Y học cổ truyền Trung Hoa đã có câu trả lời cho bệnh đau răng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đây là một câu chuyện được kể bởi một bác sĩ Trung Y tên là Hồ Nãi Văn (Hu Naiwen)...

Tầm 40 năm trước khi đang học châm cứu, một ngày nọ đột nhiên có một người bạn cùng lớp nói với ông: “Cậu biết không, tớ mới học được một vài huyệt vị, và tớ đã hết đau răng!”.

Người bạn cùng lớp của bác sĩ Hồ đã tình cờ đọc được một cuốn sách nói rằng huyệt tam gian điều trị được đau răng. Tam gian là huyệt vị nằm dọc theo Thủ Kinh Dương Minh Đại Tràng và đau răng có thể là do vấn đề của đường kinh này gây ra. Vì vậy, anh ấy đã dùng kim châm vào đó và may mắn bất ngờ, cơn đau răng đã biến mất!

Trung Y tin rằng đau răng là có nguyên nhân. Nếu xác định đúng nguyên nhân và đường kinh lạc thì chúng ta có thể trị được căn bệnh này.

Đau răng vốn là một vấn đề khá phổ biến, nhưng rất ít người tìm đến bác sĩ Trung Y để tìm giải pháp. Tuy nhiên, Trung Y có một vài phương pháp hiệu quả để đối phó với đau răng.

Đau răng được phân thành hai loại chính: một loại liên quan đến răng, còn một loại kia có liên quan đến nướu.

Trung Y cho rằng thận chủ cốt (xương), răng là phần dư của xương, nên thận cũng chủ răng. Và khi thận có vấn đề thì răng cũng sẽ có vấn đề.

Trung Y tin rằng đau răng là có nguyên nhân. Nếu xác định đúng nguyên nhân và đường kinh lạc thì chúng ta có thể trị được căn bệnh này... (Pixabay)

Trong trường hợp đau răng do có vấn đề về nướu: bởi vì Thủ Kinh Dương Minh Đại Tràng đi qua phần nướu dưới, nên các vấn đề của nướu dưới sẽ liên quan đến đại tràng. Tương tự, Túc Kinh Dương Minh Vị đi qua phần nướu trên do đó các vấn đề về nướu trên sẽ có liên quan đến dạ dày.

Cường thận để bảo vệ răng

Khi răng bị lung lay và chân răng bị lộ thì đó là dấu hiệu cho thấy thận bị suy và đang bị quá tải.

Bạn có thể ngâm Bạch Tật Lê (còn gọi là gai ma vương) trong nước và dùng làm nước súc miệng.

Muối sẽ đi vào thận. Súc miệng bằng thanh diêm giúp điều trị đau răng. Dùng thanh diêm để đánh răng giúp răng mạnh mẽ và cứng cáp. Rất nhiều bột đánh răng trên thị trường có chứa thanh diêm.

Tiêu có thể đóng vai trò như một thuốc gây tê. Giữ một hạt tiêu trong miệng nơi chiếc răng đang đau sẽ giúp làm tê liệt cơn đau.

Hành tăm giúp cường thận. Ăn hành tăm trong trường hợp đau răng hoặc có bệnh về thận sẽ có thể có ích.

Với đau răng do phong, tức là khi một chiếc răng nhạy cảm với nóng lạnh, nên dùng thuốc trừ phong, ta có thể dùng bài thuốc Ôn Phong Tán.

Trong trường hợp đau răng do phong lãnh, nướu răng không sưng nhưng đau. Uống nước nóng có thể giúp làm dịu cơn đau.

Đồng thời có thể cho thêm khương hoạt, ma hoàng và xuyên phu tử vào bài thuốc Ôn Phong Tán: một nửa để súc miệng, một nửa để uống.

Nhiệt vị là nguyên nhân gây đau răng do phong nhiệt. Nướu sẽ sưng và cơn đau trở nên dữ dội khi cơ thể tiêu hóa những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Khi nhiệt giảm thì cơn đau cũng giảm nhẹ được đôi chút.

Để trị chứng đau răng do phong nhiệt có thể dùng thuốc hạ nhiệt thanh lọc cơ thể, ngoài ra cũng nên sử dụng chiết xuất lô hội làm nước súc miệng.

Có cần thiết phải nhổ răng?

Khi răng bị đau có nên nhổ bỏ nó đi? Mỗi bác sĩ khác nhau lại có quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Với kinh nghiệm sau khi bị nhổ một vài chiếc răng, bác sĩ Hồ nhận thấy rằng nếu không nhổ răng lần đầu thì có thể tránh được việc nhổ những răng tiếp theo.

Ông đã đưa ra một ví dụ. Nếu một răng cối lớn hàm trên bên trái bị nhổ đi sẽ có tác động đến răng cối lớn hàm trên bên phải tương ứng, dẫn đến sai lệch khớp cắn và gây sâu răng, vì thức ăn sẽ vướng vào khoảng kẽ do mất răng. Và nếu chiếc răng này bị nhổ đi thì răng tương ứng ở hàm dưới có thể trở nên dài hơn, gây áp lực lên các răng khác.

Cơn đau còn khiến bệnh nhân muốn nhổ nhiều răng hơn. Vì vậy bác sĩ Hồ đề nghị rằng hãy bảo tồn răng bằng cách trám răng khi có răng sâu càng sớm càng tốt.

Ghi chú:
Thành phần của phương thuốc Ôn phong tán: dùng đương quy 6g, tế tân 4.5g, xuyên khung 6g, tất bạt 6g, cảo bản 6g, bạch chỉ 6g, tổ ong 18g đun sôi với nước.

Bài viết được chuyển thể từ Chương trình Y học cổ truyền Trung Hoa - Quá khứ và hiện tại của Đài truyền hình Tân Đường Nhân.

Tiểu Liên
- Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Y học cổ truyền Trung Hoa đã có câu trả lời cho bệnh đau răng