Cách virus Vũ Hán vượt BOT trong cơ thể để tấn công các cơ quan quan trọng?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo một nghiên cứu, SARS-CoV-2 có thể nhân lên nhanh chóng bằng cách lừa cơ thể sản sinh ra thêm nhiều thụ thể ACE-2 giúp virus lây nhiễm sang các cơ quan khác nhau trong cơ thể...

Nhóm nghiên cứu đến từ Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge ở Tennessee (Hoa Kỳ) đã phát hiện ra virus Vũ Hán thường lây nhiễm sang người thông qua các thụ thể ACE-2 ở trong mũi - đây là nơi chúng xuất hiện phổ biến nhất. Sau đó, nó đi khắp cơ thể, xâm nhập vào các tế bào ở những nơi khác có ACE-2, bao gồm ruột, thận và tim - đây là nguyên nhân của tình trạng tổn thương tim, thận cũng như xuất hiện đau bụng ở nhiều bệnh nhân COVID-19.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là sau khi virus xâm nhập được vào tế bào, nó đánh lừa cơ thể sản xuất thêm nhiều thụ thể ACE-2 hơn ở những nơi thụ thể này thường chỉ có số lượng ít, trong đó có trong phổi. Về cơ bản, điều này sẽ cho phép COVID-19 đi lại tự do từ bộ phận này sang các bộ phận khác, và nhân lên nhanh chóng với số lượng khổng lồ.

Theo phân tích của nhóm nghiên cứu, quá trình xảo quyệt sẽ cản trở việc kiểm soát bradykinin - một chất giúp điều chỉnh mức huyết áp của cơ thể, kết quả dẫn đến việc tạo ra cơn bão bradykinin.

Khi bradykinin tích tụ trong cơ thể, nó làm cho các thành mạch máu kém chống thấm và dễ bị rò rỉ hơn, từ đó khiến tăng nguy cơ viêm nhiễm, tạo cục máu đông, đột quỵ và tổn thương não. Các dấu hiệu trên này thường xuất hiện ở những bệnh nhân COVID-19 ốm nặng nhất.

Thủ phạm gây bão bradykinin

Nhóm nghiên cứu tại Oak Ridge do Giáo sư sinh học tính toán (computational biologist) Daniel Jacobson dẫn đầu đã nhập dữ liệu của 40.000 gen từ 17.000 mẫu gen của virus Vũ Hán vào Summit - siêu máy tính nhanh thứ hai trên thế giới. Summit đã phải mất 1 tuần để phân tích 2,5 tỷ tổ hợp gen của virus Vũ Hán.

Sau khi phân tích kết quả, nhóm nghiên cứu tin rằng con virus này đã can thiệp vào hệ thống renin-angiotensin (RAS), hệ thống này có chức năng kiểm soát nồng độ bradykinin.

Tổn thương ở phổi
Họ tin rằng chính
cơn bão bradykinin gây ra các triệu chứng đã nêu ở trên. Các nhà nghiên cứu cho biết, khi hệ thống bradykinin bị tổn thương, các tế bào thành mạch sẽ bị rò rỉ và dịch sẽ bị thoát vào các cơ quan quan trọng như là phổi. Tình trạng này gây ra phù nề và viêm khiến bạn khó thở. Các nhà nghiên cứu đã gọi lý thuyết này là “giả thuyết bradykinin”.

Tổn thương tim mạch
Vì hệ thống RAS có nhiệm vụ giữ cho tim đập bình thường và kiểm soát huyết áp mà nó lại bị tấn công, nên
giả thuyết này có thể giải thích tại sao ⅕ số bệnh nhân nhập viện do COVID-19 bị tổn thương tim, mặc dù nhiều người trước đó chưa từng gặp vấn đề về tim. Chứng rối loạn nhịp tim - nhịp tim không đều - và huyết áp thấp cũng đã được phát hiện ở một tỷ lệ lớn bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán.

Tổn thương não và thần kinh
Theo Giáo sư Jacobson, các mạch máu bị rò rỉ cũng chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng não và thần kinh của COVID-19 - khúc mắc đã khiến nhiều sĩ và cũng như các nhà khoa học phải chau mày.

Rò rỉ, thoát dịch từ các mạch máu trong não và các tế bào não đang gây ra các triệu chứng chóng mặt, co giật, mê sảng và đột quỵ - được cho là ảnh hưởng đến một nửa số bệnh nhân phải nhập viện bởi COVID-19.

Hàng rào máu não hoạt động như một bộ lọc giữa cơ quan và phần còn lại của cơ thể, chỉ cho phép các chất dinh dưỡng thiết yếu đi qua, còn mầm bệnh và độc tố sẽ bị loại bỏ. Khi hàng rào có khe hở, các tế bào này có thể xâm nhập vào não, gây viêm và làm tổn thương não.

Triệu chứng về huyết áp
Các nhà khoa học cũng cho biết ảnh hưởng của COVID-19 đối với cơ thể dường như lặp lại tác dụng phụ khó chịu của thuốc hạ huyết áp.
Những loại thuốc như vậy, được gọi là thuốc ức chế men chuyển ACE, được kê cho những bệnh nhân tăng huyết áp.

Đọc thêm: Thuốc chống đông máu và điều trị huyết áp có thể cải thiện tỷ lệ sống của bệnh nhân COVID-19

Tổn thương khứu giác và vị giác
Trong một số trường hợp, chúng có thể là nguyên nhân gây ra ho khan, mệt mỏi, mất vị giác và khứu giác - ba dấu hiệu nhận biết cho thấy bị nhiễm virus Vũ Hán.

Giáo sư Jacobson nói với trang tin y tế Elemental rằng: “Có một giả thuyết hợp lý cho thấy nhiều triệu chứng thần kinh ở COVID-19 có thể là do dư thừa bradykinin”.

“Người ta đã báo cáo rằng bradykinin thực sự có khả năng làm tăng độ thẩm thấu của hàng rào mạch máu não. Ngoài ra, các triệu chứng thần kinh tương tự cũng được quan sát thấy ở các bệnh dư thừa bradykinin”.

Đọc thêm: Tại sao nhiều bệnh nhân bị tổn thương khứu giác và vị giác?

Giải thích cho chênh lệch tỷ lệ tử vong
Ngoài ra, nhiều nước phát hiện thấy tỷ lệ nam giới chết vì COVID-19 cao gấp đôi ở nữ giới. Giả thuyết của Giáo sư Jacobson cũng có thể giải thích cho điều này.

Giáo sư Jacobson cho biết: có một lượng lớn protein bảo vệ ngăn hệ thống RAS kích hoạt nằm trên nhiễm sắc thể X. Nói cách khác, "phụ nữ... có gấp đôi lượng protein này so với nam giới", điều này "có thể giải thích tỷ lệ tử vong do COVID-19 gây ra ở phụ nữ là thấp hơn" - ông nói thêm.

Theo các nhà khoa học độc lập đã xem xét nghiên cứu này - được công bố trên tạp chí E Life Sciences - họ cho là nó “sẽ góp phần hiểu rõ hơn về COVID-19”“bổ sung thêm những điều mới lạ cho các tài liệu hiện có”.

Giáo sư Jacobson và nhóm của ông hiện đang khuyến nghị các nhà khoa học điều tra hơn 10 loại thuốc ngăn chặn bradykinin trên bệnh nhân COVID-19.

Nhiều loại có khả năng ngăn chặn cơn bão bradykinin, bao gồm danazol - điều trị lạc nội mạc tử cung, một chứng rối loạn đau đớn ảnh hưởng đến tử cung, stanozolol steroid đồng hóa và ecallantide icatibant - điều trị các bệnh về da.

Tài liệu tham khảo:
1. Is a bradykinin storm brewing in COVID-19

Vũ Phong
- Theo Studyfinds.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Cách virus Vũ Hán vượt BOT trong cơ thể để tấn công các cơ quan quan trọng?