Vaccine Trung Quốc 'nâng cao danh tiếng made in China'?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nguồn tin gần đây tiết lộ rằng những người Trung Quốc tiêm vaccine COVID-19 sản xuất trong nước đã bị nhiều phản ứng bất lợi.

Bài báo đăng trên tờ Epoch Times theo các tài liệu rò rỉ nhận được từ “nguồn tin đáng tin cậy”.

Các tài liệu bị rò rỉ tiết lộ thông tin gì?

Một tài liệu có tiêu đề "Bảng thống kê các phản ứng có hại của vaccine COVID-19 ngày 8/4" do một trung tâm sức khỏe cộng đồng ở tỉnh Hà Bắc phát hành. Bảng này cho thấy một số địa phương báo cáo các phản ứng như sốt, phát ban, khó thở, tiêu chảy và thở ngắn sau khi tiêm vaccine do các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc sản xuất.

Một tài liệu khác đề ngày 3/3 từ Văn phòng của Lãnh đạo thành phố Bảo Định nêu chi tiết trường hợp một người đàn ông đã được tiêm 2 mũi vaccine thương hiệu Trung Quốc vào tháng 12/2020. Người đàn ông này sang Đức vào tháng 1 và đã bị giữ lại ở khu cách ly. Quyết định cách ly được đưa ra sau khi xét nghiệm cho kết quả dương tính. Người đàn ông này đã bị giữ tại khu cách ly 47 ngày.

“Chính sách quy định rằng những người có xét nghiệm IgM dương tính phải bị cách ly, và chỉ khi nào xét nghiệm trở về âm tính thì họ mới có thể được ra khỏi khu cách ly”, một nhân viên của Văn phòng Đối ngoại của Chính quyền thành phố Bảo Định nói.

Phát hiện kháng thể IgM trong xét nghiệm huyết thanh là dấu hiệu cho thấy người đó đã mắc bệnh gần đây. Điều này dẫn tới kết luận người đàn ông đã nhiễm virus SARS-CoV-2 dù anh đã được tiêm đầy đủ vaccine do Trung Quốc sản xuất.

Một số chuyên gia sau khi xem xét trường hợp người đàn ông này đã thừa nhận rằng kết quả dương tính với IgM của anh ta có thể liên quan đến loại vaccine được tiêm cho anh ta.

Họ nói rằng một số người có thể có kết quả xét nghiệm IgM dương tính sau khi được tiêm chủng tới 6 tháng.

Một tài liệu thứ ba, đề ngày 6/4, có tiêu đề "Thông báo về việc tăng cường hơn nữa Quản lý an toàn tiêm chủng vaccine COVID-19" được ban hành tại tỉnh Hà Bắc, yêu cầu giới chức tăng cường giám sát những người đã trải qua các phản ứng bất lợi với virus.

Tài liệu chỉ đạo các quan chức điều tra các trường hợp bị thương tật hoặc tử vong sau tiêm và yêu cầu họ giải quyết vấn đề một cách phù hợp.

Sự việc gây chú ý khi Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc, Gao Fu, thừa nhận trong một hội nghị rằng, vaccine Trung Quốc có tỷ lệ bảo vệ không cao và rằng, thậm chí có thể cần một liều thứ ba để có hiệu quả từ vaccine sản xuất trong nước.

Loại vaccine COVID-19 Trung Quốc được sử dụng nhiều nhất trong nước là Sinovac, có tỷ lệ bảo vệ kém cỏi chỉ 50,4% trong một nghiên cứu được thực hiện ở Brazil. Một nghiên cứu ở Peru phát hiện hiệu quả của vaccine Sinopharm thấp đáng kinh ngạc, chỉ từ 11 đến 33%.

Tiếp theo tuyên bố của Gao, một công ty dược Trung Quốc là Fosun Pharma đã nộp đơn để được chấp thuận phân phối vaccine Pfizer trong nước.

Nếu được chấp thuận, Pfizer sẽ là vaccine nước ngoài đầu tiên được sử dụng ở Trung Quốc. Thời báo Hoàn cầu của Nhà nước Trung Quốc tuyên bố vaccine Pfizer được mua cho người nước ngoài sống ở Trung Quốc, bởi vì những người này lo lắng nước họ sẽ không thừa nhận vaccine Trung Quốc.

Tác dụng phụ và sự thật

Vaccine "made in China" đã được ghi nhận có nhiều tác dụng phụ, ví dụ vaccine Sinopharm gây ra 73 tác dụng phụ. Trong tháng 1, chuyên gia vaccine tại Thượng Hải là Tao Lina đã đăng tải một tài liệu lên Weibo liệt kê chi tiết các phản ứng sau tiêm, bao gồm đau tại vết tiêm, huyết áp cao, đau đầu, chậm kinh, mất thị lực, tiểu không kiểm soát, mất vị giác, vv…

Lina gọi mũi tiêm Sinopharm là “vaccine kém an toàn nhất thế giới”. Sau bài đăng của chuyên gia này, các nhà kiểm duyệt internet của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xóa tài khoản Weibo của ông.

Quốc tế bắt đầu nghi ngờ về tính hiệu quả của vaccine Trung Quốc. Tổng thống Pakistan Arif Alvi và Thủ tướng Imran Khan, cả hai đã được tiêm Sinopharm vào tháng 3, đều bị mắc COVID-19. Pakistan cũng là một bên ký kết các thỏa thuận khác nhau về Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường với Trung Cộng dưới sự cầm quyền của chính quyền Khan.

Sinopharm do Viện Sản phẩm sinh học Vũ Hán sản xuất, nơi bị cáo buộc cung cấp hơn 400.000 liều vaccine không đạt tiêu chuẩn cho trẻ sơ sinh vào năm 2018.

Xuất khẩu vaccine Trung Quốc

Bắc Kinh gần đây tuyên bố rằng các nhà sản xuất của họ sẽ thúc đẩy năng lực sản xuất nhằm xuất khẩu hàng tỷ liều vaccine tới các quốc gia trên toàn thế giới thông qua chiến dịch ngoại giao vaccine của nước này.

Một bài báo xuất bản trên tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Trung Cộng, đề xuất rằng Châu Âu nên xem xét sử dụng vaccine Trung Quốc như một “sự thay thế đáng tin cậy”. Nhưng trong khi Bắc Kinh thúc đẩy các nước chấp nhận vaccine của họ, nhiều quốc gia đang tỏ ra do dự.

“Ở Zimbabwe, sự do dự xuất hiện đặc biệt rõ ràng. Cuộc khảo sát tháng trước đối với 561 người thuộc Liên minh Cơ đốc giáo Zimbabwe chỉ ra rằng, 75% không sẵn sàng được tiêm. Nhiều người ức chế khi phải tiêm vaccine Trung Quốc sản xuất. Đảng cầm quyền Zimbabwe, nắm quyền 41 năm kể từ khi độc lập, có mối quan hệ gần gũi với Bắc Kinh sau cuộc chiến độc lập trong những năm 1970. Tâm lý chống Trung Quốc đã tăng lên cùng với sự ác cảm với Chính phủ nước này”, một bài báo đăng trên Straits Times cho biết.

Hà Thành

Theo Vision Times

Xem thêm:



BÀI CHỌN LỌC

Vaccine Trung Quốc 'nâng cao danh tiếng made in China'?