Y học cổ truyền: Học hỏi kinh nghiệm cổ nhân để điều trị virus Corona

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong dịch bệnh hiện nay, khi virus Corona (tà khí) càng ngày càng lan rộng, “khứ tà” là một phương thức điều trị hiệu quả. Cách điều trị này đã được thánh y Trương Trọng Cảnh trong những năm cuối triều đại Đông Hán áp dụng...

Theo y học cổ truyền, bệnh tật xảy ra khi mất cân bằng giữa Chính khí và Tà khí, Chính khí có thể hiểu là sức đề kháng, khả năng thích ứng và phản ứng của cơ thể đối với mọi tác động từ bên ngoài. Trong khi đó Tà khí chính là các yếu tố gây bệnh. Tình trạng nhiễm virus Corona cũng không nằm ngoài việc mất cân bằng giữa Chính khí và Tà khí.

Nguyên tắc điều trị theo quan điểm y học cổ truyền

Theo Hải Thượng Lãn Ông, cách chữa bệnh chính là lập lại sự cân bằng giữa Chính khí và Tà khí. Từ xưa, cổ nhân đã rất quan tâm tới sự cân bằng này, trong đó nguyên tắc trọng yếu nhất để điều trị bệnh là “Phù chính khứ tà”.

Phù chính: trợ giúp chính khí, là sử dụng các phương pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc, nhằm nâng cao chính khí, tăng cường thể chất, nâng cao sức chiến đấu của cơ thể với bệnh tật để đạt tới việc cơ thể tự diệt trừ tà khí và khôi phục sức khỏe.

Khứ tà: trừ bỏ tà khí, là sử dụng các phương pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc để trừ đi nguyên nhân gây bệnh làm nhiễu loạn cơ thể, đạt được mục đích bảo hộ chính khí, khôi phục sức khỏe.

Trong dịch bệnh hiện nay, khi virus Corona (tà khí) càng ngày càng lan rộng, “khứ tà” là một phương thức điều trị hiệu quả. Cách điều trị này đã được thánh y Trương Trọng Cảnh trong những năm cuối triều đại Đông Hán áp dụng để điều trị bệnh ôn dịch, sau đó ông viết thành “Thương Hàn luận”. Nói đơn giản, khi thân thể bị ngoại tà xâm nhập, thì có 6 giai đoạn phòng ngự từ ngoài vào trong, tương ứng 6 đường kinh là Thái Dương, Thiếu Dương, Dương Minh, Thái Âm, Thiếu Âm, Quyết Âm. Trong đó giai đoạn Thái Dương rất quan trọng, là giai đoạn đầu khi ngoại tà mới xâm nhập. Cứ mỗi 7 ngày là qua một đoạn thời gian, qua 7 ngày này rồi mới chuyển biến nhẹ đi, rồi tiến vào một giai đoạn tiếp theo.

Khi lúc mới đầu bị lây nhiễm, bệnh tà đang ở giai đoạn Thái Dương, lúc này có thể dùng [bài thuốc] quế chi thang (cành cây quế), là bài thuốc có tác dụng điều trị chứng cảm phong hàn 4 mùa, đặc biệt là mùa Đông, sẽ có hiệu quả trị liệu tốt một cách thần kỳ, khi uống xong một thang thuốc thì gần 1/3 bệnh đã đỡ nhiều rồi. Trong bài thuốc này, quế chi sẽ là vị thuốc chủ đạo (quân). Quế chi vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn tà, ấm cơ thể, làm cho dương khí mạnh lên làm tăng cường vệ khí (vệ khí là chính khí bảo vệ bên ngoài phủ tạng, da thịt). Bạch thược vị chua tính lạnh, có tác dụng ngăn mồ hôi, khí lạnh đi vào sâu bên trong cơ thể để ích dinh (huyết) làm thần cho quế chi (Trong bài thuốc Đông y có quân, thần, tá, sứ), vừa cố biểu vừa thanh lý để cho ra mồ hôi nhẹ. Sinh khương có vị cay để giúp cho quế chi giải cơ biểu, đại táo có vị ngọt để giúp cho bạch thược hòa huyết ở bên trong, cam thảo vị ngọt tính bình có khả năng làm cho trong ấm, ngoài êm để điều hòa trung khí của tỳ vị, cũng đồng thời điều hòa giữa biểu và lý (bên trong và bên ngoài), và điều hòa chức năng của các vị thuốc. Trong bài lấy sự tương tu (cân bằng) của quế chi, bạch thược, lấy sự tương đắc của đại táo sinh khương, nhưng phải có cam thảo để điều hoà âm dương khí huyết. Đó là cương nhu tương trợ cùng giúp nhau kết hợp hài hòa.

Khi bệnh tà xâm nhập hơn nữa, thì có thể dùng tiểu Sài hồ thang, đẩy bệnh tà đến hệ thống Thái Dương, trong bài Sài hồ vị đắng, khí chất khinh thanh sơ thông được uất trệ ở thiếu dương thì giải được tà khí; Hoàng cầm đắng lạnh, vị khí hơi nặng có thể thanh nhiệt ở ngực bụng, trừ chứng phiền đầy; Sài hồ, Hoàng cầm dùng chung để giải tà ở bán biểu, bán lý; Sinh khương, Bán hạ điều lý an vị khí để chỉ nôn mửa; Nhân sâm, Đại táo, Cam thảo ích khí hoà trung để dưỡng chính giúp cho Sài hồ, Hoàng cầm khứ tà. Bài thuốc có cả thuốc hàn lẫn thuốc nhiệt, thuốc bổ lẫn thuốc công. Hợp dược có công hiệu sơ thông khí cơ ở tam tiêu, điều đạt sự thăng giáng trên dưới trong ngoài tuyên thông, vận hành khí huyết. Rồi sau đó lại dùng quế chi thang đẩy virus ra ngoài, cũng đồng dạng thấy hiệu quả lập tức.

Còn để cho đơn giản việc trị liệu, có thể dùng Sài hồ quế chi thang, Thái Dương hay Thiếu Dương đều nhất loạt thanh lý, lập tức có thể đẩy bài xuất virus ra ngoài, tranh thủ được thời gian cho bản thân. Bởi vì chuyển nhẹ [thuyên giảm] cần thời gian 7 ngày, nên thời gian thao tác thực tế có thể là 3 ngày uống một thang Sài hồ quế chi, sau khi dùng xong quần áo thấm mồ hôi thì cần giặt sạch, tẩy sạch những virus bị bài xuất ra ngoài khỏi thân thể, hoàn cảnh nơi ở cũng cần tiêu độc cho tốt, để tránh bị lây nhiễm lại. Như vậy có thể một mạch duy trì đến khi dịch bệnh kết thúc, thì không cần uống nữa. Nếu lúc nào đó lại có triệu chứng cảm mạo tương tự, thì mau chóng lại uống một thang Sài hồ quế chi, cần đợi đến khi cảm mạo hoàn toàn.

Thuận tiện nói một chút, chỉ cần không phải là tình trạng sức khoẻ thân thể vô cùng tệ, thì khi không có triệu chứng nào, dùng Sài hồ quế chi thang cũng không sao cả, cho nên bài thuốc này có thể dùng để phòng dịch cũng như trị liệu giai đoạn đầu, nhưng đến khi viêm phổi phát tác thì không tác dụng nữa, khỏi rồi mới ngừng uống.

Qua đó, cho thấy việc điều trị virus phải sớm ngay từ giai đoạn tác nhân mới xâm nhập, tương ứng là giai đoạn Thái dương hoặc bắt đầu giai đoạn Thiếu dương. Ở giai đoạn này, chỉ cần một hoặc hai bài thuốc đơn giản là có thể diệt được virus, đưa cơ thể lại trạng thái cân bằng, đây là bí quyết cổ nhân để lại cho hậu thế.

Thiện Đức

Tài liệu tham khảo:

  1. https://vi.wikibooks.org/wiki/Th%C6%B0%C6%A1ng_h%C3%A0n_lu%E1%BA%ADn
  2. https://www.khoe24h.vn/khai-niem-chinh-ta-trong-y-hoc-co-truyen/
  3. https://suckhoedoisong.vn/que-chi-thang-dieu-tri-cam-phong-han-n164178.html



BÀI CHỌN LỌC

Y học cổ truyền: Học hỏi kinh nghiệm cổ nhân để điều trị virus Corona