nhiễm mới và thêm 52 ca tử vong hôm 25/2

Theo Reuters, Trung Quốc Đại lục đã xác nhận 406 ca nhiễm mới vào hôm thứ Ba, theo Ủy ban Y tế Quốc gia thông báo vào thứ Tư, tức là thấp hơn so với số lượng 508 ca nhiễm mới của một ngày trước đó.

Tổng số ca bệnh ở Lục địa lên tới 78.064.

Tổng số ca tử vong ở Đại Lục chạm mức 2.715 ca vào cuối ngày thứ Ba, tức là tăng lên 52 ca lên so với ngày hôm trước.

Toàn bộ ca tử vong đều ở Hồ Bắc. Tại đây, số nhiễm mới là 401 ca vào ngày 25/2, tức là giảm đi so với số lượng 499 ca của ngày hôm trước.

Ngoài tỉnh Hồ Bắc, số lượng nhiễm mới giảm 5 ca, tức là đã giảm liên tục đến ngày thứ 5, trong đó ngày thấp nhất là 20/1, cũng là ngày NHC công bố số liệu toàn quốc.

Tài liệu nội bộ tỉnh Sơn Đông: Số ca xác nhận nhiễm COVID-19 cao gấp nhiều lần so với công bố

Dựa trên dữ liệu được tiết lộ, số ca nhiễm mới thực tế hàng ngày được chẩn đoán dựa trên xét nghiệm axit nucleic của các tổ chức y tế ở tỉnh Sơn Đông phải gấp ít nhất 6,2 lần dữ liệu được công bố chính thức.

Một báo cáo độc quyền trước đó trên Epoch Time đã tiết lộ rằng: "500 người ở Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Bắc nhiễm bệnh đã bị chính quyền che đậy". Ít nhất 500 người đã bị nhiễm bệnh tại Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Bắc, nhưng chỉ có 147 người được báo cáo chính thức.

Các ước tính mới nhất đến từ một báo cáo nghiên cứu có tiêu đề "Đánh giá các sự cố và ước tính tác động của Coronavirus từ các nguồn dữ liệu chính thức và không chính thức ở Trung Quốc" trên trang web dịch vụ khoa học ResearchGate vào ngày 19/2. Trong báo cáo, hai nhà khoa học Hoa Kỳ đã xây dựng các mô hình để ước tính từ nhiều nguồn, cho ra kết quả ước tính ca bệnh gấp khoảng 5 đến 10 lần dữ liệu của ĐCSTQ.

Chuyên gia cảnh báo: Covid-19 có thể trở thành ‘bệnh X’ đầu tiên

Một số chuyên gia về virus đã chỉ ra rằng các triệu chứng của Covid-19 phù hợp với các triệu chứng của "bệnh X" được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán vào năm 2018, tức một mầm bệnh không rõ nguồn gốc gây ra dịch bệnh nghiêm trọng trên toàn cầu.

Năm 2018, WHO đã sửa lại "Kế hoạch chi tiết phòng ngừa dịch bệnh ưu tiên", trong đó liệt kê 9 loại bệnh cần cảnh giác, bao gồm Ebola, Zika, v.v., dựa trên khả năng lây nhiễm tiềm ẩn hoặc những sơ hở trong phòng chống dịch bệnh. Xếp thứ 9 trong danh sách này là một "bệnh X", đại diện cho một "mầm bệnh không rõ nguồn gốc gây ra dịch bệnh nghiêm trọng trên toàn cầu”.

Mỹ cáo buộc Iran và Trung Quốc đã che giấu những “thông tin quan trọng” về dịch Coronavirus-2019

Ngày 25/2, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cáo buộc Trung Quốc và Iran che giấu số liệu về các ca bệnh COVID-19, và cảnh báo rằng, hành động bưng bít thông tin có thể cản trở nỗ lực phòng chống dịch bệnh trên toàn cầu

Theo ông Pompeo tuyên bố trong cuộc họp báo của bộ ngoại giao hôm thứ Ba “Trung quốc có cho phép các nhà báo và các nhân viên y tế của họ cũng như nước ngoài được phép tự do lên tiếng và điều tra hay không?”

Iran là nước có số ca tử vong cao thứ nhì thế giới sau Trung Quốc. Chính quyền đã thông báo hôm thứ hai rằng, đã có 12 người tử vong trên cả nước, đồng thời bác bỏ công bố 50 ca tử vong được cung cấp bởi một nhà lập pháp đến từ thành phố Qom - tâm chấn dịch tại Iran.

Sự mâu thuẫn giữa hai báo cáo dấy lên câu hỏi về tính minh bạch của chính phủ về mức độ của dịch bệnh tại đất nước này.

Ông Harirchi là người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm chống virus của chính phủ Iran, đã xét nghiệm dương tính với virus vào ngày 25/2. Trước đó, ông khuyên công chúng không nên lo sợ quá mức về sự lây lan của virus. Tuy nhiên, ông cũng đưa ra lời khuyên cho người dân “hãy tự chăm sóc bản thân minh. Đây là một loại virus ‘dân chủ’. Nó không phân biệt sang hèn hay giàu nghèo. Ai cũng có thể bị mắc bệnh”.

Bộ trưởng Trung Quốc đổ lỗi cho cảnh sát về các ca nhiễm Coronavirus ở trong tù

Theo Reuter, người lãnh đạo cao nhất của bộ tư pháp Trung Quốc hôm thứ Hai đã đổ lỗi cho cơ quan hành pháp về hàng trăm ca nhiễm Covid-19 được phát hiện trong các nhà tù. Họ cho rằng sai lầm này thể hiện năng lực yếu kém của nhà tù trong kiểm soát dịch bệnh.

Nhà chức trách đã tiết lộ 555 ca nhiễm trong các nhà tù tại Trung Quốc, nhưng chưa có ca tử vong nào.

“Sự lây truyền dịch bệnh phản ánh chính xác những lỗ hổng trong quản lý nhà tù, cũng như công tác phòng và kiểm soát dịch bệnh” theo ông Xiong Xuanuo, thứ trưởng Bộ Tư pháp tuyên bố.

Ông cho rằng, với những ca bệnh trong trại giam ở các tỉnh miền đông như Sơn Đông và Chiết Giang, lực lượng an ninh địa phương đã không báo cáo việc người bệnh đã có tiếp xúc với những người đến từ tỉnh Hồ Bắc.

“Nhân viên cảnh sát của chúng tôi ở các cấp đã không báo cáo trung thực” - ông nói.

80 học giả gửi thư cho ông Tập Cận Bình yêu cầu trả lại tự do ngôn luận cho người dân

Theo thời báo The Epoch Times, 61 học giả quốc tế ngày 22/2 đã đưa ra một lá thư ngỏ kiến nghị ông Tập Cận Bình trả lại tự do ngôn luận cho công chúng. Đến nay, có hơn 80 học giả và các nhà hoạt động trên thế giới đã cùng tham gia ký lá thư này.

Những người khởi xướng lá thư kiến nghị này bao gồm: Nhà học giả người Mỹ Andrew Nathan, Perry Link, và Zhang Lun, là những người đang dạy tại các trường đại học ở Pháp. Những người đồng ký tên gồm có: Cựu đại sứ Mỹ tại Trung quốc Winston Lord, và giáo sư Kong Jierong trường đại học New York và các nhà hoạt động khác.

Ông Zhang Lun cho biết “Dịch bệnh hiện nay đã trở thành thảm họa nhân loại. Nguyên nhân là do sự chậm trễ quan liêu của chính quyền Trung Quốc và sự tin tưởng mù quáng của những người ra quyết định tối cao. Nói chính xác là, việc kiểm soát quyền tự do ngôn luận đã gây ra thảm họa to lớn ngày hôm này”.

CDC Hàn Quốc: Thêm 169 ca nhiễm mới, tổng cộng 1.146 ca bệnh

Theo Reuter, Hàn quốc đã báo cáo 169 ca nhiễm mới hôm thứ Ba. Tổng số nhiễm cả nước là 1.146 ca, theo KCDC công bố.

Trong số đó, 134 ca từ thành phố Daegu, nơi có một chi nhánh của giáo phái Tân Thiên Địa (Shincheonji Church of Jesus) là ổ dịch của căn bệnh COVID-19.

Quan chức Y tế Mỹ: Vaccine sẽ bắt đầu thử nghiệm sau 6 tuần

Viện Y tế quốc gia Hoa kỳ (NIH) đang hợp tác với Moderna, một công ty sinh học, để sản xuất một loại vaccine phòng ngừa chủng Coronavirus mới, dự kiến bắt đầu sau 6 tuần, theo quan chức y tế hàng đầu của Mỹ tuyên bố.

Theo NIH, vắc-xin của công ty Moderna sử dụng mRNA (viết tắt từ Messenger RNA), là các phân tử di truyền mang thông tin từ DNA trong nhân của tế bào đến tế bào chất nơi protein được tạo ra.

Các viện nghiên cứu dự kiến ​​sẽ bắt đầu đợt thử nghiệm lâm sàng với khoảng 20 đến 25 tình nguyện viên vào cuối tháng 4. Giám đốc NIAID Anthony Fauci tuyên bố trên báo The Wall Street Journal rằng: “Tôi cam đoan sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một trong vòng ba tháng, đây là kỷ lục nhanh nhất trên thế giới. Chưa nơi nào làm nhanh như vậy được”.

Kết quả thử nghiệm sơ bộ có thể đến sớm trong tháng Bảy này; nhưng bất kỳ loại vắc-xin nào cũng cần mất ít nhất 1 năm để có mặt trên thị trường thương mại, vì cần phải tiến hành các nghiên cứu bổ sung và tuân thủ các quy định về pháp lý.

Iran tuyên bố quan chức phòng chống virus đã nhiễm bệnh

Người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm chống virus của chính phủ Iran đã xét nghiệm dương tính với virus. Trước đó ông cảnh báo công chúng rằng không nên lo sợ quá mức về sự lây lan của virus, theo nhà chức trách tuyên bố hôm thứ Ba. Đó là thời điểm virus từ Iran bắt đầu lan rộng khắp Trung Đông.

Ông Harichi đã tự đăng một video clip lên mạng, thông báo mình bị nhiễm virus và đang tự cách ly tại nhà.

Ông cũng đưa ra lời khuyên cho người dân Iran “hãy tự chăm sóc bản thân minh. Đây là một loại virus ‘dân chủ’. Nó không phân biệt sang hèn hay giàu nghèo. Ai cũng có thể bị mắc bệnh”.

Một nhà lập pháp nổi tiếng, ông Mamoud Sadeghi ở Tehran, cũng đăng trên Twitter, thông báo ông cũng xét nghiệm dương tính với virus.

Iran: 95 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 16 ca tử vong

Sau 1 ngày, Iran đã tăng thêm 34 ca nhiễm và 4 ca tử vong do Covid-19. Iran vẫn giữ tỷ lệ tử vong cao nhất trên thế giới: cứ khoảng 6 người thì sẽ có 1 người tử vong.

Dân chúng lo ngại những con số được công bố chính thức không đánh giá hết được tình trạng bùng phát của dịch bệnh, và nhiều người Iran đã lên mạng xã hội để buộc tội các cơ quan chức năng đang che giấu sự thật.

Iran đã hủy bỏ các buổi hòa nhạc hay trận bóng đá trên khắp cả nước, đóng cửa trường học các cấp, và khuyến cáo người dân nên ở nhà.

"Đây là một vị khách không mời mà đến. Chúa sẽ giúp chúng ta vượt qua... con virus này" - Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói trong một bài phát biểu trên truyền hình.

Thứ trưởng nước này, ông Harirchi - người đã bác bỏ thông tin trước đó về 50 người Iran đã tử vong do virus - cũng đã ngã bệnh do virus "nCoV Vũ Hán".

Italy: thêm 58 ca nhiễm "nCoV Vũ Hán"

Đến ngày 26/2, Italy đã ghi nhận tổng cộng 322 ca nhiễm và 11 ca tử vong do Covid-19.

Vùng Tuscany ở miền trung Italy đã xác nhận 2 ca nhiễm nCoV đầu tiên, trong đó có 1 người ở thành phố du lịch nổi tiếng Florence; Đảo Sicily ở phía nam cũng đã xuất hiện 3 ca nhiễm mới, trong đó có một cặp vợ chồng tới từ vùng Lombardy, nơi đã ghi nhận 240 ca nhiễm Covid-19; Vùng Liguria ở phía tây bắc Ý cũng đã ghi nhận ca bệnh đầu tiên.

Ca tử vong thứ 11 do Covid-19 tại Italy là một bà lão 76 tuổi ở Veneto.

Bộ trưởng Bộ y tế các nước láng giềng đã họp tại Rome, bất chấp việc Italy hiện nay là ổ dịch SARS-CoV-2 lớn nhất châu Âu, để bàn thảo về biện pháp đóng cửa biên giới là "không phù hợp và không hiệu quả".

Môn đồ giáo phái Tân Thiên Địa (Shincheonji) từng họp ở Vũ Hán

"Những tin đồn về một chủng virus đã bắt đầu lan truyền từ tháng 11, nhưng không có ai chú tâm đến nó", một giáo viên mầm non 28 tuổi giấu tên, tín đồ của giáo phái Tân Thiên Địa, hôm nay đã tiết lộ: "Tôi đã ở Vũ Hán hồi tháng 12; và ngay khi biết dịch bệnh bùng phát, giáo hội chúng tôi ở Vũ Hán đã ngừng tất cả các buổi tụ họp".

Tân Thiên Địa có tổng cộng khoảng 250.000 tín đồ, do ông Lee Man-hee, sinh năm 1931 tại huyện Cheongdo, tỉnh Bắc Gyeongsang thành lập vào năm 1984. Giáo phái này có khoảng 20.000 người tại Trung Quốc, với khoảng 200 tín đồ tại Vũ Hán - theo Hong Kong SCMP.

Một mục sư giấu tên tại Hồ Bắc cho biết các tín đồ này rất sùng đạo, một số người vẫn tiếp tục truyền đạo khi Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, nữ giáo viên tại Vũ Hán quả quyết rằng dịch bệnh tại Hàn Quốc không liên quan đến những tín đồ đang ở đây; cô bỏ qua câu hỏi về khả năng ai đó trong giáo phái đã đi từ Vũ Hán đến Hàn Quốc sau khi dịch bùng phát.

Tín đồ của giáo phái Tân Thiên Địa hiện đang chiếm hơn 60% số ca nhiễm "nCoV Vũ Hán" tại Hàn Quốc - với gần 1000 ca bệnh.

Quan chức Hoa Kỳ cảnh báo người dân Mỹ: chuẩn bị đối phó dịch bệnh trong cộng đồng

Người dân Mỹ cần chuẩn bị để đối phó với sự lây lan của Coronavirus mới trong cộng đồng. Hiện nay số lượng ca nhiễm mới đang tăng rất nhanh chóng.

Tiến sĩ Nancy Messonnier, quan chức CDC cho biết, cuộc sống sẽ bị đảo lộn do sự lan truyền của virus - trường học và các công ty sẽ đóng cửa.

Số ca nhiễm mới tăng lên một cách nhanh chóng ở Ý, Iran, và Hàn Quốc cũng như các quốc gia khác, nhưng người ta lại không biết rõ nguồn lây. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng, nguy cơ lây lan ở Mỹ sẽ trở thành hiện thực.

Hoa Kỳ: Iran có thể đã che đậy thông tin dịch bệnh

Thứ Ba (26/2), theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố, Mỹ “rất lo ngại” rằng Iran có thể đã che đậy mọi thông tin chi tiết về vụ dịch Coronavirus mới.

Đồng thời, ông cũng chỉ trích Iran về việc họ đã kiểm duyệt các thông tin y tế và báo chí.

Ông kêu gọi “Tất cả các quốc gia, kể cả Iran, hãy nói lên sự thật về dịch Coronavirus ở quốc gia mình và hợp tác với các tổ chức quốc tế”.

Tính đến nay, Iran có tổng số 16 ca tử vong, đứng thứ 2 chỉ sau Trung Quốc.

Hàng trăm cảnh sát ở Trung Quốc đã nhiễm bệnh

Mới đây, theo báo The Epoch Times, tài liệu nội bộ của chính phủ trung Quốc tiết lộ rằng, ít nhất 813 sĩ quan cảnh sát và người thân ở Vũ Hán đã bị nhiễm Coronavirus Mới.

Đây là những cảnh sát ở tuyến đầu đối phó với dịch bệnh. Họ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát công luận để đảm bảo thông tin đăng tải theo đúng đường lối của chính quyền

Tài liệu ngày 21/2 nêu rõ chi tiết về việc các quan chức ở Hồ Bắc đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng do dịch bệnh.

Thống kê số người nhiễm virus gồm: 371 cảnh sát đương nhiệm, 61 cảnh sát đã về hưu, và 381 thân nhân cảnh sát. 277 cảnh sát khác bị nghi ngờ nhiễm virus. Có ít nhất 4 cảnh sát đã chết.

Khách sạn Tenerife bị cách ly do virus Corona

Một khách sạn ở khu nghỉ mát cao cấp Tenerife, Tây Ban Nha, đã được đặt trong tình trạng bán phong tỏa, sau khi một nam công dân Ý xét nghiệm dương tính với "nCoV 2019", theo quan chức chính quyền cho biết.

“Khách sạn H10 Costa Adeje Palace đã thực hiện mọi khuyến cáo về Y tế do nhà chức trách đưa ra, để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho tất cả khách hàng và nhân viên”, theo thông báo của khách sạn.

Đến nay, Ý đã báo cáo 323 ca nhiễm virus và 11 ca hợp tử vong. Bệnh nhân tại khách sạn Tenerife là ca thứ 3 mắc virus tại Tây Ban nha.

Nghiên cứu: Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân nguy kịch cao hơn SARS

Theo các chuyên gia Trung Quốc, một nghiên cứu đăng trên Lancet đã đánh giá 52 bệnh nhân nguy kịch được nhận vào khoa điều trị tích cực (ICU) ở Bệnh viện Kim Ngân Điền tại Vũ Hán, trong khoảng thời gian từ cuối 2019 đến 26/1. Kết quả là 32/61.5 bệnh nhân đã chết.

Tất cả những bệnh nhân này đã chết trong vòng 28 ngày sau khi đến ICU. Khoảng thời gian trung bình từ lúc vào ICU đến khi tử vong là 7 ngày.

Nghiên cứu cho biết, “Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bị viêm phổi do SARS-CoV-2 [Novel Coronavirus] là khá cao”. “Thời gian sống chỉ vào khoảng 1-2 tuần sau khi vào khoa cấp cứu”.

Ý báo cáo ca tử vong đầu tiên ở phía nam Rome

Hôm thứ Ba, nhà Chức trách Ý thông báo, một phụ nữ đã xét nghiệm dương tính với coronavirus ở Sicily, đây là ca đầu tiên ở miền nam nước Ý.

Thống đốc Sicily, ông Nello Musumeci, thông báo, một du khách đến từ Bergamo ở Lombardy đã nhập viện tại Palermo sau khi được chẩn đoán nhiễm Coronavirus. Tất cả du khách cùng đoàn với bà đều được cách ly.

Ý là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh. Hôm thứ ba, số ca nhiễm mới là 260 (số ca nhiễm hôm thứ hai là 229), trong đó 34 ca ở Lombardy và 6 ca ở Veneto. Số ca tử vong không thay đổi.

Đọc bản cập nhật ngày 25/2 tại đây.

Hiền Anh, Tiểu Tuệ



BÀI CHỌN LỌC

Cập nhật tình hình Covid-19 (26/2) - Trung Quốc:  Khẩu trang 3M bị cấm xuất sang Mỹ