Bắc Kinh sử dụng Mạng xã hội để thúc đẩy Tuyên truyền bóp méo thông tin toàn cầu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nền tảng mạng xã hội là những công cụ chính đang được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng như một phần của chiến dịch bóp méo thông tin toàn cầu, nhằm mục đích thao túng luồng dư luận xung quanh đại dịch theo hướng có lợi cho họ...

Vô số bài báo và các bản xã luận thường xuyên đưa ra các thuyết âm mưu sai lệch về virus Đảng Cộng sản Trung Quốc (virus ĐCSTQ) hoặc đổ lỗi cho Hoa Kỳ. Các bài viết này thường được đăng tải trên FacebookTwitter thông qua các tài khoản của các hãng truyền thông trực thuộc ĐCSTQ. Đồng thời, một số lượng đáng kể các nhà ngoại giao Trung Quốc đang tích cực đẩy mạnh các câu chuyện được ĐCSTQ phê duyệt trên các tài khoản mạng xã hội của cá nhân họ.

Trong những ngày gần đây, các cơ quan truyền thông nhà nước đang đẩy mạnh các hashtag như “Trump Pandemic” và “Trump Virus” (dịch nghĩa: Đại dịch Trump và Virus từ/của Trump) trên các trang mạng xã hội, và một số người ở Hoa Kỳ đang bị điều hướng theo. Việc thúc đẩy những tuyên truyền này đã làm dấy lên mối lo ngại từ các nhà lập pháp Hoa Kỳ ở lưỡng đảng. Họ nói rằng một chiến dịch như vậy không chỉ thiếu trung thực, mà còn rất nguy hiểm.

The Epoch Times đã liên lạc với người phát ngôn của TwitterFacebook nhưng không nhận được phản hồi về việc liệu các công ty này có biết về chiến dịch bóp méo thông tin của ĐCSTQ, cách tiếp cận vấn đề, hoặc họ có kế hoạch gì hay không.

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á của Tổ chức Di sản, ông Walter Lohman nói rằng Hoa Kỳ nên cẩn trọng với bất kỳ thông tin hoặc số liệu nào đến từ ĐCSTQ vì dữ liệu này rất “nhạy cảm về mặt chính trị, khiến chúng không đáng tin cậy”.

“Trung Quốc rõ ràng đang đặt mục tiêu cho một cuộc đấu tranh dài hơi đối với các ảnh hưởng chính trị trước khi có đại dịch virus Corona Vũ Hán, và sẽ còn tiếp tục lâu dài sau khi [đại dịch] được giải quyết”, ông Lohman nói với tờ The Epoch Times.

Chiến dịch thúc đẩy thông tin sai lệch, với mục tiêu là Hoa Kỳ, là một chiến thuật phổ biến mà ĐCSTQ vẫn sử dụng như là một phần của chiến lược toàn cầu rộng lớn hơn. Các dư luận viên của ĐCSTQ cũng đang ‘xâm chiếm’ Twitter để bảo vệ chính quyền Bắc Kinh, tấn công Hoa Kỳ và cổ xúy cho những lời tuyên truyền này.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) là một trong những người tích cực lan truyền thông tin sai lệch trên Twitter và là một trong những người đầu tiên tuyên bố virus này đến từ Hoa Kỳ. Ông Triệu có hơn 500.000 người theo dõi trên Twitter. Nhiều bài viết về thuyết âm mưu của ông vẫn còn trực tuyến.

Ray Walsh, một chuyên gia về quyền riêng tư kỹ thuật số tại ProPrivacy, đã nói với The Epoch Times: “Không có nghi ngờ gì về việc ĐCSTQ hiểu rằng mạng xã hội có một tiềm năng cực kỳ mạnh mẽ để truyền bá thông tin sai lệch”.

“Khả năng lan truyền và phổ biến các thông tin sai lệch này là điều khiến các nền tảng mạng xã hội trở thành một công cụ hữu ích để truyền bá tin tức giả mạo và gây bất hòa, nhầm lẫn”.

Ông Walsh cho biết, cũng có thể ĐCSTQ đang cố gắng “thuyết phục chính người dân của mình”, chứ không chỉ là các quốc gia khác, bằng cách cố gắng gieo rắc thuyết âm mưu rằng virus Corona Vũ Hán đến từ Hoa Kỳ.

Người dân ở Trung Quốc không có quyền truy cập vào các nền tảng mạng xã hội này và luôn phải chịu nhận những tuyên truyền sai lệch liên tục từ ĐCSTQ. Mặc dù các câu chuyện được thúc đẩy bởi chính quyền Bắc Kinh có thể thay đổi thường xuyên, nhưng các mục tiêu là như nhau: để thoái thác trách nhiệm đối với việc xử lý virus của ĐCSTQ và khắc họa một hình ảnh ĐCSTQ đã thành công ngăn chặn vụ dịch.

Các nhà lập pháp đang kêu gọi Twitter chặn các quan chức của ĐCSTQ khỏi nền tảng mạng xã hội này, và một nhóm thượng nghị sĩ đang kêu gọi thành lập một đội đặc nhiệm mới để trực tiếp chống lại tuyên truyền.

“Dù ngạc nhiên với sự trơ tráo này, thực ra không có gì đáng ngạc nhiên cả”, ông Lohman nói khi đề cập đến chiến dịch bóp méo thông tin: “Từ lâu, chính quyền Bắc Kinh đã luôn đặt ra một nhiệm vụ đấu tranh chính trị, theo đuổi chống lại Đài Loan, Tây Tạng, tộc người Duy Ngô Nhĩ, nhóm học viên Pháp Luân Công và bất kỳ ai mà ĐCSTQ coi là kẻ thù”.

Có nhiều lý do để Hoa Kỳ là mục tiêu chính trong chiến dịch tuyên truyền lần này của ĐCSTQ. Các nước phương Tây khác, như Ý, gần đây cũng bị các phương tiện truyền thông nhà nước nhắm đến, nhưng ở mức độ thấp hơn.

Ông Lohman cho biết, chính quyền Bắc Kinh luôn xem Hoa Kỳ là đối thủ cạnh tranh hàng đầu của mình. Cũng có khả năng ĐCSTQ đang “thực hiện hành vi ăn miếng trả miếng” trong cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, sau khi thế mạnh thương mại - một trong những yếu tố chính đảm bảo tính hợp pháp của ĐCSTQ - bị tấn công.

Một lý do khác là vì Tổng thống Trump đã nhiều lần khẳng định Trung Quốc là nguồn gốc của loại virus ĐCSTQ, vốn xuất hiện ở Vũ Hán vào tháng 12/2019 và chính quyền Bắc Kinh đang có động thái né tránh trách nhiệm, ông Lohman nói.

Trong những tuần gần đây, ĐCSTQ đã tuyên bố không có thêm trường hợp nhiễm virus mới. Họ cũng cho rằng Trung Quốc hiện đang đối mặt với một mối đe dọa lớn hơn về các ca nhiễm bệnh “nhập khẩu” từ nước ngoài. Tuy nhiên, một loạt các tài liệu chính phủ nội bộ mà The Epoch Times có được cho thấy tình hình ở thành phố Vũ Hán tồi tệ hơn nhiều so với những gì đã được nêu trong các báo cáo chính thức. Các công dân Trung Quốc cũng tố cáo một thực tế trái ngược ở Vũ Hán.

Ông Lohman đánh giá rằng rất khó để xác định tình hình thực tế ở Trung Quốc.

“Trong một quốc gia có quy mô như Trung Quốc, với 1,3 tỷ người, thật khó để tưởng tượng rằng virus Corona Vũ Hán đã bị diệt trừ hoàn toàn và tất cả các trường hợp nhiễm mới đây là được nhập khẩu”.

“Đây là một câu hỏi mở, ví dụ, liệu virus Corona Vũ Hán có thể xuất hiện trong hệ thống trại giam và trại lao động Trung Quốc hay không, vì những khu vực này không mở cửa để cho bên ngoài kiểm tra”, ông Lohman nói. “Tương tự như vậy, rất khó để tin rằng trong toàn bộ quân đội của ĐCSTQ, bao gồm 2 triệu người, không có trường hợp nào nhiễm virus Corona Vũ Hán”.

Cuộc chiến Truyền thông

Thượng nghị sĩ Ben Sasse Và Dân biểu Mike Gallagher đã viết một lá thư vào ngày 20/3 gửi cho Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey, nói rằng các quan chức của ĐCSTQ nên bị cấm khỏi nền tảng này.

Các nhà lập pháp này đã viết: “Sau khi cấm Twitter ở Trung Quốc, ĐCSTQ đang ngăn cản công dân của mình tiếp cận với thế giới. Bằng cách đưa tuyên truyền lên Twitter, ĐCSTQ đang nói dối với phần còn lại của thế giới”.

Họ nói rằng chiến dịch tuyên truyền này đang làm nhiễu loạn thông tin về nguồn gốc của virus ĐCSTQ, “có khả năng làm suy yếu các nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát dịch bùng phát” và “hành vi này hẳn nhiên xứng đáng bị loại bỏ khỏi nền tảng [của Twitter]”.

Vào ngày 25/3, Thượng nghị sĩ Josh Hawley đã đưa ra một nghị quyết kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về việc chính quyền Bắc Kinh đã che giấu virus ĐCSTQ lúc ban đầu. Nghị quyết cũng kêu gọi chính quyền Bắc Kinh bồi thường “cho tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng vì ĐCSTQ đã nói dối về sự lây lan của virus”.

Trong khi đó, một nghị quyết lưỡng đảng được giới thiệu bởi Dân biểu Jim Banks vào ngày 24/3 đã lên án chính quyền Bắc Kinh cố tình giảm nhẹ tính nghiêm trọng khi virus ĐCSTQ bùng phát. Nghị quyết được đồng lãnh đạo bởi Dân biểu Seth Moulton và có hơn 35 chính trị gia khác đồng tình.

The Epoch Times gọi virus Corona Vũ Hán là “virus ĐCSTQ” vì sự che đậy và cách xử lý sai lầm của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khiến virus này lây lan khắp Trung Quốc và tạo ra đại dịch toàn cầu.

Du Miên
- Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Bắc Kinh sử dụng Mạng xã hội để thúc đẩy Tuyên truyền bóp méo thông tin toàn cầu