Virus viêm phổi Vũ Hán có thể sống tới 37 ngày trong cơ thể bệnh nhân sau khi lây nhiễm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thời gian cách ly y tế đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới là 14 ngày. Tuy nhiên, những phát hiện mới cho thấy thời gian lây nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán đã có thể kéo dài đến 37 ngày...

Thời gian cách ly y tế đang được áp dụng trên thế giới

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo cần cách ly y tế là 14 ngày đối với những người có tiếp xúc gần với trường hợp mắc bệnh, trường hợp nghi ngờ, các trường hợp về từ vùng có dịch. Tại Việt Nam, quy định của Bộ Y tế, thời gian cách ly y tế là 14 ngày, được tính từ ngày tiếp xúc cuối cùng với các trường hợp bệnh được xác nhận hay trường hợp nghi ngờ bệnh, hoặc từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam.

Những phát hiện mới về thời gian lây nhiễm kéo dài của COVID-19 trong các nghiên cứu của Trung Quốc

Nhiều nghiên cứu cho biết thời gian lây nhiễm có thể tới 5 tuần sau khi bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Ngoài ra, loại virus Trung Quốc này có thể sống trong đường hô hấp của người trong thời gian tới 37 ngày sau khi họ được chẩn đoán.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Lancet (nghiên cứu Lancet) bởi các bác sĩ Vũ Hán và Bắc Kinh trên 191 bệnh nhân nhiễm virus Corona ở 2 bệnh viện tại Vũ Hán, tâm chấn của vụ dịch. Tất cả 191 bệnh nhân này hoặc là xuất viện hoặc là tử vong do virus đều vào cùng một ngày 31 tháng 1.

Họ đã thu thập thông tin về dịch tễ, địa lý, lâm sàng, xét nghiệm, điều trị và kết quả cuối cùng từ bệnh án điện tử của các bệnh nhân này. Trong khi phân tích dữ liệu các nhà khoa học đã phát hiện:

  • Khả năng phát tán virus Vũ Hán kéo dài trong thời gian trung bình khoảng 20 ngày.
  • Thời gian này ngắn nhất là 8 ngày và dài nhất là 37 ngày.
  • Thông tin di truyền của virus (sợi ARN) vẫn tồn tại trong các mẫu bệnh phẩm lấy từ đường hô hấp của bệnh nhân virus Vũ Hán.
  • Virus còn tồn tại trong máu, nước bọt, phân và các dạng bệnh phẩm khác của người bệnh, thậm chí “cho đến lúc chết”.

Theo một trích đoạn tác giả viết trong nghiên cứu: “Thời gian phát tán virus kéo dài hơn đã tạo cơ sở khoa học cho việc thay đổi chiến lược cách ly bệnh nhân nhiễm virus và các biện pháp chống virus tối ưu trong tương lai”. “Điều này mang một ý nghĩa quan trọng đối với việc đưa ra quyết định cách ly bệnh nhân và cả việc hướng dẫn về thời gian điều trị virus”.

Bên trong khu cách ly tại Vũ Hán.
Bên trong khu cách ly tại Vũ Hán. (Ảnh: Getty Images)

Trong một nghiên cứu khác, cũng của Trung Quốc, công bố trên tạp chí Y khoa The New England Journal, đã phát hiện rằng, virus này có thể ủ bệnh trong cơ thể bệnh nhân tới 24 ngày, tuy nhiên vẫn thấp hơn 3 ngày so với thời gian ủ bệnh trung bình.

Trong khi đó, Trung Tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho rằng, con người dễ mắc bệnh virus Vũ Hán nhất, khi họ bị ốm nặng nhất. Nghiên cứu này cũng mở ra khả năng, là sẽ có nhiều người hơn nữa bị lây nhiễm từ những bệnh nhân không triệu chứng, những người này đã vô tình reo rắc loại virus này do thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của việc tự cách ly.

Các nghiên cứu quốc tế khác cho thấy nguy cơ lây nhiễm tăng do thời gian ủ bệnh của virus kéo dài

Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đều đi đến thống nhất rằng: Virus Trung Quốc ủ bệnh trong thời gian lâu hơn nhiều so với nhận định trước đây.

Một nghiên cứu của chính phủ Hoa kỳ, trong đó có sự tham gia của rất nhiều các nhà khoa học, đã phát hiện rằng, virus Trung Quốc có thể tồn tại trong không khí tới 3 giờ đồng hồ và trên bề mặt đồ vật trong 3 ngày. Ngoài ra, các thử nghiệm cũng cho thấy, virus có thể sống được trên các đồ vật bằng đồng trong 4 tiếng, trên bìa các tông trong nguyên một ngày, còn trên bề mặt nhựa và thép trong thời gian đáng kinh hãi, tới 72 giờ.

Những phát hiện của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) về sự lây truyền của virus Vũ Hán cũng được minh chứng thêm bởi một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu người Đức - đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên về virus Corona do các nhà nghiên cứu không phải người Trung Quốc tiến hành ở ngoài Trung Quốc. Trong đó, các nhà khoa học nhận thấy rằng, bệnh nhân virus Vũ Hán đã “phát tán” một lượng lớn virus ngay cả trước khi họ xuất hiện triệu chứng, tức là, virus có thể dễ dàng lây sang người khác kể cả khi người nhiễm virus chỉ biểu hiện những triệu chứng nhẹ như ho và mệt mỏi.

Theo Reuters, thủ tướng Đức Angela Merkel nói tại buổi họp báo ngày 11 tháng 3 ở thủ đô Berlin :“Hiện không có vắc xin hoặc thuốc điều trị và các chuyên gia cho biết 60-70% dân số Đức có thể bị nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây COVID-19”.

Có nên tăng thời gian cách ly y tế?

Trong nghiên cứu Lancet, các nhà khoa học Trung Quốc tin rằng các cơ quan y tế quốc gia đã hành động đúng đắn khi áp dụng biện pháp cách ly y tế cho những người nghi nhiễm. Tất nhiên đến thời điểm này, các chuyên gia bệnh truyền nhiễm trên toàn thế giới đã có thể tăng cường tư vấn cho các quan chức trong nước về việc xem xét lại thời gian cách ly y tế cần thiết áp dụng ngay cho những người bị nghi nhiễm, được chẩn đoán xác định và được bác sĩ xác định khỏi bệnh.

Nếu vẫn giữ nguyên thời gian cách ly y tế 14 ngày như hiện tại, thì số ca nhiễm virus Vũ Hán trên toàn thế giới sẽ có thể tăng vọt vì người dân đã không được cách ly bắt buộc trong thời gian đủ dài. Đáng chú ý là, tình trạng này có thể xảy ở những quốc gia không được trang bị đầy đủ để sẵn sàng đối phó với đại dịch.

Tính đến ngày 21 tháng 3, trên toàn thế giới đã có 283.255 trường hợp xác định nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán và 11.829 trường hợp tử vong.

Mỹ Tâm


Virus viêm phổi Vũ Hán có thể sống tới 37 ngày trong cơ thể bệnh nhân sau khi lây nhiễm