Hoa Kỳ cấm nhập khẩu các mặt hàng do lao động cưỡng bức từ Tân Cương

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chính quyền Tổng thống Trump đã cấm nhập khẩu bông, sản phẩm tóc, quần áo và các sản phẩm khác do lao động cưỡng bức sản xuất tại khu vực Tân Cương của Trung Quốc. Nơi đây hiện đang giam giữ hơn 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác.

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) vào ngày 14/9 đã ban hành 5 Lệnh Hoãn Xuất đối với các loại hàng hóa khác nhau được sản xuất tại Tân Cương, nhằm trấn áp các hoạt động cưỡng bức lao động “bất hợp pháp, vô nhân đạo và bóc lột” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

"Những hành động này gửi một thông điệp rõ ràng tới [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] rằng, đã đến lúc phải chấm dứt hoạt động lao động cưỡng bức do nhà nước bảo trợ và [họ cần] tôn trọng nhân quyền của tất cả mọi người", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói trong một tuyên bố.

Lệnh này được đưa ra khi Hoa Kỳ có hành động mạnh mẽ hơn chống lại những chính sách đàn áp mà ĐCSTQ áp dụng ở Tân Cương, nơi các trại giam giữ là một phần trong chiến dịch đàn áp “chủ nghĩa cực đoan” của chính quyền này.

Những người sống sót trong các trại giam giữ đã kể lại việc bị tra tấn, hãm hiếp và bị ép buộc phải cải tạo chính trị khi bị bắt giữ. Người dân Tân Cương cũng phải sống dưới một hệ thống giám sát mở rộng thông qua mạng lưới camera an ninh được tăng cường bởi AI (trí thông minh nhân tạo), các trạm kiểm soát và bị thu thập dữ liệu sinh trắc học.

Vào tháng Ba, các nhà điều tra đã phát hiện ra rằng hàng chục nghìn người Duy Ngô Nhĩ đã được chuyển đến làm việc tại các nhà máy trên khắp Trung Quốc trong những điều kiện tương tự như cưỡng bức lao động. Những cơ sở này sản xuất hàng hóa cho 83 thương hiệu toàn cầu.

CBP áp dụng các lệnh hoãn cho bông do Công ty Bông và Vải lanh Tân Cương Junggar sản xuất và chế biến; quần áo do Công ty Sản xuất Hàng may mặc Yili Zhuowan và Công ty Thương mại và Kinh doanh Baoding LYSZD sản xuất; các sản phẩm tóc được sản xuất tại Khu công nghiệp Sản phẩm tóc Hạt Lop; tất cả các sản phẩm được làm bởi người lao động tại Trung tâm Giáo dục và Đào tạo Kỹ năng Nghề số 4 Quận Lop, Tân Cương; và các bộ phận máy tính do Công ty Công nghệ Thông tin Hefei Bitland sản xuất ở tỉnh An Huy.

"Chính quyền ông Trump sẽ không đứng yên và cho phép các công ty nước ngoài bắt những người lao động dễ bị tổn thương [phải chịu] lao động cưỡng bức, trong khi gây tổn hại cho các doanh nghiệp Mỹ vốn tôn trọng nhân quyền và pháp trị", Ủy viên CBP Mark A. Morgan cho biết trong một tuyên bố.

Đầu năm nay, Hoa Kỳ đã trừng phạt một số quan chức Trung Quốc và một nhóm bán quân sự vì vai trò của họ trong việc giám sát các vụ vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Hàng chục tổ chức và công ty Trung Quốc cũng đã bị đưa vào danh sách đen không được giao thương với các công ty Mỹ.

Hồi tháng Sáu, CBP đã thu giữ 13 tấn sản phẩm làm từ tóc người bị nghi ngờ là được làm từ lao động cưỡng bức tại Tân Cương.

Bức ảnh này được chụp vào ngày 31/5/2019 cho thấy một người phụ nữ Duy Ngô Nhĩ (giữa) đi qua một lối vào một khu chợ ở Hotan, vùng tây bắc Tân Cương của Trung Quốc. - Sự tái phát của các cuộc bạo loạn Urumqi khiến gần 200 người chết cách đây một thập kỷ là điều khó tưởng tượng ở Tân Cương ngày nay, một khu vực của Trung Quốc có dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ bị bao vây bởi sự giám sát và giam giữ hàng loạt. Một hệ thống an ninh thiết lập trên diện rộng đã “dẹp yên” tình trạng bất ổn sắc tộc từ lâu đã gây rối tại khu vực. (Ảnh của GREG BAKER / AFP qua Getty Images)
Bức ảnh này được chụp vào ngày 31/5/2019 cho thấy một người phụ nữ Duy Ngô Nhĩ (giữa) đi qua một lối vào một khu chợ ở Hotan, vùng tây bắc Tân Cương của Trung Quốc. - Sự tái phát của các cuộc bạo loạn Urumqi khiến gần 200 người chết cách đây một thập kỷ là điều khó tưởng tượng ở Tân Cương ngày nay, một khu vực của Trung Quốc có dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ bị bao vây bởi sự giám sát và giam giữ hàng loạt. Một hệ thống an ninh thiết lập trên diện rộng đã “dẹp yên” tình trạng bất ổn sắc tộc từ lâu đã gây rối tại khu vực. (Ảnh của GREG BAKER / AFP qua Getty Images)

Những người sống sót từ cuộc đàn áp, các nhà điều tra và các nhóm hoạt động ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ đã nói rằng, những phần tóc thu giữ được đến từ những người phụ nữ ở trong các trại tập trung và lao động khác nhau ở Tân Cương. Đây là lần đầu tiên chính quyền Hoa Kỳ có một bằng chứng mạnh mẽ để điều tra thêm về cuộc đàn áp các nhóm thiểu số Hồi giáo ở Trung Quốc.

Nhà báo điều tra Ethan Gutmann đã mô tả lại những gì mà ông nghe được từ những người sống sót kể về những việc xảy ra khi họ bị giam trong các trại cải tạo.

“Đây là thực tế ở mọi nơi. Một khi vào trại, những người phụ nữ bị buộc phải xếp hàng trước một cái lỗ trên tường. Khi đến lượt của bạn, bạn buộc phải ló đầu qua lỗ trong khi một bàn tay khuất danh sẽ xén sạch tóc trên đầu bạn bằng một cái kéo xén tóc; một người phụ nữ nói, [cảm giác bản thân lúc đó] giống như một con vật”, nhà báo Gutmann cho biết.

Tuy nhiên, các sản phẩm từ tóc người chỉ là bằng chứng của một khía cạnh trong một loạt các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khác của ĐCSTQ tại Tân Cương.

“Đây mới chỉ đơn giản là phần nổi của tảng băng chìm. Đào sâu hơn và bạn sẽ tìm thấy bằng chứng của lao động cưỡng bức, nô lệ tình dục và triệt sản bắt buộc. Số lượng lớn nhất những sinh mệnh ấy - tôi ước tính phải trên 10.000 phụ nữ mỗi năm, ở mức tối thiểu - đã bị giết vì nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống. Khi phụ nữ phương Tây sử dụng các sản phẩm làm đẹp của Trung Quốc có chứa collagen, họ đã vô tình bôi trét một phần thân xác của [những nạn nhân ấy] lên khuôn mặt mình”, nhà báo Gutmann viết.

Du Miên



BÀI CHỌN LỌC

Hoa Kỳ cấm nhập khẩu các mặt hàng do lao động cưỡng bức từ Tân Cương