Vaccine - Liều thuốc cứu sinh có thể gây tổn thương cho trẻ em

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vaccine COVID-19 đang được trông chờ như chiếc phao cứu sinh trong đại dịch hiện nay. Nhưng ít ai biết được đằng sau vaccine tiềm ẩn những nguy cơ như dị ứng thức ăn, có thể khiến con chúng ta tổn thương suốt cả đời...

Dị ứng thức ăn hiện nay thật sự đã trở thành vấn đề lo lắng của người làm cha mẹ và tỷ lệ này ngày càng tăng trong những năm gần đây. Phản ứng nặng của loại dị ứng này có thể diễn tiến cực nhanh và gây tử vong cho trẻ chỉ trong vài phút, thậm chí là vài giây. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng phản ứng nghiêm trọng này.

Bên cạnh đó, các chương trình tiêm chủng mở rộng bắt đầu từ cuối thập niên 80, sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine cũng theo đó dần trở nên phổ biến và cũng gây chú ý nhiều hơn trong thời gian gần đây. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ này tăng hơn gấp đôi (214%) chỉ trong 10 năm, từ 2005 đến 2014.

Sốc phản vệ là một trong những nguyên nhân gây ra dị ứng thức ăn. Điều này đã đặt dấu hỏi cho nhiều nhà khoa học cũng như các bậc làm cha mẹ về việc: “Liệu dị ứng thức ăn có liên quan gì tới việc tiêm chủng của trẻ không?

Mối nghi ngờ này càng gia tăng khi gần các trường hợp trẻ em sốc phản vệ phải nhập viện cấp cứu sau khi tiếp xúc lần đầu với một loại thức ăn mới. Độ tuổi mà trẻ hay gặp sốc phản vệ nhất cũng là dưới 3 tuổi - độ tuổi phải tiếp xúc với vaccine thường xuyên hơn. Nhóm tuổi này lý ra phải có ít nguy cơ dị ứng hơn do chế độ ăn chưa phong phú và còn đang phải tập làm quen với thức ăn.

Vaccine - Thủ phạm “tiềm ẩn”

Ngoài thành phần chính là kháng nguyên - chất dùng để tạo miễn dịch chủ động, vaccine còn có một số thành phần phụ khác như chất phụ gia, tá dược và chất bảo quản. Các thành phần này có thể là những tác nhân gây ra dị ứng thức ăn ở trẻ em, đặc biệt là protein có trong các chất phụ gia. Kỳ thú là câu trả lời cho nghi vấn này đã được gợi ý từ hơn một trăm năm trước đây.

Năm 1913, Giáo sư Charles Robert Richet đã đoạt giải Nobel Y sinh với công trình nghiên cứu về miễn dịch, chứng minh protein lạ khi tiêm vào động vật hoặc con người có thể gây tăng độ nhạy cảm của hệ thống miễn dịch.

Lập luận này gần đây đã được làm rõ hơn theo một nghiên cứu trên tạp chí International Journal of Pharmaceutical Research, theo đó chứng minh một số protein có trong vaccine gây ra phản ứng miễn dịch không mong muốn. Cụ thể là protein trong chất phụ gia gelatin của vaccine đã từng gây dị ứng cho trẻ em trước đây.

Mối nghi ngờ từ quá khứ

Trong những năm của thập niên 90, trẻ em Nhật Bản sau khi chích vaccine sởi-quai bị-rubella (MMR) đã có 366 trường hợp bị dị ứng, trong đó có 34 ca sốc phản vệ. Các nhà khoa học sau đó đã tìm ra nguyên nhân dị ứng là do gelatin có trong vaccine. Từ bài học này, chính phủ Nhật đã loại bỏ gelatin khỏi vaccine vì sự an toàn của trẻ em.

Ngược lại, Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới (bao gồm cả Việt Nam) cho đến nay vẫn không theo cách này, bởi thống kê cho thấy nguy cơ dị ứng do gelatin trong vaccine có tỷ lệ rất thấp - chỉ khoảng 1,8/1.000.000 trường hợp. Tuy nhiên, tỷ lệ dị ứng này sẽ gia tăng nếu sử dụng nguồn gelatin không an toàn.

Năm 2017, hai nhà khoa học môi trường nổi tiếng Anthony Samsel và Stephanie Seneff của Mỹ đã công bố trên tạp chí Journal of Biological Physics and Chemistry về một số nguồn gelatin không an toàn được sử dụng bởi các nhà sản xuất vaccine. Đó là những nguồn gelatin từ bò hoặc lợn được nuôi bằng thức ăn có chứa một lượng lớn glyphosate - một loại thuốc diệt cỏ gây ra ung thư và biến đổi gen mà đã bị cấm sử dụng ở nhiều nước.

Và không chỉ có gelatin gây ra sốc phản vệ, các nhà nghiên đã tìm thấy các protein thực vật khác có trong chất phụ gia của nhiều loại vaccine cũng có nguy cơ tương tự. Phát hiện này chỉ mới được đăng trên tạp chí Pharmaceutical Research vào năm 2019, khi các nhà khoa học dùng công nghệ phân tích để giải trình tự protein trong vaccine.

Những bí mật của hiện tại

Theo phát hiện được công bố năm 2019, các protein thực vật có nguy cơ tương tự gelatin có bắt nguồn từ: đậu nành, đậu phộng, vừng, ngô và lúa mì. Điều này có thể giúp các nhà khoa học và người làm bố mẹ phần nào giải đáp thắc mắc tại sao đậu phộng và các loại hạt là các loại thức ăn thường gặp nhất gây ra sốc phản vệ, đặc biệt ở trẻ dưới 3 tuổi.

Theo nghiên cứu, dị ứng trên thường xảy ra ở trẻ nhỏ có thể là do Polysorbate 80 - được sản xuất phụ thuộc vào rất nhiều loại thực vật (bao gồm lúa mì, ngô, các loại dầu thực vật, đậu và hạt). Chất này thường sử dụng cho các loại vaccine viêm gan B, rotavirus, bạch hầu-uốn ván-ho gà - những loại vaccine này xuất hiện chủ yếu trong chương trình tiêm chủng mở rộng đối với trẻ dưới 1 tuổi.

Sau đó, các chủng vaccine này thường được chích nhắc nhiều lần, một số vaccine cúm được chích nhắc mỗi 6 tháng. Tiếp xúc nhiều lần với cùng một loại chất gây dị ứng làm gia tăng độ nhạy của hệ miễn dịch với thức ăn, và chất gây dị ứng trong trường hợp này là polysorbate 80. Nhưng không dừng lại ở gelatin và protein thực vật có trong chất phụ gia, các nhà nghiên cứu còn phát hiện được muối nhôm trong tá dược của vaccine có thể khiến sự việc trầm trọng hơn.

Mục đích ban đầu khi bổ sung muối nhôm vào vaccine là thúc đẩy, gia cường hệ miễn dịch chống lại vi trùng hoặc virus. Tuy nhiên, sự bổ sung này lại vô tình khiến hệ miễn dịch cơ thể sinh thêm các chất chống lại các protein thực vật trong vaccine, và cả một số các protein khác trong cơ thể. Điều này góp phần đáng kể vào tình trạng gia tăng dị ứng ở trẻ em đối với các loại thức ăn thường gặp là đậu phộng và các loại hạt.

Yêu thương con vì tương lai

Trong giai đoạn này, khi vaccine COVID-19 còn quá mới và chưa trải qua hết các giai đoạn thử nghiệm, thì việc có chích ngừa COVID-19 hay không là một vấn đề cần cân nhắc đắn đo của nhiều bậc cha mẹ. Tuy nhiên, tình yêu thực sự cần đặt đúng chỗ vì tương lai của cả con bạn và thế hệ sau.

Mong muốn bảo vệ con cái trước bệnh tật luôn là nỗi lòng của người làm cha mẹ. Vaccine là công cụ hỗ trợ cho mong muốn đó, và cha mẹ có quyền lựa chọn để để bảo vệ con mình trước bệnh tật. Bất kể ai cũng không có quyền tước đi tình yêu và quyết định đó.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Thiện Đức
- Theo The Epoch Times.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Vaccine - Liều thuốc cứu sinh có thể gây tổn thương cho trẻ em