Anh từng nhận định về ĐCS Trung Quốc: Dù họ là 'nhà độc tài hung tàn', họ vẫn sẽ giữ lời hứa

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mối quan hệ giữa Vương Quốc Anh và Trung Quốc trở nên căng thẳng vì các vấn đề nhân quyền, nhất là vấn đề Hong Kong và Tân Cương. Ông Chris Patten - Thống đốc Hong Kong cuối cùng cho biết, khi đàm phán ký kết “Tuyên bố chung Trung - Anh”, các quan chức Anh từng cho rằng dù chính quyền Trung Quốc “là 'nhà độc tài hung tàn', họ vẫn sẽ giữ lời hứa”. Ông nói rằng Anh không nên tiếp tục “tự lừa mình dối người”, và nên phân biệt rõ Trung Quốc với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ông Chris Patten là một chính trị gia người Anh, là người thứ 28 và cuối cùng đảm nhận chức vụ Thống đốc Hong Kong từ ngày 19/7/1992 cho đến khi Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc. Ông từng là Chủ tịch của BBC Trust từ năm 2011-2014 và hiện là Hiệu trưởng của Đại học Oxford.

Ông Chris Patten - Thống đốc Hong Kong cuối cùng, hiện là Hiệu trưởng của Đại học Oxford. (Peter Macdiarmid/Getty Images)
Ông Chris Patten - Thống đốc Hong Kong cuối cùng, hiện là Hiệu trưởng của Đại học Oxford. (Peter Macdiarmid/Getty Images)

Gần đây, ông đã đệ trình một bức thư ​​dài 7 trang lên "Ủy ban Quốc phòng và Quan hệ Quốc tế" của Hạ viện Anh để đưa ý kiến về quan hệ của Anh với Trung Quốc, và đề xuất cách Vương quốc Anh nên ứng phó với mối đe dọa từ ĐCSTQ.

Anh gọi Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh có hệ thống"

Trong bản đệ trình, ông Patten viết rằng một đệ tử của Khổng Tử đã hỏi Khổng Tử, nếu Khổng Tử trở thành một người thống trị, thì hành động đầu tiên của ông là gì? Câu trả lời của Khổng Tử là "chính danh" (có nghĩa là làm cho đúng danh xưng, danh phận, khiến cho danh và thực phù hợp với nhau). Ông Patten cho rằng điều này gần với những gì nhà văn George Orwell đã nói về chính trị và ngôn ngữ, bởi vì ông Orwell nói rằng một số cụm từ được sử dụng trong chính trị giống như mực đen, che giấu hàm nghĩa thực sự.

Ông Patten nói rằng trong bản “Đánh giá Tổng hợp” (Integrated Review), chính phủ Anh đã mô tả Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh có hệ thống” và định nghĩa nó là:

“Cạnh tranh có hệ thống sẽ tiến thêm một bước trong việc khảo nghiệm ranh giới giữa hòa bình và chiến tranh, vì những người hành động ác ý (malign actors) sẽ sử dụng nhiều công cụ hơn (chẳng hạn như các công cụ kinh tế, tấn công mạng, thông tin sai lệch và người đại diện) để đạt được mục tiêu của họ, thay vì đối đầu công khai hoặc kích động xung đột. Vương quốc Anh có thể sẽ là mục tiêu ưu tiên cho các mối đe dọa như vậy”.

Sau khi đánh giá, trong đó viết rằng "Trung Quốc là quốc gia gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh kinh tế của Vương quốc Anh”, nhưng cũng đề cập rằng “chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm các mối quan hệ kinh tế tích cực, bao gồm các liên kết thương mại sâu hơn và nhiều khoản đầu tư hơn từ Trung Quốc vào Vương quốc Anh”.

Ông Patten cho rằng, ý của chính phủ Anh là có những lúc Trung Quốc sẽ trở thành một nhân vật xấu xa đe dọa các lợi ích và giá trị của Anh, “nhưng chúng tôi không muốn nói điều này quá rõ ràng để không làm tổn hại đến cảm xúc của Trung Quốc”.

Nhưng ông Patten nhấn mạnh rằng, cái “Trung Quốc” này chính là cái hô hào chế độ “pháp quyền” nhưng tiêu diệt tự do của Hong Kong; công kích các thành viên và Chủ tịch của Ủy ban Sự vụ Ngoại giao Hạ viện Anh - những người đã hoàn thành trách nhiệm dân chủ của họ; trục xuất một nhà báo BBC cấp cao - người nói ra sự thật; và tấn công một nhóm luật sư xuất sắc của Anh. Cái Trung Quốc này "không hề quan tâm đến việc cảm xúc của người Anh chúng ta bị tổn hại", ông viết.

Thủ tướng Anh cần phân biệt ĐCSTQ và Trung Quốc

Ông chỉ ra thêm rằng, Thủ tướng Anh Boris Johnson tự gọi bản thân là "phe thân Trung Quốc" (hay “thân Trung Hoa”, “Sinophile”), và bản thân ông cũng vậy. Đối với ông, "thân Trung Quốc" có nghĩa là ông đã đọc rất nhiều sách về Trung Quốc, ông thích và đánh giá cao nhiều người Trung Quốc (đặc biệt là người Hong Kong). Nhưng ông Patten nhấn mạnh, “Sự kính phục Trung Quốc có giống với kính phục ĐCSTQ không?”.

Đây là điểm cần phân biệt rõ ràng, và nó cũng chính là cốt lõi của các vấn đề mà nhiều người ở Hong Kong và Đài Loan đang phải đối mặt. "Chính quyền Cộng sản của Bắc Kinh quả quyết rằng tình yêu đối với Trung Quốc cũng giống như tình yêu đối với Đảng Cộng sản [Trung Quốc]. Đối với rất nhiều người Hong Kong, họ sẽ phải 'yêu' cái chính quyền chuyên chế đã khiến bản thân hoặc gia đình họ phải chạy trốn vì hành vi man rợ và áp bức tự do của nó".

Ông Patten nhấn mạnh rằng, để phân biệt Trung Quốc, người Trung Quốc với ĐCSTQ thì vô cùng đơn giản. Khi bệnh viêm phổi ở Vũ Hán bùng phát, ĐCSTQ đã cố gắng che đậy mọi thứ xảy ra ở Vũ Hán, nhưng ông Lý Văn Lượng (Li Wenliang) cùng các bác sĩ và nhân viên y tế Trung Quốc đã anh dũng cố gắng cảnh báo các nước láng giềng và thế giới.

Bác sĩ Lý và những người khác ngay lập tức bị triệu tập đến Cơ quan Công an và ký vào một tờ giấy thừa nhận rằng họ đã phạm pháp - “gây rối trật tự xã hội nghiêm trọng”. "Những bác sĩ và y tá Trung Quốc dũng cảm đã cố gắng cảnh báo về đại dịch, nhưng ĐCSTQ đã cố gắng ngăn chặn sự thật trong vòng vài tuần".

Chính phủ Anh cần thức tỉnh

Vậy thì, Vương quốc Anh nên phản ứng như thế nào đối với các hành động của ĐCSTQ? Ông Patten cho rằng nhiệm vụ cấp bách nhất đối với Vương quốc Anh là phải nhận ra trước đây nước này đã “tự lừa mình dối người” như thế nào, hơn nữa “[nó] thường được tưới nhuần bởi lòng tham và lợi ích thương mại”.

Ông nói, khi đàm phán “Tuyên bố chung Trung - Anh”, các quan chức Anh có một giả thiết cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc là "những người giữ chữ tín" "dù họ là 'nhà độc tài hung tàn', họ vẫn sẽ giữ lời hứa". Trong cuộc đàm phán, nhiều người Hong Kong đã yêu cầu một cơ chế trọng tài, nhưng đã bị từ chối với lý do "ĐCSTQ đáng tin cậy", hơn nữa sự phát triển của nền dân chủ ở Hong Kong cũng sẽ giúp Hong Kong có thể tự bảo vệ mình. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều biết những gì đã xảy ra sau đó.

Sau đó ông Patten đã trích dẫn các ví dụ về việc ĐCSTQ vi phạm lời hứa: Ông Tập Cận Bình đã không thực hiện lời hứa với cựu Tổng thống Mỹ Obama rằng sẽ không quân sự hóa Biển Đông, nhưng họ đã tăng cường xây dựng trên các đảo san hô và hòn đảo. Trung Quốc cũng trốn tránh tinh thần và lời hứa sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Sau khi đại dịch SARS bùng phát vào năm 2003, Trung Quốc đã ký thỏa thuận Quy định Y tế Quốc tế (International Health Regulations) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hứa hẹn "kịp thời cung cấp thông tin chính xác và chi tiết" trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện ra sự việc đột phát.

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bùng phát vào cuối năm 2019, và khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị gặp Thủ tướng Úc vào ngày 30/1/2020, ông Vương còn bảo đảm rằng "dịch bệnh này về tổng thể là có thể được ngăn chặn, kiểm soát và chữa khỏi". Đồng thời, Trung Quốc đã mua một lượng lớn vật tư y tế từ Úc và Vương quốc Anh.

Sau đó, Úc đã nhanh chóng thúc giục một cuộc điều tra độc lập về sự bùng phát của bệnh viêm phổi Vũ Hán thông qua WHO, nhưng thay vào đó lại bị Trung Quốc trả đũa bằng các biện pháp thương mại.

Đông Phương

Theo Vision Times

Thế giới Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Anh từng nhận định về ĐCS Trung Quốc: Dù họ là 'nhà độc tài hung tàn', họ vẫn sẽ giữ lời hứa