Afghanistan sụp đổ: Đừng đổ lỗi cho Trump, tội là ở Obama và Biden

Giúp NTDVN sửa lỗi

Quyết định rút quân vội vã khỏi Afghanistan của Tổng thống Joe Biden mà không có bất kỳ chiến lược rõ ràng nào, đã và đang đẩy quốc gia này vào một cuộc hỗn loạn đẫm máu và tàn khốc.

Mới chỉ ba tháng kể từ khi tiến hành rút quân, chính quyền Biden hiện đang phải đối mặt với một kịch bản mà nhiều người liên tưởng tới sự tháo chạy ồ ạt của người Mỹ tại miền nam Việt Nam năm 1975.

Các lực lượng vũ trang của chính phủ Afghanistan đã sụp đổ nhanh hơn những gì mà giới chức quân đội Mỹ có thể tưởng tượng được.

Chỉ trong vòng 3 tháng, chính Taliban cũng phải ngạc nhiên về sự sụp đổ theo hiệu ứng domino tại nhiều khu vực, với 2 trong số các thủ phủ quan trọng nhất của Afghanistan là Kandahar và Herat đã thất thủ.

quân chính phủ Afghanistan áp đảo Taliban về lực lượng quân đội, không quân và cảnh sát, nhưng Taliban đã chiếm được tới hơn 60% lãnh thổ với tốc độ nhanh kinh hoàng.

Ngày 14/8, Taliban tiếp tục chiếm được toàn bộ tỉnh Logar và chỉ còn cách thủ đô Kabul 11 km về phía nam. Trong khi đó, đại sứ quán Mỹ tại Kabul đã bắt đầu tiêu hủy các tài liệu nhạy cảm, một động thái cho thấy chính quyền Joe Biden đang chuẩn bị cho khả năng đại sứ quán sẽ bị Taliban chiếm quyền kiểm soát.

Một cam kết quân sự lớn của Mỹ ở Afghanistan sụp đổ trước mắt toàn thế giới

Vào thời điểm nước sôi lửa bỏng này, Thư ký Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden bắt đầu chuyến đi nghỉ tại trại David. Có thể nói cho đến nay, Joe Biden liên tiếp thất bại cả về năng lực lãnh đạo và khả năng hoạch định chính sách. Và Afghanistan là đỉnh cao của mọi sự thất bại đó.

Có quá nhiều câu hỏi được đặt ra đối với chính quyền Joe Biden như sau:

  • Điều gì đang xảy ra với tình báo Mỹ khiến Taliban có thể dễ dàng chiếm lĩnh tới 2/3 lãnh thổ Afghanistan?

Trong 20 năm qua, Mỹ và đồng minh phương Tây đã đổ những khoản tiền khổng lồ vào các lực lượng quân đội Afghanistan, với niềm tin rằng sẽ giúp chính phủ nước này có thể chống lại Taliban. Chỉ tính riêng Mỹ đã góp tới 88 tỷ đô la.

Thế nhưng thay vì chiến đấu chống lại Taliban, hơn 300.000 binh lính Afghanistan đã nhanh chóng buông súng đầu hàng. Sự thất bại chóng vánh của quân đội Afghanistan, vốn được Mỹ và NATO dày công huấn luyện đã khiến người dân nước này choáng váng và các nhà quan sát bị sốc toàn tập.

Taliban đã chiếm dinh tổng thống Afghanistan, sẽ sớm tuyên bố chế độ Nhà nước Hồi giáo
Các chiến binh Taliban ngồi trên một chiếc xe trên một con phố ở tỉnh Laghman ngày 15/8/2021. (Ảnh của - / AFP qua Getty Images)

Tinh thần chiến đấu rệu rã cũng là một yếu tố khiến quân chính phủ thua sốc trước Taliban. Một số nguồn tin cho biết, cảnh sát Afghanistan đã không được trả lương trong nhiều tháng qua, cũng như binh sĩ chính phủ thiếu thốn từ lương thực, nước uống cho tới vũ khí, đạn dược.

  • Chuyện gì đang xảy ra ở Lầu Năm Góc, đặc biệt với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley?

Tại sao hàng tỷ đô la Mỹ tài trợ khí tài cho quân đội Afghanistan như thiết giáp Humvees, trực thăng Blackhawk, tên lửa và vũ khí chiến tranh tân tiến lại bị bỏ rơi vào tay Taliban? Tại sao Mỹ và lính Afghanistan lại dễ dàng để lại một kho tàng chiến lợi phẩm khổng lồ cho khủng bố?

Được biết chỉ riêng năm 2021, Mỹ đã cung cấp cho Afghanistan 25.000 thiết giáp Humvee. Trong các cuộc giao tranh khốc liệt vừa qua, chính phủ Afghanistan báo cáo mất tới 100 chiếc Humvee mỗi tuần. Lực lượng an ninh Afghanistan cũng để mất nhiều thiết giáp M113, M1117, súng phóng lựu Mk.19, pháo kéo D-30 mm... Ngoài ra, Taliban còn phá hủy nhiều trực thăng Mi-17 và UH-60.

  • Chuyện gì sẽ xảy ra với những người tị nạn, mà nhiều người trong số đó đã hợp tác với Mỹ và đồng minh?

Chính quyền Joe Biden tuyên bố rút quân từ tháng 4, nhưng đến lúc này mới rục rịch liên hệ tìm nơi trú chân cho những người tị nạn Afghanistan, trong số đó nhiều người đã làm việc cho Mỹ.

Có vẻ Nhà Trắng đang cố gắng thuyết phục Albania và Kosovo mở cửa cho người tị nạn tới, trong khi Kazakhstan, Uzbekistan và Tajikistan đều khước từ.

Nước Nga của Putin có thể là một địa điểm tốt để nhờ cậy, nhưng chính Nhà Trắng đã “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” với Matxcova bởi những lời xúc phạm Putin của Joe Biden khi mới lên nhậm chức.

Và trước động thái lo ngại một làn sóng tị nạn tràn đến sân sau của Nga ở Trung Á, Putin đã thắt chặt tuyến phòng thủ biên giới phía nam của nước này. Đây là câu trả lời mạnh mẽ nhất của ông chủ điện Kremlin gửi tới Joe Biden.

Trong khi đó, những người tị nạn Afghanistan đang tuyệt vọng, phải chen chúc tại chảo lửa Kabul trong tình cảnh không nhà, không đồ ăn thức uống và luôn nơm nớp lo sợ. Một số đe dọa sẽ tự thiêu nếu Mỹ không cấp giấy thông hành xuất cảnh.

  • Điều gì sẽ xảy ra với số tiền 9.5 tỷ đô la tại ngân hàng trung ương Afghanistan, khi Taliban chiếm được thủ đô Kabul?

Liệu chính quyền Joe Biden có kế hoạch nào để cứu nguy số tiền này, hay lại bất lực để nó rơi vào tay Taliban và để phiến quân khủng bố sẽ vung tiền lôi kéo các đồng minh độc tài đang khát tiền mặt như Venezuela và Cuba?

  • Cuối cùng, chuyện gì đang xảy ra với đại sứ quán Mỹ tại Kabul?

Theo nhà phân tích Peter Bergen của CNN, Mỹ có thể sẽ chuyển đại sứ quán đến sân bay Kabul. Động thái này cho thấy, chính quyền Biden không muốn truyền thông thế giới đưa lại những hình ảnh mang tính biểu tượng về cuộc di tản tại Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn năm 1975.

Việc Joe Biden điều thêm 3.000 lính Mỹ tới Afghanistan để sơ tán nhân viên khỏi đại sứ quán bằng đường không khẩn cấp, cho thấy lịch sử đang lặp lại. Theo kế hoạch, Nhà Trắng sẽ cho sơ tán nhân viên Mỹ trong vòng 3 ngày kể từ khi Taliban tiến vào thủ đô Kabul.

Tuy nhiên, sân bay Kabul lại là nơi Taliban đang vây ráp trong nỗ lực xâm chiếm thủ đô. Liệu quân đội Mỹ có tiếp cận được sân bay quốc tế Kabul hay không, để bảo đảm việc di tản được diễn ra một cách có hệ thống? Phải chăng vì thế mà chính quyền Joe Biden đang phải thương lượng với Taliban?

Phải chăng chính quyền Joe Biden đã không có một kế hoạch rõ ràng và mọi biện pháp ứng phó, giờ chỉ mang tính chất dập lửa.

Đó là một dấu hiệu cho thế giới thấy rằng, vai trò lãnh đạo của người đứng đầu nước Mỹ đã thảm bại. Đây là một thất bại lớn nhất về chính sách đối ngoại của Mỹ kể từ sự kiện miền nam Việt Nam năm 1975.

Lỗi là do Donald Trump hay do chính sách “mềm dẻo” của Obama?

Một nhóm phiến quân chễm trệ trên những chiếc xe quân sự của Mỹ, đánh bại một quân đội do Mỹ huấn luyện, và đội quân này sớm buông súng đầu hàng mà không cần chiến đấu.

Nghe có vẻ quen quen?

Cùng một sự kiện, nhưng cách xử lý khủng hoảng đã thể hiện sự khác biệt giữa hai vị tổng thống Mỹ: Donald Trump và Barack Obama. (Ảnh tổng hợp)
Cùng một sự kiện, nhưng cách xử lý khủng hoảng đã thể hiện sự khác biệt giữa hai vị tổng thống Mỹ: Donald Trump và Barack Obama. (Ảnh tổng hợp)

Đó là những gì đã xảy ra ở Iraq sau khi Mỹ rút quân khỏi nước này vào cuối năm 2011 dưới thời chính quyền Obama. Trong vòng ba năm, lực lượng ISIS chỉ cách các cửa ngõ thủ đô Baghdad có vài dặm và đã đánh chiếm nhiều thành phố quan trọng ở Iraq.

10 năm sau, vào những ngày tháng 8 này, lịch sử đang lặp lại tại Afghanistan với chính quyền Joe Biden.

Ngày 14/8, Tổng thống Biden đổ lỗi cho tình hình hỗn loạn hiện nay tại Afghanistan là do những chính sách của cựu Tổng thống Donald Trump để lại khi ông tuyên bố:

“Khi tôi bước vào nhiệm sở, tôi đã thừa hưởng một thỏa thuận do người tiền nhiệm ký. Ngay trước khi rời nhiệm sở, ông [Trump] cũng đã giảm sự hiện diện của binh lính Mỹ tại Afghanistan xuống con số rất thấp 2.500 quân”.

Trong một tuyên bố hôm 11/8, Tổng thống Donald Trump cũng nêu rõ kế hoạch rút quân có điều kiện của ông khi so sánh với chính sách thảm hại của Joe Biden.

Ông tuyên bố:

“Cá nhân tôi đã có các cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Taliban, theo đó họ hiểu những gì họ đang làm bây giờ sẽ không thể chấp nhận được.

“Đó sẽ là một cuộc rút quân khác biệt và thành công hơn nhiều, và Taliban hiểu điều đó hơn bất kỳ ai. Những gì đang diễn ra bây giờ là không thể chấp nhận được. Đáng lẽ ra nó phải được thực hiện tốt hơn nhiều”.

Thực tế là trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump và bất chấp chính phủ Afghanistan còn nhiều khiếm khuyết, quốc gia này đã đạt được những bước tiến quan trọng. Chính phủ kiểm soát hầu hết lãnh thổ của đất nước và nền kinh tế có sự khởi sắc. Phụ nữ được đi làm và trẻ em được đến trường học đầy đủ.

Sự hiện diện của quân đội Mỹ trong suốt 20 năm kể từ cuộc chiến chống khủng bố của chính quyền Bush con đã làm nước Mỹ tổn thất cả người lẫn của. Chính vì vậy việc Tổng thống Trump đàm phán với Taliban, rút quân về nước không có gì sai. Bởi các cuộc đàm phán đều dựa trên các điều kiện ràng buộc nghiêm khắc, và Taliban sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động của họ.

Chính quyền Trump cảnh cáo rằng, nếu Taliban tỏ ra không đáng tin cậy, quân đội Mỹ sẽ có biện pháp răn đe cứng rắn với nhóm phiến quân này để bảo vệ lợi ích của nước Mỹ.

Thực tế, chính quyền Trump đã trao cho Joe Biden một kế hoạch gần như đã được giải quyết trọn vẹn. Tất cả những gì Joe Biden cần làm là tiếp tục đàm phán một giải pháp lâu dài từ một vị thế mạnh, mà Mỹ luôn ở thế cầm trịch giống như các chính sách của Trump để lại trong vấn đề đối phó với Trung Quốc.

Tuy nhiên thay vào đó, chính quyền Joe Biden chỉ làm mỗi việc là ấn định hạn chót rút quân và vội vã điều chuyển lính Mỹ về nước, bất chấp Taliban đang làm mưa làm gió khắp Afghanistan.

Cho nên việc Biden đổ lỗi cho Trump là cách đơn giản nhất để bào chữa cho quyết định thảm họa của mình. Nhưng điều đó cũng không gây ngạc nhiên lắm nếu xét đến chính sách đối ngoại dưới thời Obama.

Trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2016 của Obama, các nhà quan sát ghi nhận quân đội Mỹ đã có mặt tại 138 quốc gia. Bất chấp sự dàn trải này, quân đội Mỹ vẫn phải hứng chịu những thất bại chiến lược to lớn tại Iraq, Afghanistan và Libya.

Năm 2011, tại Iraq, Obama đã đột ngột rút quân ồ ạt. Quyết định này đã giúp lực lượng ISIS trỗi dậy như nấm mọc sau mưa, đã tạo ra một nhà nước khủng bố lớn nhất và mạnh nhất trong lịch sử hiện đại. Và tại Afghanistan cũng vậy.

Năm 2012, Obama đã áp dụng “học thuyết mới” trong chính sách đối ngoại, được gọi là “lãnh đạo từ phía sau”, và Libya trở thành “phép thử” cho học thuyết đó.

Khi nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi phải liên tiếp chống đỡ quân nổi dậy tại Benghazi và các thành phố khác ở phía Đông Libya, Obama đã nhường vị trí lãnh đạo của nước Mỹ “ở phía sau”, và trông chờ vào NATO (chủ yếu là Anh và Pháp) thực hiện gần hết các đợt không kích trên toàn lãnh thổ Libya.

Khi chế độ Gaddafi sụp đổ, Obama đã phớt lờ tình hình an ninh hỗn loạn tại nước này, dẫn đến thảm kịch Benghazi khiến đại sứ Mỹ bị sát hại mà không hề có quân đội Mỹ bảo vệ. Đây một trong những vết nhơ ô nhục nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Hình ảnh vị đại sứ Mỹ Chris Stevens sau vụ tấn công tại Benghazi.
Hình ảnh vị đại sứ Mỹ Chris Stevens tử nạn sau vụ tấn công của phiến quân nổi dậy tại Benghazi.

Những gì xảy ra tại Afghanistan ngày hôm nay, phải chăng do Taliban đã dày công nghiên cứu học thuyết “mềm dẻo” này của Obama/Biden, và biết cần phải làm gì với nó: Đó chính là Khai thác sự suy yếu có chủ ý của quân đội Mỹ.

Xuân Trường



BÀI CHỌN LỌC

Afghanistan sụp đổ: Đừng đổ lỗi cho Trump, tội là ở Obama và Biden