Vì sao người tiêm vaccine vẫn bị nhiễm Covid-19?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hiện nay ngày càng có nhiều các trường hợp nhiễm Covid-19 dù đã tiêm vaccine chống dịch. Nguyên nhân vì sao?

Hôm 30/1, nghị sĩ Stephen Lynch ở bang Massachusetts (Mỹ) đã xét nghiệm dương tính với Covid-19 dù ông đã tiêm đủ hai liều vaccine của hãng Pfizer/BioNTech, theo hãng tin CNN.

Trước đó, ngày 23/1, Thị trưởng Sri Purnomo và Giám đốc Sở Y tế Machli Riyadi của thành phố Banjarmasin, Indonesia là hai quan chức đầu tiên của nước này bị dương tính với viurs corona Vũ Hán sau khi tiêm vaccine Sinovac, theo hãng tin Reuters.

Ngoài ra, Bộ Y tế Israel cho biết hơn 12.400 người dân nước này đã dương tính với Covid-19 sau khi tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech, báo Haaretz đưa tin ngày 19/1.

Theo tờ New York Times, ngày 16/01, huấn luyện viên bóng rổ huyền thoại người Mỹ, Rick Pitino nhận được kết quả dương tính với Covid-19 sau khi tiêm mũi vaccine đầu tiên.

Trước đó, đài ABC (Mỹ) ngày 30/12/2020 chia sẻ câu chuyện y tá Matthew W., 45 tuổi ở thành phố San Diego có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 chỉ vài ngày sau mũi tiêm vaccine của Pfizer-BioNTech.

Tại sao tiêm vaccine dường như không hiệu quả?

Vaccine không có tác dụng ngay lập tức

Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC), có thể mất vài tuần để vaccine huấn luyện cơ thể người sinh kháng thể, hình thành khả năng miễn dịch.

“Điều đó có nghĩa là một người có thể bị nhiễm virus gây ra COVID-19 ngay trước và sau khi tiêm chủng và có thể mắc bệnh”, CDC cho biết. “Lý do là vì vaccine không đủ thời gian để bảo vệ cơ thể”.

Bên cạnh đó, các vaccine như Pfizer và Modern đều cần tiêm mũi nhắc lại sau 21-27 ngày từ mũi tiêm đầu tiên để đạt hiệu quả tốt nhất.

Vaccine không thể hiệu quả tuyệt đối

Tiến sĩ William Schaffner ở Đại học Vanderbilt (Mỹ) nói: "Chưa có thông tin rõ ràng về việc các loại vaccine có hoàn toàn ngăn ngừa được virus xâm nhập vào cơ thể". Mặc dù Pfizer và Moderna đều có hiệu quả cao, nhưng không thể đạt tỷ lệ 100%.

Biến chủng mới của Covid-19

Các chuyên gia lo ngại biến chủng mới của virus có thể khiến hiệu quả của vaccine không được như mong đợi. Chẳng hạn, vaccine của J&J cho hiệu quả 72% trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối tại Mỹ. Nhưng khi gặp biến thể virus Nam Phi thì con số này giảm xuống còn 57%.

Vaccine Novavax cũng tương tự. Độ bảo vệ của các liều tiêm giảm từ 89% xuống còn 49% với biến thể Nam Phi, theo hãng tin SMCP.

Diên Vỹ

Xem thêm:



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao người tiêm vaccine vẫn bị nhiễm Covid-19?