Vì sao trên bàn tay của một số người nổi rất nhiều ‘mụn nước’ khó chịu?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào mùa xuân, trên bàn tay của một số người xuất hiện các “mụn nước nhỏ” li ti trong suốt. Đôi lúc chúng gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, càng gãi càng ngứa; nhưng khi vết thương khô lại, các mụn này sẽ bong ra.

Mụn nước xuất hiện vào những mùa có kiểu thời tiết oi bức và dễ đổ mồ hôi, chẳng hạn như mùa hè. Bàn tay của nhiều người thường đổ mồ hôi và chúng dễ tái phát.

Chính xác thì các "mụn nước nhỏ" này là gì?

“Mụn nước nhỏ” hay còn gọi là “mụn rộp mồ hôi”, trên lâm sàng là biểu hiện của bệnh viêm da dị ứng, thường mọc ở bàn tay hoặc bàn chân, kèm theo các mức độ đau rát, ngứa ngáy khác nhau.

Điều khó chịu là loại “mụn nước nhỏ” này sẽ mọc lặp đi lặp lại, trường hợp nặng có thể bị nhiễm trùng thứ cấp khiến tay sưng tấy, đau nhức.

Các bác sĩ Đông y cho rằng, cơ thể nội thấp (“thấp” - cách gọi trong y học truyền thống, còn được gọi là “độ ẩm”; “nội thấp” có nghĩa là độ ẩm trong cơ thể) là nguyên nhân gây ra mụn nước.

Y học cổ truyền cho rằng "mụn nước" phần lớn là do nhiệt tích tụ, tỳ vị hư hàn hoặc nội nhiệt do âm hư, ra mồ hôi kém.

Theo y liệu cổ, “bệnh mụn nước” còn được gọi là “tổ kiến”. Sách “Bách khoa toàn thư về bệnh loét” đời nhà Thanh ghi: “Tổ kiến ​​có nhiều ở tay chân, các chấm nhỏ như kim, khi ngứa sẽ lan thấu tim, gãi có thể làm vỡ nước.”

Dù là nội thấp hay ngoại thấp, chúng đều là một trong những yếu tố quan trọng nhất gây ra tình trạng mụn nước. Xem xét mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể dựa vào một số điểm sau:

1 - Nhìn vào lưỡi

Nếu tình trạng nội thấp nghiêm trọng, xung quanh lưỡi sẽ nổi rõ những vết răng, nếu lớp phủ lưỡi có màu trắng và nhờn thì có nghĩa là bị nhiễm lạnh và cơ thể có độ ẩm cao, còn nếu lớp phủ ở lưỡi có màu vàng và nhờn thì độ ẩm và nhiệt trong cơ thể nặng hơn.

Để xem lớp phủ lưỡi, tốt nhất bạn nên kiểm tra khi vừa ngủ dậy vào sáng sớm là chính xác nhất.

2 - Nhìn phân

Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là tình trạng phân loãng, dính và không định hình.

Nếu bạn thấy phân của mình loãng, dính hoặc không có hình dạng cụ thể; thì có khả năng bạn đang bị nội thấp.

Sau khi đi đại tiện nên quan sát bồn cầu, xem có cặn bẩn bám vào bồn cầu, khó xả xuống không, nếu có nghĩa là cơ thể đang có độ ẩm cao.

3 - Nhìn vào trạng thái thức dậy

Buổi sáng ngủ dậy luôn cảm thấy buồn ngủ khó cưỡng lại, cứ như có vật gì quấn quanh đầu, lúc nào cũng thấy mệt mỏi và có nhiều đờm.

4 - Nhìn vào trạng thái tinh thần

Cảm thấy đau nhức các khớp, thường xuyên tức ngực, cảm giác nặng nề ở chân tay hoặc toàn thân, thậm chí đau nhức khắp người, cơ thể rất yếu, ngay cả khi cử động cũng cảm thấy các khớp rất căng và không linh hoạt.

Làm gì nếu xuất hiện "mụn nước nhỏ" trên tay?

1 - Đừng gãi khi ngứa

Đặc điểm của các nốt mụn nước là ngứa, nhưng tốt nhất bạn không nên gãi, gãi nhiều sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể biến chứng.

Nếu ngứa đặc biệt, dùng dung dịch chì axetat 0.5%, axit boric 3% hoặc dung dịch phèn chua 5% để chườm ướt, hoặc ngâm trong 10 - 15 phút.

Nếu tình trạng ngứa vẫn nhiều thì nên uống một số loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2 - Chăm sóc tay chân thật tốt và thư giãn

Chú ý giữ tay chân khô ráo, tránh chạm vào nước, nhất là “nước” có một số thành phần hóa học như xà phòng, bột giặt hay chất tẩy rửa… Có thể đeo găng tay để giặt quần áo, rửa bát.

Đồng thời, thư giãn đầu óc và đảm bảo lịch sinh hoạt đều đặn.

Tâm trạng không tốt có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa ngáy, làm việc và nghỉ ngơi không đều đặn cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Hãy đảm bảo thói quen sinh hoạt tốt.

Ngoài ra cần chú ý đến chế độ ăn uống, tránh ăn nhiều dầu mỡ và thức ăn cay.

3 - Điều chỉnh độ ẩm bên trong, tiếp thêm sinh lực cho lá lách và xua tan nội thấp

Nội thấp nặng có thể gây ra "mụn nước nhỏ", nhưng bạn có thể tùy ý điều chỉnh độ ẩm bên trong cơ thể, bằng cách uống trà khử ẩm thường xuyên, rất tốt cho việc bồi bổ tỳ vị, loại bỏ ẩm thấp.

Trà Mã Xỉ Hiện (rau sam): tăng cường sinh lực cho lá lách, loại bỏ ẩm ướt và nhiệt

Kết hợp cây kim tiền thảo, râu ngô, ý dĩ nhân, xích tiểu đậu, bồ công anh, đạm trúc diệp, khiếm thực, táo gai… với nhau thành trà túi lọc, mỗi ngày một túi, sắc uống.

Rau sam có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, chống viêm và giảm đau, cầm máu và làm mát máu, chứa một lượng lớn vitamin E, vitamin , caroten và glutathione, có tác dụng chống lão hóa.

Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, tiêu sưng, giải nhiệt ẩm trong cơ thể.

Xích tiểu đậu có tác dụng bổ tỳ vị, tiêu thũng, tiêu sưng, giải độc.

Ý dĩ nhân có thể điều trị ẩm ướt, có lợi cho ruột và dạ dày, giảm phù nề, tăng cường sinh lực cho lá lách và dạ dày.

Bồ công anh có tác dụng lợi tiểu và giảm đau, cũng như tác dụng kháng khuẩn phổ rộng, có thể cải thiện tình trạng viêm của cơ thể.

Khiếm Thực ứng với kinh mạch lá lách và thận, có thể tiếp thêm sinh lực cho lá lách và xua tan ẩm ướt, bồi bổ thận và giảm tiêu chảy.

Sơn tra ứng với kinh mạch lá lách, có tác dụng tiêu hóa tốt và tăng cường sinh lực, có thể cải thiện tình trạng đầy bụng và các bệnh khác.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao trên bàn tay của một số người nổi rất nhiều ‘mụn nước’ khó chịu?