Cách đối xử với Hồng Kông thể hiện tham vọng của Bắc Kinh ở châu Á

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thượng nghị sĩ, thành viên Đảng Cộng hoà - bang Missouri, ông Josh Hawley phát biểu ngày 12/11 rằng tình hình Hồng Kong thể hiện ý đồ thật sự của Bắc Kinh là đẩy Hoa Kỳ ra khỏi khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và rằng chính sách đối ngoại hiện tại của Hoa Kỳ không đủ để giải quyết “các mối nguy hiểm trong tầm tay”.

Phát biểu tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, Trung tâm cố vấn cấp cao tư tưởng lưỡng đảng, ông Hawley kêu gọi thay đổi cách tiếp cận chính sách đối ngoại trong bối cảnh cạnh tranh mới với Trung Quốc.

Ông nói, “Trung Quốc sẵn sàng trả giá nhằm thống trị thế giới là mối đe doạ an ninh lớn nhất đối với nước Mỹ trong thế kỷ này, và chúng ta cần định hướng cho việc xây dựng chính sách đối ngoại toàn cầu để giải quyết thách thức này và chủ yếu tập trung vào mối đe doạ này”.

Thành viên trẻ nhất Thượng viện Hoa Kỳ cho biết phản ứng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ Hồng Kông cho thấy rõ ràng “khả năng và ý đồ của Bắc Kinh”.

Đầu tiên là Hồng Kông, tiếp đến là Đài Loan, rồi sau đó là toàn bộ khu vực”, ông nói, thêm nữa chính quyền Trung Quốc “đã điện báo rằng” họ muốn loại chúng ta ra khỏi khu vực”.

Sự thống trị của Trung Quốc là mối đe doạ trực tiếp đến an ninh quốc gia và thịnh vượng của Hoa Kỳ, ông Hawley nói.

“Ấn Độ Dương là một khu vực trọng yếu đối với chúng ta. Chúng ta cần có cơ hội giao thương trong khu vực này. Chúng ta cần được tiếp cận vào khu vực này một cách bình đẳng và miễn phí, ông cũng lưu ý về tầm quan trọng của khu vực đối với “sự thịnh vượng của tầng lớp trung lưu”.

Ông cho rằng chính sách đối ngoại của Mỹ cần giải quyết những thách thức mới này và “đảm bảo rằng Trung Quốc không trở thành một cường quốc thống trị khu vực và quốc tế”.

Berlin của thế hệ này

Thượng nghị sĩ mới nhận vị trí này đã đến thăm Hồng Kong vào tháng trước và nói chuyện với các nhà hoạt động trên đường phố. Sau chuyến đi, ông đã giới thiệu chiến thuật biểu tình của Hồng Kông là “Tượng thủy nhất dạng” với thượng nghị sĩ Rick Scott (R-Fla) và ông John Cornyn (R-Texas), kêu gọi áp dụng Đạo luật Magnitsky để trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông, những người đã tiến hành cuộc đàn áp tự do trong thành phố.

“Tôi nghĩ rằng Hồng Kông là Berlin của thế hệ này, theo nghĩa là đặc khu này nắm bắt cơ hội và tiến hành cuộc đấu tranh mạnh mẽ đối đầu với một Trung Quốc ngày càng hung hăng bành trướng”, ông Hawley cho biết. “Và đó là những gì đang diễn ra tại Hồng Kong mà chúng ta đang thấy”.

Hạ viện đã đồng thuận nhất trí thông qua Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông. Dự luật này sẽ yêu cầu chính phủ Mỹ tiến hành đánh giá hàng năm liệu Hồng Kông có “quyền tự trị đầy đủ” từ Trung Quốc đại lục để duy trì các đặc quyền thương mại của mình với Hoa Kỳ hay không.

Thượng viện cũng vừa thông thông qua dự luật này.

Kể từ tháng 6, biểu tình rầm rộ đã nổ ra trên đường phố Hồng Kong vì lo ngại rằng dự luật dẫn độ sẽ khiến ĐCSTQ mở rộng ảnh hưởng tại Hồng Kông. Kể từ đó, các cuộc biểu tình đã phát triển thành một phong trào ủng hộ quyền bầu cử phổ thông đầu phiếu và các quyền tự do lớn hơn.

Hawley đã thẳng thắn phê bình các công ty Mỹ vì đã chạy theo các yêu của chính quyền Trung Quốc.

Những gì chúng tôi thấy với NBA, Disney và những trường hợp khác chính là tiên liệu đối các công ty tiếp theo, ông nói thêm rằng các công ty Mỹ không nên trở thành “tay chân của bộ máy tuyên truyền ĐCSTQ.

Chủ nghĩa toàn cầu cấp tiến

Thượng nghị sĩ bang Missouri cũng chỉ trích sự đồng thuận của hai đảng về chính sách đối ngoại hiện nay, ông gọi đó là “chủ nghĩa toàn cầu cấp tiến”. Ông cho rằng Hoa Kỳ vẫn sống với “dư âm sau chiến tranh lạnh”.

“Hôm nay tôi tranh luận với các quý vị rằng sự đồng thuận về chính sách đối ngoại với tâm trí và kỳ vọng được thực hiện trong vòng 20 năm qua, không còn phù hợp với thời đại hiện nay cũng như tương lai của chúng ta”, ông nói. “Sự đồng thuận này đã khiến chúng ta mất cảnh giác với những nguy hiểm trong tầm tay. Nó khiến chúng ta lơ là trước những thách thức phải đối mặt và người dân Mỹ đã bác bỏ chính sách đối ngoại này”.

Hawley cho rằng chủ nghĩa toàn cầu cấp tiến đã thúc đẩy “mô hình hợp tác dựa trên nguyên tắc đa phương trong toàn bộ hệ thống quốc tế”ưu tiên các định chế quốc tế như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và Liên Hợp Quốc.

Thùy Minh (biên dịch)

Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Cách đối xử với Hồng Kông thể hiện tham vọng của Bắc Kinh ở châu Á