Các chuyên gia lên tiếng: Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm trước luật pháp về đại dịch toàn cầu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều tháng trước khi dịch viêm phổi Vũ Hán phát triển thành đại dịch toàn cầu, một số bác sĩ ở bệnh viện Vũ Hán đã cố gắng báo hiệu mối lo ngại của họ về một bệnh viêm phổi bí ẩn từ một loại virus giống SARS. Thay vì cho phép các cảnh báo được truyền tới công chúng, chính quyền Trung Quốc đã kiểm duyệt thông tin và khiển trách các bác sĩ là “phao tin đồn nhảm”.

Khi có thêm thông tin về virus Corona Vũ Hán, Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không chia sẻ với cộng đồng thế giới, mà còn cố tình hạ thấp mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Họ đã “chối bỏ” những lời cảnh báo, kiểm duyệt các báo cáo và đưa ra những thông tin sai lệch cho người dân Trung Quốc và cộng đồng quốc tế.

Cuối cùng, khi chính quyền này bắt đầu đưa ra biện pháp ngăn chặn vào ngày 23/1 bằng cách phong tỏa vùng tâm dịch là thành phố Vũ Hán, thì mọi việc đã quá muộn. Virus đã lây lan khắp Trung Quốc và sau đó đã lan sang 185 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.

Theo một nghiên cứu hiện đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục để xuất bản của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Southampton , Anh, nếu như chính quyền Trung Quốc đã hành động từ ba tuần trước đó, số lượng lây nhiễm có thể giảm đến 95%.

Việc đàn áp thông tin và quản lý sai lầm của ĐCSTQ trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát, đã khiến dịch bệnh lấy đi bao mạng người trên toàn thế giới, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và tàn phá kinh tế toàn cầu. Điều này làm dấy lên câu hỏi về trách nhiệm pháp lý của chính quyền Trung Quốc trước sự hoành hành của dịch bệnh trên toàn thế giới. Một số chuyên gia pháp lý cho rằng Trung Quốc phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về đại dịch toàn cầu và những hậu quả của nó.

James Kraska, chủ tịch và Giáo sư luật hàng hải quốc tế của Trung tâm Luật quốc tế Stockton tại Đại học Hải quân Hoa Kỳ cho biết, ông tin rằng chính quyền Trung Quốc sẽ phải chịu trách nhiệm vì vi phạm nghĩa vụ của mình theo luật pháp quốc tế.

 

Cảnh sát Trung Quốc đeo khẩu trang ở nhà ga Bắc Kinh (Photo by Kevin Frayer/Getty Images)

Theo luật trách nhiệm của nhà nước, khi một quốc gia có nghĩa vụ pháp lý phải làm gì đó nhưng không làm, thì chính quyền quốc gia đó có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý, ông cho biết.

“Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một thành viêntham gia Hiệp ước về Quy định Y tế Quốc tế mà hầu hết mọi quốc gia trên thế giới đều là thành viên. Hiệp ước này yêu cầu các quốc gia phải rất thẳng thắn hoặc sẵn sàng, nhanh chóng chia sẻ thông tin về phạm vi lây lan rộng của các loại bệnh, bao gồm các chủng bệnh giống như cúm mới, chẳng hạn như coronavirus, ông Kraska nói với The Epoch Times”.

“Đây là một nghĩa vụ pháp lý được các quốc gia tự nguyện cam kết, và tất cả các quốc gia là thành viên của Hiệp ước, bao gồm Trung Quốc, đã đồng ý thực hiện điều này. Nhưng trong trường hợp này, Trung Quốc đã không hoàn thành nghĩa vụ của mình”, ông nói thêm..

Logo bên ngoài tòa nhà của Tổ chức Y tế Thế giới trong cuộc họp của ban điều hành để cập nhật tình hình về sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán, tại Geneva, vào ngày 6/2/2020. (Denis Balibouse / Reuters)

Mục đích của Quy định Y tế Quốc tế là để “phòng ngừa, bảo vệ chống lại, kiểm soát và cung cấp các biện pháp y tế cộng đồng đối với sự lây lan của dịch bệnh trên toàn thế giới theo một cách tương xứng, hạn chế các rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng, và tránh can thiệp không cần thiết đối với giao thông quốc tế và thương mại”.

Phiên bản sửa đổi năm 2005 là một thỏa thuận giữa 196 quốc gia, yêu cầu các bên tham gia thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về tất cả các sự kiện có thể tạo thành tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế xảy ra trong lãnh thổ của đất nước mình.

Thỏa thuận này cũng yêu cầu các bên tiếp tục thông báo cho WHO “về thông tin y tế cộng đồng kịp thời, chính xác và đầy đủ chi tiết về sự kiện được thông báo này”, bao gồm các thông tin như kết quả nghiên cứu của phòng thí nghiệm, nguồn gốc và rủi ro, số ca nhiễm bệnh và tử vong, các điều kiện ảnh hưởng đến sự lây lan của dịch bệnh và các biện pháp y tế đã được sử dụng.

ĐCSTQ che dấu thông tin về tình hình dịch bệnh

Từ giữa tháng 12/2019 đến giữa tháng 1/2020, chính quyền Trung Quốc đã thực hiện một loạt các hành vi che dấu thông tin và đưa ra những thông tin sai lệch về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh này. Ông Kraska nói rằng sự chậm trễ trong việc cung cấp thông tin cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và những tuyên bố sai lệch là hành động có thể bị kiện theo luật trách nhiệm của nhà nước.

Chính quyền Trung Quốc bắt đầu nhận thấy hàng loạt các trường hợp bệnh nhân có triệu chứng viêm phổi không rõ nguyên nhân vào ngày 21/12/2019, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc đã báo cáo về căn bệnh truyền nhiễm không xác định này cho WHO vào ngày 31/12/2019.

Có bằng chứng cho thấy rằng vào ngày 27/12/2019, một phòng thí nghiệm của Trung Quốc đã xác định ra hầu hết bộ gen của virus, một bước quan trọng để ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh và phát triển vaccine . Các phát hiện sau đó đã được báo cáo cho các quan chức Trung Quốc và Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc. Một phòng thí nghiệm do chính phủ điều hành cũng đã lập được bản đồ bộ gen vào ngày 2/1/2020, nhưng phải đến một tuần sau đó, thông tin này mới được công khai và chia sẻ với thế giới.

60 người hiến máu ở Ý thì có 40 người dương tính với virus Corona Vũ Hán, tất cả các bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng(Ảnh: pixabay)

Sau khi thông báo cho WHO về loại virus mới, ĐCSTQ đã mất ba tuần để thừa nhận rằng virus có thể lây truyền từ người sang người. Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán còn đưa ra tuyên bố sai lệch vào ngày 31/12/2019 rằng không có bằng chứng cho thấy virus này có thể lây truyền từ người sang người, và căn bệnh này “có thể phòng ngừa và kiểm soát được”. Câu chuyện được tiếp tục cho đến ngày 20/1/20120, khi nhà dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc, Zhong Nanshan, thừa nhận rằng có hơn một chục nhân viên y tế ở tuyến đầu đã bị nhiễm virus.

Một bác sĩ được đồng nghiệp của mình xịt thuốc khử trùng tại khu vực cách ly ở Vũ Hán, tâm chấn của sự bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán, tại trung tâm tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, vào ngày 3 tháng 2 năm 2020. (STR / AFP qua Getty Images)

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England vào cuối tháng 1/2020, cho biết: “Kể từ giữa tháng 12/2019, đã có bằng chứng cho thấy việc lây truyền từ người sang người của virus này đã xảy ra khi có sự tiếp xúc gần ”. Tuy nhiên, WHO tiếp tục lặp lại những tuyên bố sai lệch của Trung Quốc trong các tuyên bố công khai của mình, ngoài việc cho biết thêm vào ngày 14/1 rằng căn bệnh này có thể lây truyền giữa các thành viên trong gia đình.

Tương tự, chính quyền Trung Quốc cũng không khẩn trương thông báo cho WHO rằng có các nhân viên y tế đã nhiễm virus. Thông tin này rất quan trọng và cần được chia sẻ ngay để hiểu được việc lây truyền trong bệnh viện, cũng như cách phòng tránh các rủi ro lây nhiễm nhằm bảo vệ cho các nhân viên y tế. Chính quyền chỉ công bố số lượng nhân viên y tế bị nhiễm trong cuộc họp báo vào ngày 14/2 do Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước tổ chức. Một quan chức y tế cấp cao của Trung Quốc đã cho biết có 1.716 nhân viên y tế nhiễm virus và 6 người trong số họ đã chết.

Cũng có bằng chứng cho thấy chính quyền Trung Quốc đã ngăn các phòng thí nghiệm chia sẻ thông tin về virus. Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc đã ra lệnh cho một phòng thí nghiệm ngừng các thí nghiệm, không công bố thông tin liên quan đến virus và phá hủy các mẫu hiện có vào ngày 1/1/2020, theo tạp chí tài chính Trung Quốc Caixin.

Chính quyền Trung Quốc cũng không đáp ứng các yêu cầu của quốc tế đối với việc tìm hiểu về virus và sự bùng phát dịch bệnh. Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ Alex Azar đã cho biết trước đó rằng, vào ngày 6/1, Hoa Kỳ đề xuất cử một đoàn chuyên gia tới Trung Quốc để hỗ trợ và tìm hiểu về việc lây truyền và mức độ nghiêm trọng của sự bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, trong cả một tháng, Trung Quốc đã không hồi đáp các đề nghị lặp đi lặp lại của Hoa Kỳ. Cuối cùng, Chính quyền Trung Quốc đã đồng ý tiếp nhận đoàn chuyên gia quốc tế của WHO vào cuối tháng 1/2020. Đây là thời điểm Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trở về từ chuyến công du tới Trung Quốc với đầy những lời khen ngợi dành cho nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và các nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh bùng phát của chính quyền Trung Quốc.

Trong khi đó, ĐCSTQ đã “diệt khẩu” các cá nhân đứng lên cảnh báo về sự bùng phát của dịch bệnh. Khi các bác sĩ Vũ Hán nhiều lần cố gắng cảnh báo các đồng nghiệp và công chúng về “bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân”, chính quyền đã cố gắng “bịt miệng” họ và khiển trách họ “phao tin đồn nhảm”. Đáng chú ý nhất trong số họ là bác sĩ Lý Văn Lượng, một bác sĩ nhãn khoa của bệnh viện Vũ Hán. Chính anh đã nhiễm căn bệnh này từ một bệnh nhân của mình và cuối cùng đã phải chết.

Bác Sĩ Lý Văn Lượng. (Tư liệu cá nhân của BS Lý)

Bác sĩ Lý là người đầu tiên phát hiện ra chủng virus corona mới.
Bác sĩ Lý là người đầu tiên phát hiện ra chủng virus corona mới.

Tuy nhiên, ông Kraska lưu ý rằng việc ĐCSTQ không thông báo cho cộng đồng quốc tế về virus, cần được phân biệt với việc chính quyền Trung Quốc đã cung cấp thông tin sai lệch cho công dân của họ. Đây là sự vô đạo đức và không thể chấp nhận theo luật pháp quốc tế.

Ông nói: “Đây là một phần của những gì xảy ra ở chế độ chuyên quyền vì họ rất sợ phải đối mặt với một xã hội cởi mở và tự do thông tin”.

David Matas, một luật sư có trụ sở tại Canada, trước đây từng là thành viên của phái đoàn Canada tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đã bày tỏ quan điểm tương tự với ông Kraska, rằng chính quyền này có thể vi phạm các Công ước về Vũ khí sinh học, mà họ là một thành viên tham dự Công ước.

Ngoài ra, ông Matas, với vai trò là một thành viên của phái đoàn Canada tham dự Hội nghị Liên hợp quốc về Tòa án Hình sự Quốc tế, nói với The Epoch Times rằng ngoài vấn đề vũ khí, hội nghị còn nói về các tác nhân sinh học. Các quốc gia tham gia Công ước có nghĩa vụ loại bỏ các tác nhân sinh học không vì “mục đích hòa bình”.

“Tôi có thể nói rằng sự che đậy và đàn áp thông tin này là một hình thức lưu giữ virus, là một tác nhân sinh học. Và vì vậy, theo quan điểm của tôi, đó là hành vi vi phạm quy ước”, ông Matas cho biết, và ông tuyên bố rằng việc che dấu thông tin về virus của ĐCSTQ không phải vì “mục đích hòa bình” theo Công ước.

Theo ông Matas, để thực thi Công ước này, một quốc gia thành viên như Hoa Kỳ sau đó có thể khiếu nại lên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Hội đồng Bảo an sẽ điều tra các khiếu nại và đưa ra một báo cáo dựa trên kết quả điều tra. Ông cũng nói rằng nếu Hội đồng Bảo an kết luận Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm, hội đồng có thể áp đặt các biện pháp khắc phục.

Ví dụ, Hoa Kỳ có thể sử dụng báo cáo này làm cơ sở để chỉ định Trung Quốc là “nhà nước tài trợ cho khủng bố” theo Đạo luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài (FSCA). Điều này sau đó sẽ cho phép người dân ở Hoa Kỳ khởi kiện ĐCSTQ về các tác hại họ đã gây ra, mà không phải đối mặt với rào cản của “quyền miễn trừ chủ quyền” - một quy tắc pháp lý bảo vệ các quốc gia khỏi bị khởi kiện tại các quốc gia khác. Hiện tại, Iran, Bắc Triều Tiên, Sudan và Syria đã được coi là các “nhà nước tài trợ cho khủng bố”.

Sử dụng hệ thống Tòa án Hoa Kỳ

Một số người ở Hoa Kỳ đã tìm sự hỗ trợ từ hệ thống tòa án trong nước để gây áp lực và yêu cầu ĐCSTQ cung cấp những thông tin chi tiết về các hành động ứng phó của họ, cũng như tìm cách khắc phục các thương tổn và đau buồn do đại dịch gây ra.

Ngày 5/4/2020, có hơn 300.000 ca nhiễm và 8.700 ca tử vong được xác nhận tại Hoa Kỳ, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins. Nhiều tiểu bang đã áp dụng các biện pháp ngăn chặn dịch như đóng cửa trường học và các dịch vụ không thiết yếu, yêu cầu người dân không ra ngoài. Một số cơ sở kinh doanh như cửa hàng tạp hóa và nhà hàng cũng tự nguyện đóng cửa.

Ngày 12/3, Tập đoàn Luật Berman của Florida, cùng với Tập đoàn Lucas Compton của Washington, đã đệ đơn kiện tập thể chống lại chính quyền Trung Quốc với cáo buộc rằng sự che đậy ban đầu của Bắc Kinh đã dẫn đến đại dịch toàn cầu.

Đơn kiện cáo buộc rằng mặc dù "biết rằng COVID-19 nguy hiểm và có khả năng gây ra đại dịch, nhưng ĐCSTQ hành động trì hoãn, cố tình lảng tránh, và/hoặc che đậy về dịch bệnh vì để bảo vệ lợi ích kinh tế của chính họ".

"Trung Quốc đã thất bại thảm hại khi không ngăn chặn virus ngay khi họ biết vào thời điểm ban đầu, là vào giữa tháng 12/2019. Khi không ngăn chặn sự bùng phát của virus, họ đã khiến virus lây lan ra thế giới và trở thành đại dịch toàn cầu. Dịch bệnh có thể được ngăn chặn phần lớn nếu họ thông báo sớm hơn với Tổ chức Y tế Thế giới để giải quyết vấn này”, Jeremy Alters, một nhà chiến lược và người phát ngôn của vụ kiện từ Berman Law Group, nói với The Epoch Times.

Một rào cản đối với vụ kiện này là học thuyết về “quyền miễn trừ chủ quyền”, trong đó tuyên bố rằng một quốc gia “miễn nhiễm” với các vụ kiện dân sự hoặc truy tố hình sự tại tòa án của một quốc gia khác. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ được quy định trong FSCA, cho phép các cá nhân ở Hoa Kỳ kiện một quốc gia nước ngoài về hành động của họ trong một số tình huống nhất định.

Một nhân viên y tế đang xét nghiệm virus Corona Vũ Hán ở một trung tâm kiểm tra COVID-19 tại trường Cao đẳng Lehman ở Bronx, New York, vào ngày 28/3/2020. (John Moore / Getty Images)

Jeremy Alters cho biết trước đây đã từng có các vụ kiện nước ngoài ở Hoa Kỳ, bao gồm những vụ kiện chống lại Libya, Sudan, Cuba, và thậm chí cả Trung Quốc. Ông cho biết hai trường hợp ngoại lệ đối với FSCA mà vụ kiện của họ sẽ dựa vào, đó là "hoạt động thương mại" và "khủng bố" của chính quyền Trung Quốc.

"Chúng tôi sẽ chiến đấu để bắt buộc chính quyền Trung Quốc phải trả giá và không gì có thể cản trở chúng tôi làm điều đó", ông Alters nói. “Đây là phong cách của người Mỹ. Người Mỹ là vậy. Khi ai đó đã có lỗi với chúng tôi, chúng tôi có thể kiện họ ra tòa để được bồi thường. Khi một quốc gia có lỗi với chúng tôi theo cách nặng nề như vậy, chung tôi có quyền kiện quốc gia đó ra tòa".

George Sorial, đối tác của tập đoàn Lucas Compton, bổ sung thêm rằng vụ kiện này đang tập hợp ý kiến người dân Hoa Kỳ vì một nguyên nhân đặc biệt.

"Những gì chúng tôi đang làm là thay mặt cho những người dân Hoa Kỳ đã bị tổn thương. Chúng tôi liên kết với nhau và đây là một nỗ lực của ‘lưỡng đảng’ “, ông Sorial nói.

Hai công ty luật này cho biết họ đã nhận được hơn 10.000 yêu cầu từ người dân ở Hoa Kỳ cũng như từ khắp nơi trên thế giới về hành động tuyệt vời của họ. Họ nói rằng có nhiều công dân nước khác cũng đang yêu cầu được tham gia khởi kiện, trong khi luật sư và các công ty luật trên khắp thế giới đang hỏi liệu họ có thể khởi kiện tương tự ở nước họ để chống lại ĐCSTQ hay không.

Thực thi theo luật pháp quốc tế

Nếu phát hiện ra rằng ĐCSTQ đã vi phạm công ước quốc tế hoặc không thực hiện được trách nhiệm của mình theo luật trách nhiệm của nhà nước, thì các quốc gia khác có thể áp dụng các biện pháp yêu cầu bồi thường hoặc biện pháp chế tài khác.

Theo Điều 31 của Điều khoản Trách nhiệm của Nhà nước, "Nhà nước chịu trách nhiệm có nghĩa vụ đền bù toàn bộ thương tổn do hành động vi phạm luật quốc tế gây ra". Có nhiều hình thức đền bù thương tổn theo các điều khoản, bao gồm bồi thường và lãi suất.

Ông Kraska tin rằng chính quyền Trung Quốc khó có thể đền bù theo điều khoản, nhưng các nước bị thiệt hại cần phải cố gắng đưa Bắc Kinh ra Tòa án Công lý Quốc tế hoặc các tòa án quốc tế khác như Tòa án Trọng tài Thường trực tại Hague.

Tuy nhiên, không thể buộc chính quyền Trung Quốc phải có trách nhiệm trong các trường hợp liên quan đến nguyên tắc chủ quyền của nhà nước, ông lưu ý.

Ông Kraska nói: “Điều này không có nghĩa là các quốc gia không có cách nào tìm kiếm biện pháp bắt buộc Trung Quốc bồi thường. Các quốc gia vẫn có thể sử dụng các biện pháp chế tài pháp lý chống lại chính quyền Trung Quốc. Điều này có nghĩa là các quốc gia có thể đình chỉ nghĩa vụ pháp lý của mình đối với ĐCSTQ như một cách để thúc đẩy ĐCSTQ thực hiện nghĩa vụ của họ”.

“Các nước không nên thực hiện những hành động nằm ngoài nguyên tắc ngoại giao hoặc không thân thiện, hoặc có những hành vi trái quy định luật pháp quốc tế, có nghĩa là các nước bị thiệt hại không thể làm những việc bất hợp pháp, như vi phạm chủ quyền của nhà nước gây ra thiệt hại”, ông nói thêm.

Tuy nhiên, ông nói, không thể sử dụng vũ lực chống lại đất nước đó, điều này không được phép.

Một số biện pháp chế tài mà Hoa Kỳ có thể sử dụng để chống lại ĐCSTQ bao gồm:

  • Ngừng thanh toán cho những người nắm giữ cổ phiếu Trung Quốc
  • Ngừng thực hiện nghĩa vụ pháp lý theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới để có thể tác động đến Trung Quốc.

Hoa Kỳ cũng có thể chọn cách đóng cửa thị trường của mình với Trung Quốc và phá hoại tường lửa internet rộng lớn của ĐCSTQ để dân chúng Trung Quốc có thể tiếp cận thông tin không bị kiểm duyệt bởi ĐCSTQ.

Ông Kraska cho biết danh sách các biện pháp chế tài có thể áp dụng là vô hạn.

Ở Trung Quốc, các nhà lập pháp trong nước đã bắt đầu lên tiếng về quan ngại của họ, đối với việc xử lý sai lầm trước sự bùng phát dịch virus của chính quyền Bắc Kinh trong giai đoạn đầu của dịch bệnh.

Dân biểu Jim Banks (R-Ind.) tại Capitol Hill ngày 27/3/2019. (York Du/NTD)

Gần đây, vị dân biểu Jim Banks của bang Indiana (R-Ind.) đã giới thiệu một nghị quyết của Hạ viện lưỡng đảng, HR 907, để lên án ĐCSTQ vì cố tình hạ thấp sự nguy hiểm của dịch bệnh bằng hình thức kiểm duyệt và cung cấp thông tin sai lệch.

Đồng thời, hai vị dân biểu khác là Sen. Josh Hawley (R-Mo.) và Elise Stefanik (R-N.Y.) cũng đang kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về vấn đề cách xử lý virus ban đầu của ĐCSTQ đã gây nguy hiểm cho Hoa Kỳ và các quốc gia khác trên thế giới như thế nào.

Trong một thông cáo báo chí chung, ông Hawley và ông Stefanik cho biết: "Đã đến lúc cần phải tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về những hậu quả do việc che đậy thông tin của ĐCSTQ khiến virus lây lan trên thế giới và tạo thành đại dịch tàn khốc này. ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm trước tất cả những gì thế giới đang phải chịu đựng".

The Epoch Times gọi coronavirus chủng mới là virus ĐCSTQ vì sự che đậy và quản lý sai lầm của ĐCSTQ đối với sự bùng phát của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Dịch bệnh này khởi phát từ thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, lây lan khắp Trung Quốc và thế giới, và tạo thành đại dịch toàn cầu.

Thu Hường
-Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Các chuyên gia lên tiếng: Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm trước luật pháp về đại dịch toàn cầu