Vì sao nhiều người ở Anh đã tiêm đủ liều vaccine, nhưng vẫn chết vì biến thể Delta?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tại Vương quốc Anh, tính đến ngày 17/6, đã có 42 người chết vì virus biến thể Delta (thường được gọi là biến thể Ấn Độ, B1.617.2), trong đó bao gồm 12 người được tiêm đủ hai liều vaccine. Tình trạng này khiến dư luận lo ngại, tại sao vaccine lại không chặn được biến thể Delta?

Biến thể Delta đã gây ra 42 ca tử vong ở Anh. Gần 30% đã được tiêm liều vaccine thứ hai

Kể từ khi lên đỉnh điểm vào tháng Một, dịch bệnh ở Anh đã giảm mạnh và đang tiến gần đến con số 0, nhưng nó đã tăng lên ở một mức độ nhất định trong những tuần tháng 6. Virus biến thể Delta (ban đầu được phát hiện ở Ấn Độ) là chủng chính gây ra làn sóng dịch mới ở Anh. Theo dữ liệu mới nhất từ ​​Bộ Y tế Công cộng (PHE) vào ngày 11/6, số ca nhiễm liên quan đến biến thể Delta đã chiếm 96% tổng số các chủng đang có mặt ở Anh.

Trong số 33.207 trường hợp bị nhiễm biến thể Delta ở Anh, 223 trường hợp nhập viện và 42 trường hợp tử vong. Đáng lo ngại là trong số các trường hợp tử vong, 23 trường hợp (55%) đã không được tiêm vaccine, 7 trường hợp (17%) đã tiêm một liều, và 12 trường hợp (28%) đã được tiêm liều đầu tiên trước đó hơn 2 tuần.

Vương quốc Anh hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất với gần 42 triệu người được tiêm một liều vaccine, chiếm khoảng 80% dân số trưởng thành; và gần 45% dân số được tiêm đủ liều. Các loại vaccine được sử dụng ở Anh bao gồm Modena, Pfizer, Johnson & Johnson và AstraZeneca.

Xem thêm: Biến thể Delta 'tình cờ' trở thành công cụ kiếm tiền cho 'liên minh ma quỷ'

Khả năng lây nhiễm của Delta cao hơn và có khả năng thoát miễn dịch, điều này làm giảm hiệu quả của vaccine

So với biến thể Alpha (biến thể Anh), biến thể Delta có khả năng lây nhiễm tăng khoảng 60%.

Jenny Harries, giám đốc điều hành của Cơ quan An ninh và Y tế Anh, nói với BBC rằng, tiêm chủng không thể loại bỏ nguy cơ nhiễm virus, do biến thể Delta “dễ lây lan hơn biến thể Alpha”.

Theo kết quả sơ bộ được công bố vào tháng 6 bởi The Lancet, nguy cơ nhập viện sau khi nhiễm biến thể Delta cao gấp đôi so với biến thể Alpha.

Khả năng bảo vệ của vaccine cũng đã giảm. Hai tuần sau liều thứ hai của vaccine, khả năng bảo vệ của vaccine Pfizer chống lại virus biến thể Alpha là 92%, nhưng khả năng bảo vệ chống lại biến thể Delta giảm xuống còn 79%. Vaccine AstraZeneca có khả năng bảo vệ 73% đối với biến thể Alpha và chỉ 60% đối với biến thể Delta.

Điều này là do có nhiều thay đổi trong protein đột biến của biến thể Delta.

Markus Hoffmann, một nhà sinh vật học về bệnh truyền nhiễm tại Viện Linh trưởng Leibniz (Đức), giải thích với National Geographic rằng, một số đột biến có chức năng thoát khỏi hệ miễn dịch, khiến khả năng liên kết của các kháng thể do vaccine tạo ra bị giảm đi. Ngoài ra, một số đột biến cũng có thể khiến virus xâm nhập vào tế bào dễ dàng hơn.

Xem thêm: Bộ Y tế Israel: Vaccine Pfizer kém hiệu quả hơn đối với biến thể Delta

Liệu hiệu ứng ADE có thể xảy ra hay không cần được quan sát trong một thời gian dài

Tiến sĩ Dong Yuhong, chuyên gia về virus học và bệnh truyền nhiễm châu Âu, đồng thời là trưởng khoa học gia của một công ty công nghệ sinh học, cho biết gần 1/3 số người chết do biến thể Delta ở Vương quốc Anh đã được tiêm hai liều vaccine. Điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng bảo vệ của vaccine đối với các biến thể mới.

Tuy nhiên, ngoài sức mạnh của biến thể, có một điểm khác đáng để tiếp tục quan sát, đó là liệu vaccine có âm thầm kích hoạt "hiệu ứng ADE" bên trong cơ thể hay không.

Hiệu ứng ADE còn được gọi là hiệu ứng tăng cường kháng thể phụ thuộc. Bà Yuhong giải thích như sau, điều này có nghĩa là sau khi nhiễm virus hoặc tiêm chủng, các kháng thể không trung hòa được tạo ra không thể ức chế sự lây nhiễm của virus, mà thay vào đó, nó hỗ trợ virus xâm nhập vào các tế bào đích và tăng tỷ lệ lây nhiễm. Điều này giống như một "Con ngựa thành Troy".

Vaccine sốt xuất huyết là một ví dụ điển hình về hiệu ứng ADE do vaccine gây ra. Có 4 biến thể của virus sốt xuất huyết, chúng rất khác nhau. Năm 2016, Philippines đã phát triển một loại vaccine sốt xuất huyết có thể ngăn ngừa cả 4 biến thể và đã tiêm chủng cho 800.000 trẻ em. Sau đó, vaccine này có hiệu ứng ADE, khiến 14 trẻ em tử vong.

Tuy nhiên, có vẻ như coronavirus mới vẫn chưa phát triển đến mức hình thành nhiều biến thể có sự sai biệt lớn, vì vậy đừng quá lo lắng. Nhưng một khi nó xảy ra, hiệu ứng ADE có thể khiến virus lây lan rộng hơn và khiến tình trạng của bệnh nhân trở nên nghiêm trọng hơn. "Điều này đáng được theo dõi lâu dài", bà Yuhong kết luận.

Bảo Vy
Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao nhiều người ở Anh đã tiêm đủ liều vaccine, nhưng vẫn chết vì biến thể Delta?