Vật dụng bạn hay sử dụng nhất, lại chứa vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm và nhiều gấp đôi so với bệ toilet

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bệnh ung thư ngoài các yếu tố như di truyền, môi trường còn do thói quen sinh hoạt kém vệ sinh. Tại Trung Quốc, một gia đình có 3 người bị mắc ung thư gan. Một trong những nguyên nhân được xác định có thể là do aflatoxin (nấm mốc) trên thớt gỗ, và là câu chuyện liên quan trực tiếp đến tình trạng sử dụng thớt của nhiều gia đình hiện nay.

Một cô gái trẻ chưa lập gia đình tên là Tiểu Phương (Thâm Quyến, Trung Quốc) gần đây cảm thấy cơ thể mệt mỏi, sụt cân nhanh. Đồng thời, cha mẹ cô cũng xuất hiện biểu hiện tương tự, nhưng cả 3 người đều không quan tâm lắm.

Gần đây khi đang nấu ăn, Tiểu Phương đột nhiên bị ngất xỉu, và bố mẹ cô vội vã đưa con gái đến bệnh viện cấp cứu. Khi chụp CT tầm soát bệnh lý, các bác sĩ đã phát hiện phần gan của Tiểu Phương có bóng mờ, và chẩn đoán cô bị ung thư gan. Sau khi nghe bác sĩ thông báo kết quả, cha mẹ Tiểu Phương đã bị sốc và bị ngất xỉu.

Và thật không may, các bác sĩ kiểm tra sức khỏe bố mẹ Tiểu Phương cũng phát hiện cả hai bị ung thư gan. Một gia đình 3 người cùng phát hiện ung thư gan cùng lúc và bác sĩ đã cũng rất nghi ngờ bởi cả gia đình Tiểu Phương không ai hút thuốc, cũng không uống rượu, vậy rốt cuộc lý do gì khiến họ mắc bệnh. Sau một số tìm hiểu, bác sĩ phát hiện, chất gây ung thư đã ở trong nhà bếp của Tiểu Phương 10 năm. Thủ phạm chính là… cái thớt.

Theo dailymail, một cuộc khảo sát đã tiết lộ thớt là một trong những đồ dùng nguy hiểm nhất, chứa nhiều vi khuẩn trong nhóm vi khuẩn Fecal, E.coli (tìm thấy trong phân) và nhiều gấp đôi vi khuẩn xuất hiện trên bệ bồn cầu vệ sinh.

Nghiên cứu được ủy quyền bởi Global Hygiene Council (Hội đồng Vệ sinh Toàn cầu) cho biết, 40% vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên thế giới do điều kiện vệ sinh tại nhà không sạch sẽ.

Gần một nửa số vật dụng chúng ta thường tiếp xúc trong nhà bếp đều trong điều kiện vệ sinh kém, gây nguy cơ nhiễm nhiều loại vi khuẩn như salmonela, E.coli và campylobacter - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm.

Tiến sĩ Lisa Ackerley, chuyên gia An toàn thực phẩm của Đại học Salford (Anh), và là thành viên của Global Hygiene Council giải thích thêm:

“Trong tất cả các cuộc khảo sát mà tôi từng thực hiện nghiên cứu tập trung tại gia đình, thì thớt là một vật dụng khá nguy hiểm, nguyên nhân là do mọi người không vệ sinh chúng đúng cách”.

“Khi để thớt trong một giờ mà không được rửa sạch sẽ, vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng và khó loại bỏ, nhất là đối với thớt gỗ cũ, nhiều rãnh sâu. Trong đó, vi khuẩn E.coli, Salmonella và Campylobacter (các vi khuẩn gây tiêu chảy và bệnh đường ruột) dễ dàng lây lan từ thớt sang thức ăn và gây ra nhiều bệnh”.

Ngoài ra, độc tố nấm aflatoxin sinh ra từ thớt gỗ được cho là “sát thủ” giết người. Aflatoxin gây biến đổi tế bào dẫn đến quái thai hoặc gây ung thư. Chỉ cần hấp thu khoảng 2,5mg aflatoxin trong 89 ngày, chỉ sau 1 năm, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng ung thư gan. Aflatoxin là độc tố gây ung thư mạnh nhất.

Rất nhiều gia đình, đặc biệt ở nông thôn vẫn sử dụng một chiếc thớt (cho nhiều công dụng) trong vài năm, thậm chí là cả chục năm. Theo The Sun, có đến 1/5 gia đình tại Anh không thay thớt mới trong 5 năm, và 1/9 gia đình chưa từng thay thớt bao giờ.

Một cuộc khảo sát do công ty Sainsbury’s Home thực hiện cho thấy khoảng 40% trong 2.000 người được hỏi khắp nước Anh đang phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh liên quan an toàn vệ sinh thực phẩm khi dùng chung một tấm thớt để cắt thịt và rau quả.

Tiến sĩ Lisa Ackerley cho biết: 'Điều đầu tiên bạn cần biết là kẻ thù của bạn ở đâu. Thịt sống, rau và gia cầm chứa vi khuẩn E.coli, salmonella và Campylobacter - hơn 60% thịt gà sống chứa vi khuẩn Campylobacter. Nếu bạn trữ thịt gà sống trong nhà, bạn có khả năng nhiễm vi khuẩn Campylobacter.”

Thịt sống, nhất là thịt gà sống, có thể để lại vi khuẩn salmonella và campylobacter trên thớt, sau đó có thể làm nhiễm bẩn thực phẩm khác được sơ chế cũng trên tấm thớt đó. Đây là hiện tượng nhiễm chéo.

Bà cho rằng vi khuẩn E.Coli có thể sống khoảng vài tuần trên thớt. Đặc biệt, vi khuẩn có thể sống trên những mẩu thức ăn li ti vướng trong các khe hở của thớt. Rửa thớt bằng nước không giết được vi khuẩn mà chỉ sạch khi nhìn bằng mắt thường.

Nhiều người vẫn cho rằng, chỉ cần rửa bằng nước sôi là có thể tiếp tục sử dụng. Điều đáng nói, việc chùi rửa bình thường lại không thể rửa sạch được độc tố này vì aflatoxin là tinh thể trắng, bền với nhiệt, chịu nhiệt độ cao (lên đến hơn 280 độ C), không phân hủy khi đun nấu nhiệt độ thường.

Theo Expert Home Tips, cách hiệu quả nhất để tiêu diệt vi khuẩn sau khi sơ chế thịt cá là ngâm thớt, nhất là thớt gỗ, vào thuốc tẩy. Nếu không có thuốc tẩy, bạn có thể làm sạch bằng dung dịch oxy già 3%.

Nhiều người cho rằng có thể dùng khăn làm sạch thớt bằng cách quét đi vụn thực phẩm, tuy nhiên nghiên cứu của bác sĩ Lisa Ackerley chỉ ra rằng, khăn lau trong nhà bếp là thứ dơ bẩn nhất. 89% khăn lau và khăn lau nhà bếp tiếp xúc với các bề mặt như thớt, được phát hiện có mức độ nhiễm bẩn cao.

Nếu dùng khăn lau thớt sau khi chuẩn bị thịt sống, rau quả, vi khuẩn có thể làm bẩn khăn. Tiếp theo, khăn lại là nguồn phát tán vi khuẩn trong những lần lau chùi tiếp theo trên thớt và những bề mặt khác trong nhà bếp.

Bác sĩ Lisa Ackerley khuyên khi sơ chế thực phẩm, nên dùng những tấm thớt riêng biệt: Thực phẩm sống, chín, rau củ quả và tuyệt đối không được nhầm lẫn các loại thớt với nhau.

Điều quan trọng nhất là nên thay thớt mới thường xuyên, đặc biệt là những thớt gỗ đã có các vết rãnh trên bề mặt.

Quốc Hưng



BÀI CHỌN LỌC

Vật dụng bạn hay sử dụng nhất, lại chứa vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm và nhiều gấp đôi so với bệ toilet