9 nước phản đối kế hoạch ‘Thuế tối thiểu toàn cầu’ của ông Biden

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo tờ Daily Wire đưa tin, hiện đang có 9 quốc gia từ chối “mức thuế tối thiểu toàn cầu” do chính quyền Tổng thống Joe Biden đề xuất.

Cụ thể, trong cuộc họp G7 diễn ra vào tháng trước, Tổng thống Biden cùng các nhà lãnh đạo thế giới khác đã tán thành “mức thuế tối thiểu toàn cầu mạnh mẽ” ít nhất là 15%. Nhưng các quốc gia nhỏ hơn – vốn là những nước cạnh tranh với các cường quốc lớn hơn bằng cách giảm thiểu thuế và các quy định, đang bắt đầu phản đối thỏa thuận.

Theo báo cáo của Fox Business, có 9 quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã từ chối ký vào khuôn khổ dự kiến này. Các quốc gia bao gồm Barbados, Estonia, Hungary, Ireland, Kenya, Nigeria, Sri Lanka, St. Vincent, Peru và Grenadines, cho đến giờ vẫn từ chối ủng hộ mức thuế mà Chính quyền Biden đề xuất.

Riêng sự phản kháng từ các quốc gia như Estonia, Hungary và Ireland có thể gây ra mối đe dọa đáng kể đối với thỏa thuận, bởi vì Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu sự thống nhất để có thể thông qua thỏa thuận.

Phía Ireland nói rằng: “Ireland bày tỏ sự ủng hộ rộng rãi đối với thỏa thuận về Trụ cột thứ Hai, nhưng chúng tôi vẫn bảo lưu [quan điểm] đối với việc đề xuất áp dụng mức thuế tối thiểu có hiệu lực toàn cầu là ‘ít nhất 15%’. Ireland không tham gia vào thỏa thuận này”.

Theo ông Paschal Donohoe, Bộ trưởng Tài chính Ireland cho biết, quốc gia này đang có mức thuế doanh nghiệp là 12,5%. Trong khi đó, các bộ trưởng tài chính của Hungary và Estonia – những nước đang có thuế suất doanh nghiệp lần lượt là 9% và từ 14% đến 20%, cũng đưa ra những tuyên bố tương tự.

Ông Paschal Donohoe, Bộ trưởng Tài chính của Ireland giải thích, các nước đang phát triển không có cơ sở hạ tầng hoặc vốn nhân lực ngang bằng so với các nền kinh tế tiên tiến. Ông nói rằng: “Các quốc gia nhỏ cần có khả năng sử dụng chính sách thuế như một đòn bẩy hợp pháp để bù đắp cho các lợi thế về quy mô, vị trí, tài nguyên, di sản công nghiệp, cũng như các lợi thế về vật chất, có thực và lâu dài mà các quốc gia lớn hơn đang được hưởng”.

Trong nửa thế kỷ qua, nhiều quốc gia nhỏ đã cắt giảm thuế để vươn lên thoát nghèo. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất – nơi có gánh nặng thuế chỉ chiếm 0,1% tổng thu nhập nội địa, đã chứng kiến ​​nền kinh tế của họ nhân lên với hệ số 36 kể từ năm 1971. Trong khi đó, Hàn Quốc đã nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh và khởi nghiệp của người dân thông qua các cơ hội giáo dục phong phú, cũng như một hệ thống pháp luật lành mạnh trong suốt nhiều thập kỷ qua. Điều này trái ngược hoàn toàn với nước láng giềng Triều Tiên, nơi vẫn đang tiếp tục sống trong cảnh nghèo đói.

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

9 nước phản đối kế hoạch ‘Thuế tối thiểu toàn cầu’ của ông Biden