Blinken điều trần tại Thượng viện Mỹ, chính quyền Biden đối mặt chỉ trích về Afghanistan

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà lập pháp từ lưỡng đảng tại Thượng viện Mỹ đã thể hiện rõ ràng những bất đồng cơ bản về việc người phải chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng Afghanistan nên là cựu Tổng thống Donald Trump hay Tổng thống Joe Biden.

Hôm 14/9, Ngoại trưởng Antony Blinken đã xuất hiện trước Quốc hội Mỹ lần thứ 2 trong tuần này - lần này để phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Vào ngày 13/9, sự xuất hiện của ông Blinken trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện đã trở thành điểm nóng, khi đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đưa ra các cáo buộc về các cơ quan hành chính của đảng đối thủ. Trong khi đó, các cuộc tranh luận ở Thượng viện diễn ra bình tĩnh hơn, các nhà lập pháp thể hiện rõ ràng những bất đồng cơ bản về việc người phải chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng nên là cựu Tổng thống Donald Trump hay Tổng thống Joe Biden.

Các thành viên Hạ viện Mỹ theo dõi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken làm chứng trực tuyến tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện trên Đồi Capitol vào ngày 13/9/2021 tại Washington, DC. Ủy ban đã thẩm vấn ông Blinken về các bước mà chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã thực hiện trong quá trình rút quân ở Afghanistan. (Anna Moneymaker / Getty Images)
Các thành viên Hạ viện Mỹ theo dõi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken làm chứng trực tuyến tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện trên Đồi Capitol vào ngày 13/9/2021 tại Washington, DC. Ủy ban đã thẩm vấn ông Blinken về các bước mà chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã thực hiện trong quá trình rút quân ở Afghanistan. (Anna Moneymaker / Getty Images)

Ông Blinken biện hộ cho chính quyền ông Biden

Trong cùng một bài phát biểu chuẩn bị trước Hạ viện hôm thứ 13/9, ông Blinken đã lên tiếng bào chữa cho các hành động của chính quyền ông Biden ở Afghanistan.

Ông bắt đầu bằng cách nói rằng, Hoa Kỳ có 2 mục tiêu chính khi tiến vào Afghanistan ngay từ đầu: một là "buộc al-Qaeda đối diện với công lý" vì vai trò của tổ chức này trong vụ tấn công khủng bố 11/9, và hai là đảm bảo rằng đất nước Afghanistan không thể bị lợi dụng như một điểm khởi động cho một cuộc tấn công khủng bố tương tự khác. Ông Blinken nói, những mục tiêu này đã được “hoàn thành từ lâu”.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng đương nhiệm của Mỹ chỉ ra rằng, chính quyền hiện thời cảm thấy bị buộc phải tuân theo thỏa thuận giữa ông Trump với nhóm phiến quân Taliban. Ông Biden có 2 lựa chọn khi nhậm chức và kế thừa thỏa thuận này, mà theo lời ông Blinken nói là: "kết thúc chiến tranh hoặc để nó leo thang nó".

Ở đây, ông Blinken đang đề cập đến thỏa thuận vào năm 2020 giữa cựu Tổng thống Trump với nhóm Taliban. Lẽ ra thỏa thuận này sẽ hoàn thành một trong những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của cựu tổng thống là đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc chiến tranh ở Afghanistan.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken điều trần trong phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện trên Đồi Capitol, vào ngày 14/9/2021 tại Washington, DC. Ông Blinken bị chất vấn về cách xử lý của chính quyền Biden đối với việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan. (DREW ANGERER / POOL / AFP qua Getty Images)
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken điều trần trong phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện trên Đồi Capitol, vào ngày 14/9/2021 tại Washington, DC. Ông Blinken bị chất vấn về cách xử lý của chính quyền Biden đối với việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan. (DREW ANGERER / POOL / AFP qua Getty Images)

Cựu tổng tư lệnh Mỹ đã lên án gay gắt cách thức xử lý việc rút quân của ông Biden. Trong các cuộc thảo luận về tình hình, ông Trump đã công khai về thỏa thuận mà ông và cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo đã thực hiện với Taliban. Tuy nhiên, cựu Tổng thống Trump quả quyết rằng, thỏa thuận này sẽ phụ thuộc vào việc Taliban đáp ứng một số điều kiện và chính quyền của ông đã có thể xử lý tình huống này theo một cách rất khác.

Ông Blinken sau đó chỉ ra những thành công của chính quyền ông Biden trong thời kỳ khủng hoảng. Ông cho biết hồi tháng Ba, chỉ vài tuần sau khi ông Biden nhậm chức, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã yêu cầu người Mỹ rời khỏi đất nước Afghanistan và đề nghị giúp họ làm điều đó. Đồng thời, ông tuyên bố, chính quyền ông Biden đã làm việc để đẩy nhanh quá trình xử lý thị thực nhập cư đặc biệt (special immigrant visas - SIV), một quá trình thường kéo dài lâu và gian khổ theo luật hiện thời của Mỹ. Ông nói thêm, chính quyền ông Trump đã làm được rất ít trên phương diện này.

Lập lại một điệp khúc thường được nêu, ông Blinken khẳng định, sự suy thoái nhanh chóng của tình hình chính trị và quân sự của Afghanistan đã thách thức mọi dự đoán. Ngoại trưởng Mỹ đương nhiệm nói rằng, “ngay cả dự đoán bi quan nhất” cũng không cho thấy sự sụp đổ nhanh chóng như vậy.

Đảng Dân chủ chỉ trích chính quyền ông Biden

Phiên điều trần mở đầu bằng lời phát biểu của Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Menendez (New Jersey), Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Ngay sau khi Taliban chiếm được Kabul, ông Menendez đã hứa rằng ủy ban sẽ điều tra chính sách của Hoa Kỳ đối với Afghanistan, sau khi tổ chức này trở lại kể từ thời điểm chính quyền đất nước Nam Á này suy thoái vào tháng Tám.

Bất chấp sự đồng thuận chung của ông với ông Biden về mặt chính trị, Thượng nghị sĩ Menendez vẫn chỉ trích tình trạng thất bại ở Afghanistan trong bài phát biểu mở đầu của mình. Chủ tịch Menendez nhận xét rằng, “việc thực hiện lệnh rút quân của Hoa Kỳ là sai lầm rõ ràng và nghiêm trọng”. Đối với những sai sót đó, ông Menendez nói, người đại diện cho chính quyền là ông Blinken sẽ phải giải thích đầy đủ cho Quốc hội Mỹ về các quyết định của ông Biden.

Chủ tịch Ủy ban Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Menendez (New Jersey) chất vấn Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken khi ông điều trần trong phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện tại Capitol Hill, vào ngày 14/9/2021 tại Washington, DC. Ông Blinken bị chất vấn về cách xử lý của chính quyền ông Biden đối với việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan. (DREW ANGERER / POOL / AFP qua Getty Images)
Chủ tịch Ủy ban Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Menendez (New Jersey) chất vấn Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken khi ông điều trần trong phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện tại Capitol Hill, vào ngày 14/9/2021 tại Washington, DC. Ông Blinken bị chất vấn về cách xử lý của chính quyền ông Biden đối với việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan. (DREW ANGERER / POOL / AFP qua Getty Images)

Ông Menendez nói, sự sụp đổ nhanh chóng của đất nước Afghanistan đã chứng minh cho ông ta thấy rằng, “các chính quyền liên tiếp đã nói dối Quốc hội” về tình hình các vấn đề ở Afghanistan. Phát biểu trước các thông tin về việc chính quyền ông Biden theo đuổi quan hệ ngoại giao với tổ chức khủng bố Taliban, vị thượng nghị sĩ Dân chủ nói rằng, “không có cái gọi là Taliban đã cải cách”. Ông nói tiếp, nhóm Hồi giáo cực đoan này đang “mắc kẹt trong thế kỷ 14 và từ chối thoát khỏi đó”.

Ngoài việc đẩy lùi quan điểm xây dựng quan hệ ngoại giao giữa Mỹ với nhóm khủng bố sang một bên, ông Menendez lập luận rằng, chính quyền đương nhiệm của Hoa Kỳ nên duy trì các biện pháp trừng phạt hiện có đối với Afghanistan, nhưng cũng nên gửi viện trợ nhân đạo cho công dân của nước này, những người thuộc nhóm nghèo nhất trên thế giới.

Chủ tịch Menendez cho biết, nếu chính quyền theo đuổi các mối quan hệ này và công nhận Taliban là những kẻ thống trị hợp pháp của Afghanistan, thì nhóm phiến quân này phải đáp ứng một số điều kiện trước khi Quốc hội Mỹ xem xét lại về một mối quan hệ tích cực với họ. Trong số những điều kiện này, vị chủ tịch liệt kê yêu cầu từ bỏ hoàn toàn việc chứa chấp những kẻ khủng bố, đảm bảo quyền của phụ nữ và dân tộc thiểu số, từ bỏ buôn bán ma túy như một hình thức thu lợi cho nhà nước, và xây dựng một chính phủ thực sự dân chủ và hòa nhập.

Ông Menendez nêu rõ, thông tin mà Quốc hội Mỹ nhận được từ phía Nhà Trắng của Biden vẫn còn “mơ hồ và mâu thuẫn”. Sau đó, Thượng nghị sĩ Dân chủ Jeanne Shaheen (New Hamsphire) mở đầu nhận xét của mình bằng cách nói rằng, bà “chia sẻ nỗi thất vọng với các đồng nghiệp của mình”.

Nhưng giống như nhiều thành viên đảng Dân chủ ở cả lưỡng viện của Quốc hội Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ Shaheen bày tỏ cảm giác rằng, sai lầm không chỉ thuộc về ông Biden, mà còn có của ông Trump cùng các cựu tổng thống Barack Obama và George Bush. Bà nhận định, sự sụp đổ của Afghanistan đến từ “chính quyền của cả 2 phe Dân chủ và Cộng hòa”. Bà đã chỉ trích các thành viên đảng Cộng hòa vì đã ngăn chặn Quốc hội Mỹ đưa thêm nhiều người nộp đơn xin thị thực nhập cư dạng SIV hơn đến Hoa Kỳ, dưới sự lãnh đạo của ông Trump. Bà cho biết, có "rất nhiều sự hối tiếc và rất nhiều nhận xét xoay xung quanh".

Những người tị nạn Afghanistan nghỉ ngơi trong lều tại một trại tạm trú ở Chaman, một thị trấn của Pakistan ở biên giới với Afghanistan, vào ngày 31/8/2021 sau khi Mỹ rút toàn bộ quân đội khỏi Afghanistan để kết thúc cuộc chiến tàn khốc kéo dài 20 năm - một cuộc chiến đều bắt đầu và kết thúc khi phe Hồi giáo cực đoan Taliban lên nắm quyền tại nước này. (AFP qua Getty Images)
Những người tị nạn Afghanistan nghỉ ngơi trong lều tại một trại tạm trú ở Chaman, một thị trấn của Pakistan ở biên giới với Afghanistan, vào ngày 31/8/2021 sau khi Mỹ rút toàn bộ quân đội khỏi Afghanistan để kết thúc cuộc chiến tàn khốc kéo dài 20 năm - một cuộc chiến đều bắt đầu và kết thúc khi phe Hồi giáo cực đoan Taliban lên nắm quyền tại nước này. (AFP qua Getty Images)

Gần cuối phiên điều trần, Thượng nghị sĩ ôn hòa của phía Dân chủ là ông Tim Kaine (Virginia), cựu đồng sự tranh cử cùng bà Hillary Clinton, cũng bày tỏ một số nghi ngờ về cách xử lý tình huống của chính quyền Washington hiện thời. Cùng với lời chỉ trích về tuyên bố của ông Blinken rằng "những dự đoán bi quan nhất" không cho thấy sự sụp đổ nhanh chóng như vậy của Afghanistan, ông Kaine tuyên bố: "Tôi không tin điều đó". Ông thừa nhận rằng, những đánh giá tiêu cực như vậy có khả năng không phải là ý kiến ​​của đa số, nhưng không có khả năng là chúng không được bất kỳ nhà phân tích nào lường trước tới.

Mặt khác, Thượng nghị sĩ Kaine nói rằng, bất chấp những vấn đề trong cách xử lý việc rút quân, ông cảm thấy rằng chính quyền ông Biden đã có lựa chọn chính xác trong việc rời khỏi đất nước Afghanistan và chấm dứt cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ. Ông Kaine bày tỏ: "Tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi một đứa trẻ sinh ra ở Nova Fairfax ngày nay không ở trong một quốc gia đang có chiến tranh". Vị thượng nghị sĩ ôn hòa còn nói, ông Biden “có đủ can đảm để nói rằng 'quốc gia này không nên là một quốc gia vĩnh viễn tham chiến'”.

Tuy nhiên, trong khi một số thành viên đảng Dân chủ thừa nhận rằng ông Biden có một số sai lầm và mắc lỗi trong việc thực hiện lệnh rút quân, hầu như tất cả đều đồng ý rằng ông Trump cũng phải chịu trách nhiệm cho rất nhiều lỗi lầm trong tình huống này.

Đảng Cộng hòa kịch liệt phản đối "Lỗi chiến lược không cưỡng chế"

Trong khi các thành viên đảng Dân chủ tìm cách quy trách nhiệm về sự thất bại này theo hướng ít được công nhận là do thỏa thuận từ thời của ông Trump với Taliban, thì các thành viên đảng Cộng hòa lại hướng mũi rìu tới chính quyền đương nhiệm nhiều hơn.

Thành viên cấp cao của đảng Cộng hòa là Thượng nghị sĩ James Risch (Idaho) chất vấn Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken trong phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện tại Capitol Hill, vào ngày 14/9/2021 tại Washington, DC. (DREW ANGERER / POOL / AFP qua Getty Images)
Thành viên cấp cao của đảng Cộng hòa là Thượng nghị sĩ James Risch (Idaho) chất vấn Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken trong phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện tại Capitol Hill, vào ngày 14/9/2021 tại Washington, DC. (DREW ANGERER / POOL / AFP qua Getty Images)

Thành viên cấp cao phe Thiểu số Cộng hòa là Thượng nghị sĩ James Risch (Idaho) đã phát biểu trước cho đảng Cộng hòa. Giống như nhiều nghị viên Cộng hòa khác trong phiên điều trần sẽ làm, Thượng nghị sĩ Risch thừa nhận rằng ông ủng hộ việc chấm dứt chiến tranh tại Afghanistan, nhưng không phải theo cách mà chính quyền của ông Biden thực hiện công tác hậu cần cho việc kết thúc chiến tranh. Ông nói, việc rút quân một cách sai lầm của quân đội Hoa Kỳ là một "sai lầm chiến lược không thể cưỡng lại" với hậu quả nghiêm trọng. Trong số này, ông Risch cảnh báo, sự rút lui và sự trở lại của Taliban đã tạo ra “nơi trú ẩn an toàn cho những kẻ khủng bố”.

Hơn nữa, ông Risch cho biết, niềm tin của các đồng minh của Hoa Kỳ đối với cường quốc hàng đầu này đã “tan vỡ”. Ông bày tỏ rõ rằng, ông cảm thấy mọi sự trách móc nên đổ dồn vào ông Biden khi nắm giữ cương vị của tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm, hơn là đổ lỗi cho ông Trump. Vị thượng nghị sĩ Cộng hòa khẳng định, "thảm kịch vốn có thể ngăn ngừa đã xảy ra tại sân bay ở Kabul là một thảm họa của cấp lãnh đạo và của chính những việc làm của chính quyền [ông Biden]". Ông nhấn mạnh thêm rằng, “chỉ riêng chính quyền ông Biden phải chịu trách nhiệm về sự thất bại này và hậu quả của nó”.

Sau đó, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marcio Rubio (Florida) bày tỏ lo ngại về sự thiếu chuẩn bị của chính quyền Washington hiện thời đối với sự sụp đổ nhanh chóng của đất nước Afghanistan. Ông đề cập đến một số đánh giá mà ông đã thấy chỉ ra rằng, sự việc sẽ chỉ càng trở nên hỗn loạn hôn. Ông Rubio tiếp tục nói rằng, với những đánh giá này, "chúng ta đã có mọi lý do để lập kế hoạch cho sự sụp đổ nhanh chóng của chính phủ và quân đội Afghanistan". Ông buộc tội ông Biden vì đã dựa vào một "dự đoán lạc quan ngây thơ" để thúc đẩy kế hoạch rút khỏi đất nước Trung Đông trước kỷ niệm 20 năm vụ tấn công 11/9. “Hoặc là ai đó không thấy cái này, hoặc ai đó không muốn thấy cái này”, ông Rubio phán quyết.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio (Florida) chất vấn Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken trong phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện tại Capitol Hill, vào ngày 14/9/2021 tại Washington, DC. (DREW ANGERER / POOL / AFP qua Getty Images)
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio (Florida) chất vấn Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken trong phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện tại Capitol Hill, vào ngày 14/9/2021 tại Washington, DC. (DREW ANGERER / POOL / AFP qua Getty Images)

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Ron Johnson (Wisconsin) cũng nói thêm rằng, bộ đôi Blinken và Biden đã trình bày tình huống như là “một thành công rực rỡ” chứ không phải là “một sự suy sụp tột độ”, cho thấy một sự “xa rời khỏi thực tế” nghiêm trọng. Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Barrasso (Wyoming) cũng nhận xét về chủ đề tương tự rằng, vòng xoáy tích cực này của cuộc khủng hoảng là “lời nói dối của thế kỷ 21” và là một “sự ảo tưởng”. Ông Barrasso còn nói thêm với ông Blinken rằng: "Ông gần như đã tự làm gãy vai khi tự vỗ về mình vì công việc tuyệt vời mà ông đã hoàn thành".

Cuộc tranh luận gay gắt của ông Rand Paul với ông Blinken

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rand Paul (Kentucky) nhấn mạnh niềm vui mừng của ông vì cuộc xung đột kéo dài 20 năm đã kết thúc. Từ lâu vị thượng nghị sĩ này đã luôn phản đối các cuộc chiến tranh của Mỹ tại Afghanistan và Iraq. Tuy nhiên, ông tiếp tục, "chưa bao giờ kể cả trong cơn ác mộng tồi tệ nhất của mình", ông lại thấy một chính quyền có "sự bất tài khổng lồ" khi để lại một loạt thiết bị quân sự của Mỹ trị giá hàng tỷ USD cho Taliban. Một ví dụ khác của “sự kém cỏi khổng lồ” này, theo Thượng nghị sĩ Paul chính là quyết định đột ngột từ bỏ Sân bay Bagram mà không có báo trước. Ông gọi đó là “một trong những quyết định quân sự tồi tệ nhất trong lịch sử của [Hoa Kỳ]”, và cảnh báo ông Blinken rằng nó “sẽ được mọi người ghi nhớ”.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rand Paul (Kentucky) chuẩn bị nghe Ngoại trưởng Antony Blinken điều trần trong Phiên điều trần về Quan hệ Đối ngoại tại Thượng viện để xem xét việc Hoa Kỳ rút quân khỏi Afghanistan, trên Đồi Capitol vào ngày 14/9/2021 tại Washington, DC. (Jabin Botsford - Pool / Getty Images)
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rand Paul (Kentucky) chuẩn bị nghe Ngoại trưởng Antony Blinken điều trần trong Phiên điều trần về Quan hệ Đối ngoại tại Thượng viện để xem xét việc Hoa Kỳ rút quân khỏi Afghanistan, trên Đồi Capitol vào ngày 14/9/2021 tại Washington, DC. (Jabin Botsford - Pool / Getty Images)

Ông Paul cũng nhắc đến một bài báo của The New York Times cho biết, một cuộc tấn công tên lửa đã giết chết một nhân viên cứu trợ sau khi anh ấy bị xác định nhầm là một đặc nhiệm khủng bố có mang bom của ISIS-K. Khi ông hỏi ông Blinken về sự thật của câu chuyện này, ông Blinken từ chối bình luận ngoài việc nói rằng Bộ Ngoại giao đang xem xét tình hình. Thượng nghị sĩ Cộng hòa châm biếm, chắc hẳn họ đã nghĩ rằng họ biết rõ người đó là nhân viên cứu trợ hay là phần tử khủng bố ISIS-K "trước khi sử dụng tên lửa săn mồi".

Ông Paul là người thường phản đối các vụ đánh bom bừa bãi như vậy. Ông cảnh báo rằng, nếu các báo cáo này là đúng sự thật và một nhân viên cứu trợ là người đã bị giết, chính quyền ông Biden có thể "tạo ra hàng trăm hoặc hàng nghìn kẻ khủng bố mới". Thay vào đó, ông Paul đề xuất chính quyền này nên tập trung vào việc ném bom trực thăng và các thiết bị quân sự khác bị bỏ lại, hơn là ném bom vào một người không được xác định danh tính.

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Blinken điều trần tại Thượng viện Mỹ, chính quyền Biden đối mặt chỉ trích về Afghanistan