Bộ Tư pháp Mỹ có nên cân nhắc việc Hunter Biden cần đăng ký làm phái bộ nước ngoài?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cần xem xét để yêu cầu Hunter Biden và James Biden đăng ký làm phái bộ nước ngoài, do các giao dịch kinh doanh của họ với một Công ty năng lượng Trung Quốc có liên kết với ĐCSTQ.

Thượng nghị sĩ Chuck Grassley kêu gọi Bộ Tư pháp (DOJ) Hoa Kỳ xem xét liệu Hunter Biden, con trai của ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, và chú của anh ta là James Biden có cần đăng ký làm phái bộ nước ngoài hay không. Lý do đưa ra đề xuất này bắt nguồn từ các giao dịch kinh doanh của 2 người này với một Công ty năng lượng Trung Quốc có liên kết với quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Thứ Hai ngày 11/11, Thượng nghị sĩ Grassley đã gửi một bức thư dài 7 trang (pdf) tới Tổng Chưởng lý Hoa Kỳ là ông William Barr, để yêu cầu Bộ Tư pháp Hoa Kỳ xác định xem liệu Hunter Biden và James Biden có tuân thủ theo Đạo luật Đăng ký Đại lý Nước ngoài (FARA) hay không, trong thời gian 2 người họ làm mọi cách để đạt được thỏa thuận với CEFC China Energy (CEFC).

Trong bức thư của mình, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Grassley đã viết: “Các hành động của Hunter Biden và James Biden để thay mặt cho CEFC, ông Ye Jianming và các quan chức khác có liên quan đến CEFC, có khả năng biến họ trở thành những người đại diện của chính phủ Trung Quốc, [theo các quy định] về các mục đích của điều luật được công bố công khai từ lâu".

CEFC - gã khổng lồ trong ngành năng lượng của Trung Quốc, với giá trị công ty lên đến hàng tỷ USD, do ông Ye Jianming thành lập và lãnh đạo. Bản thân ông Ye là một người có mối liên hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông cũng từng là phó tổng thư ký của Hiệp hội Liên lạc Thân thiện Quốc tế Trung Quốc (CAIFC) từ năm 2003 đến năm 2005, theo một báo cáo được công bố hồi tháng Chín (pdf) của Chủ tịch Grassley và Thượng nghị sĩ Ron Johnson.

Theo một báo cáo do US-China Economic và Ủy ban Đánh giá Bảo mật (USCC) công bố vào năm 2018, hiệp hội CAIFC vốn là một nhóm bình phong của Bộ Chính trị (GPD) trực thuộc quân đội Trung Quốc trước đây. Bản chất của GPD là một cơ quan chính trị thuộc Quân ủy Trung ương - cơ quan trực thuộc ĐCSTQ chuyên phụ trách kiểm soát quân đội. Năm 2016, GPD đã được thay thế bởi một cơ quan mới có tên là Phòng Công tác Chính trị.

Ông Grassley cho biết: “Khi xem xét các bằng chứng sẵn có một cách tổng thể, có thể thấy rõ ràng rằng, CEFC đã dự tính sẽ xâm nhập vào Hoa Kỳ với mục đích mở rộng hoạt động kinh doanh, và đã sử dụng Hunter Biden cùng các cộng sự kinh doanh của anh ta để giúp thực hiện ý định đó. Để theo đuổi các mục tiêu của mình, dường như CEFC đã có động thái tạo tác động đến chính sách cùng dư luận của Hoa Kỳ theo hướng có lợi cho mình, và giành quyền tiếp cận tới một số chính trị gia Hoa Kỳ để cố gắng có được sự ưu ái trong các giao dịch kinh doanh tiềm năng".

Bản báo cáo này cũng cung cấp thông tin chi tiết về "các giao dịch tài chính đáng ngờ" của Hunter Biden với những người Trung Quốc có liên quan đến chế độ Trung Quốc cùng quân đội của nước này, cũng như các hoạt động kinh doanh tại các nước khác của con trai ông Biden.

Bộ tài liệu cho thấy, Hunter Biden bắt đầu phát triển các mối liên hệ với người Trung Quốc ít nhất là từ năm 2009, năm mà anh này tham gia đồng sáng lập công ty tư vấn và đầu tư Rosemont Seneca Partners tại Hoa Kỳ. Bản báo cáo khẳng định, những mối liên hệ tài chính này “gia tăng [nhanh chóng] trong thời gian cha anh ấy làm Phó Tổng thống [Hoa Kỳ], và còn tiếp tục sau khi ông ấy rời nhiệm sở”.

Trước đó, người phát ngôn Andrew Bates cho chiến dịch của ông Joe Biden cho biết, báo cáo của Thượng viện đang sử dụng tiền thuế của người dân Mỹ để khởi động “một cuộc công kích được thiết lập dựa trên một thuyết âm mưu, vốn đã bị bác bỏ từ lâu từ phe cánh hữu bảo thủ”.

Hunter Biden cũng có mối liên hệ với Chi Ping Patrick Ho, một cộng sự kinh doanh của ông Ye và CEFC. Theo Thượng nghị sĩ Grassley cho biết, ông Ho đã bị cáo buộc và kết tội với tội danh hối lộ quốc tế và tội rửa tiền.

Các giao dịch kinh doanh của Hunter và James Biden với các giám đốc điều hành Trung Quốc cũng được tiết lộ trong các email mà New York Post thu được.

Được ban hành vào năm 1938, Đạo luật FARA yêu cầu các đại diện của các chính phủ và tổ chức nước ngoài, có nhiệm vụ thay mặt cho các tổ chức này để tham gia vào các hoạt động chính trị hoặc các hoạt động khác, sẽ phải tiết lộ mối liên hệ của họ và chi tiết của các hoạt động.

The Epoch Times đã liên hệ với luật sư của Hunter Biden để cho bình luận.

Du Miên

The Epoch Times tiếng Anh

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Bộ Tư pháp Mỹ có nên cân nhắc việc Hunter Biden cần đăng ký làm phái bộ nước ngoài?