Báo cáo: EU chặn G7 lên án Bắc Kinh cưỡng bức lao động khổ sai ở Tân Cương 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Ý Mario Draghi, và các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu Ursula von der Leyen và Charles Michel phản đối nỗ lực công khai làm xấu hổ chính quyền Bắc Kinh về vấn đề lao động cưỡng bức ở Tân Cương, The Times đưa tin.

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu được cho là đã chặn các nỗ lực từ Hoa Kỳ, Anh và Canada nhằm lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng lao động cưỡng bức ở Tân Cương.

Các nhà lãnh đạo EU cho rằng phương Tây nên tập trung vào các lĩnh vực “hợp tác” với Trung Quốc thay vì các yếu tố đối nghịch.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Ý Mario Draghi, và các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu Ursula von der Leyen và Charles Michel phản đối nỗ lực công khai làm xấu hổ chính quyền Bắc Kinh về vấn đề lao động cưỡng bức ở Tân Cương, The Times đưa tin.

Bản tóm tắt thông cáo G7 hoàn toàn không đề cập đến Trung Quốc, Tân Cương hoặc Hong Kong và toàn bộ báo cáo dài 25 trang về các thỏa thuận của hội nghị thượng đỉnh được cho là có đề cập đến yêu cầu chấm dứt chế độ nô lệ ở Tân Cương. Tuy nhiên, phần này đã bị cắt bỏ khỏi báo cáo, bất chấp sự thúc ép của Mỹ.

Theo Politico, phiên bản cuối cùng của thông cáo G7 có đoạn viết chung chung mà không đề cập đến địa danh cụ thể nào: “Chúng tôi lo ngại về việc sử dụng tất cả các hình thức lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả lao động cưỡng bức do nhà nước bảo trợ đối với các nhóm dễ bị tổn thương và các nhóm thiểu số, bao gồm cả trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng mặt trời và may mặc”.

Một quan chức chính quyền Mỹ nói với tờ Times rằng việc đạt được một thỏa thuận về Trung Quốc đã trở thành "một trong những vấn đề phức tạp và gai góc hơn" tại hội nghị thượng đỉnh.

Cuộc họp chính sách đối ngoại kéo dài 90 phút, gần như hoàn toàn bao gồm các cuộc thảo luận về Trung Quốc, chứng kiến ​​Hoa Kỳ, Anh, Canada, Nhật Bản và Pháp đang tìm kiếm một đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc trong khi các nước khác của châu Âu đang tìm kiếm một cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn.

Một quan chức giấu tên nói rằng “có một chút khác biệt về quan điểm, không phải về mối đe dọa có ở đó hay không mà về mức độ mạnh mẽ, từ góc độ hành động, các thành viên G7 sẵn sàng thực hiện điều này”.

Các nhà lãnh đạo G7 đã đồng ý đề cập đến Tân Cương và Hong Kong một lần trong báo cáo dài 25 trang của họ, trong đó nói: “Chúng tôi sẽ thúc đẩy các giá trị của mình, bao gồm kêu gọi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, đặc biệt ở Tân Cương và Hong Kong, nơi những quyền đó, các quyền tự do và mức độ tự trị cao được ghi nhận trong Tuyên bố chung Trung-Anh và Luật cơ bản”.

Động thái này gần như chắc chắn sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và các đồng minh phương Tây. Hai bên ngày càng mâu thuẫn trong năm qua, trao đổi các vòng trừng phạt khi Liên minh châu Âu rút lui khỏi hiệp ước đầu tư với Trung Quốc. Giờ đây, các nước G7 rõ ràng đang cần Trung Quốc về các chủ đề nhạy cảm nhất của họ.

"Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan và khuyến khích giải quyết hòa bình các vấn đề xuyên eo biển", các nhà lãnh đạo cho biết. Đây là lần đầu tiên họ đề cập đến tương lai của hòn đảo tự trị đang bị Trung Quốc cho là là một phần lãnh thổ của mình và liên tục sử dụng lực lượng không quân để gây căng thẳng quân sự trong khu vực, theo tin từ Politico.

Trước khi tuyên bố cuối cùng được đưa ra vào Chủ nhật, Trung Quốc đã cảnh báo trước G7 không được ra các quyết định toàn cầu "bởi một nhóm nhỏ các nước."

Breibart News cho hay, về phần mình, Tổng thống Joe Biden phát biểu rằng, ông “hài lòng” với ngôn từ về Trung Quốc, nói rằng “khác với lần họp trước, lần này G7 đã đề cập đến vấn đề Trung Quốc".

“Chúng tôi đang tham gia một cuộc thi đấu, không phải chỉ riêng với Trung Quốc, mà là với các chính phủ chuyên quyền trên toàn thế giới, để xem liệu các nền dân chủ có thể cạnh tranh với họ trong thế kỷ 21 đang thay đổi nhanh chóng hay không”, ông Biden nói.

Hôm thứ Hai ngày 14/6, một phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Vương quốc Anh đã đáp lại sự lên án nhẹ nhàng của G7 và nói: “Hãy ngừng vu khống Trung Quốc, ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và ngừng làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc”.

Một bài báo trên Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đã mô tả những nỗ lực lên án chế độ nô lệ và các hành động vi phạm nhân quyền khác là một “âm mưu của Mỹ”.

“Thời gian sẽ làm hao mòn kế hoạch của Mỹ. Nếu Trung Quốc tự ổn định thì không cần phải thúc đẩy hoặc đẩy Trung Quốc lên, vì Mỹ sẽ tự vấp ngã”, tờ báo viết.

Liên minh châu Âu từ lâu đã tìm kiếm mối quan hệ sâu sắc hơn với chính quyền Bắc Kinh, trên nguyên tắc, đã đạt được một thỏa thuận thương mại lớn với Trung Quốc vào cuối năm ngoái.

Khi công bố thỏa thuận - cuối cùng đã được giữ lại sau một loạt các biện pháp trừng phạt ăn miếng trả miếng từ EU và Trung Quốc - Ủy ban châu Âu mô tả thỏa thuận đầu tư là “thỏa thuận tham vọng nhất mà Trung Quốc từng ký kết với nước thứ ba”.

Tuy nhiên, EU đã thất bại trong việc yêu cầu chính phủ Trung Quốc xóa bỏ chế độ nô lệ hiện đại ở tỉnh Tân Cương như một điều kiện tiên quyết của thỏa thuận. Điều này làm dấy lên sự phẫn nộ của quốc tế.

Ảnh: Sean Gallup/Getty Images

Thỏa thuận này do Thủ tướng Đức Angela Merkel bảo vệ. Dưới sự lãnh đạo của bà, Đức đã chứng kiến sự gia tăng phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc đến mức quốc gia cộng sản này trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Đức vào năm 2018.

Hai trong số các công ty hàng đầu của Đức, Volkswagen và BMW, đều bị cáo buộc trục lợi từ việc sử dụng lao động nô lệ ở khu vực Tân Cương.

Nguyên Hương

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Báo cáo: EU chặn G7 lên án Bắc Kinh cưỡng bức lao động khổ sai ở Tân Cương