Vắc xin không phải là cách duy nhất để giải quyết dịch bệnh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Về mặt lựa chọn, người dân nên có quyền chủ động. Mỗi người đều có những lựa chọn khác nhau dựa trên nhu cầu sức khỏe của bản thân. Việc chỉ sử dụng vắc xin như một tiêu chí để bảo vệ là không phù hợp. Việc sử dụng vắc xin cưỡng bức để phòng chống dịch có thể đổ thêm dầu vào lửa vì một số chuyên gia cảnh báo vắc xin phần nào giúp virus biến đổi nhanh hơn.

Có một câu chuyện cười được viết như thế này:

Hỏi: Nếu một người bị bệnh mãn tính, xin hỏi bác sĩ, người đó có phải tiêm không?

Bác sĩ: Có chứ!

Hỏi: Thế lỡ người đó tiêm xong mà không may qua đời thì sao?

Bác sĩ: Cái đó không liên quan gì đến vắc xin cả.

Hỏi: Thế theo ông, người đó mất vì nguyên nhân nào?

Bác sĩ: Có gì đâu, đơn giản là vì anh ta mắc bệnh mãn tính nên đã chết.

Tuy đây là một cuộc hội thoại vui, nhưng ở khía cạnh nào đó cũng giải thích được một số vấn đề, trước hết, vắc xin vẫn có một mức độ nguy hiểm nhất định, bất kể các phương tiện truyền thông vẫn tự tin nói rằng vắc xin được đơn vị y tế kiểm soát chặt chẽ, người dân không nên quá lo lắng. Nhưng không ai dám chắc sau khi tiêm vắc xin sẽ không xuất hiện các biến chứng, xảy ra tử vong hay tàn phế. Nếu thật sự không may tử vong thì phải tiến hành khám nghiệm tử thi, không có thủ tục này thì không thể khai báo. Do đó, số người chết thực tế có khả năng nhiều hơn con số được báo cáo.

Ai cũng biết sự độc hại của vắc xin. Vắc xin công nghệ cao khiến protein tăng đột biến do cơ thể tạo ra có độc tính nhất định, đồng thời nó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng huyết khối; graphene oxide dạng hạt nano được phủ bằng axit ribonucleic cũng khá độc hại, không dễ chuyển hóa trong một khoảng thời gian ngắn.

Ngay cả khi vắc xin truyền thống không có hạt nano graphene oxide, thì nó cũng phải được thêm chất bổ trợ để tăng cường phản ứng miễn dịch, từ đó tạo ra mức độ độc tính nhất định. Nếu vắc xin không độc như vitamin thì dù tiêm bao nhiêu cũng không gây hại cho cơ thể, tuy nhiên, để tăng khả năng bảo vệ và kháng bệnh, dù bạn đã tiêm đủ liều vắc xin đi nữa, bạn vẫn có thể phải tiêm bổ sung thêm một vài liều sau đó (hoặc thậm chí vĩnh viễn chừng nào dịch bệnh còn chưa chấm dứt và các biến thể mới luôn xuất hiện?). Nhưng cần lưu ý rằng, sức chịu đựng của cơ thể là có giới hạn!

Các biến thể corona có tỷ lệ lây nhiễm ngày càng cao, chẳng hạn như Israel là một trong những quốc gia có mức độ tiêm chủng cao nhất thế giới, với khoảng 5.4 triệu người đã được tiêm chủng đầy đủ, chiếm 78% dân số từ 12 tuổi trở lên. Đại đa số mọi người đã được chủng ngừa bởi Pfizer. Tuy nhiên, quốc gia này là một trong những quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất thế giới, trong khi khả năng miễn dịch vắc xin đang suy yếu dần.

Tiến sĩ Rochelle Walensky, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), cho biết tại một cuộc họp báo vào ngày 18 tháng 8 rằng ba nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, hiệu quả của vắc xin Covid-19 trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng sẽ giảm xuống theo thời gian. Mặc dù hiệu quả ngăn ngừa tử vong và nhập viện vẫn "tốt", nhưng nhìn chung nó đang "dần suy yếu".

Đồng thời, nhiều học giả đưa ra nhận định Ivermectin và Hydroxychloroquine có tác dụng đặc biệt trong việc điều trị bệnh viêm phổi Vũ Hán, do đó, nếu không may bị nhiễm Covid-19, bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ xem có thể sử dụng chúng để điều trị thay thế hay không. Hãy nhớ rằng, không phải chỉ có vắc xin mới là biện pháp giúp bạn thoát khỏi Covid-19.

Nếu bạn chỉ sợ chết vì virus, chúng ta có thể xem số liệu:

Từ tháng 2 năm 2020 đến ngày 2 tháng 8 năm 2021, số người chết do dịch Covid-19 ở Đài Loan là 791 (791 / 23.000.000 = 0,00003493).

Và kể từ ngày 2 tháng 8 năm 2021, khoảng 8 triệu người Đài Loan đã được tiêm chủng trong khi 564 người đã tử vong sau khi tiêm chủng (564 / 8.000.000 = 0,0000705).

Do đó, tỷ lệ tử vong sau tiêm chủng vẫn cao hơn tỷ lệ tử vong do Covid!

Vì vậy, một số người cho rằng việc tiêm vắc xin hay không không phải là trọng tâm của phòng chống dịch. Làm tốt vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang tốt, giữ khoảng cách xã hội phù hợp mới là trọng tâm của công tác phòng chống dịch. Người đã tiêm phòng vẫn có nguy cơ mắc bệnh và lây nhiễm sang người khác, chúng ta không thể tin rằng vắc xin là lối thoát duy nhất để phòng chống dịch bệnh!

Các quốc gia trên thế giới hiện đang sôi nổi phản đối các hạn chế cá nhân do vấn đề hộ chiếu vắc xin. Về mặt lựa chọn, người dân nên có quyền chủ động. Mỗi người đều có những lựa chọn khác nhau dựa trên nhu cầu sức khỏe của bản thân. Việc chỉ sử dụng vắc xin như một tiêu chí để bảo vệ là không phù hợp. Việc sử dụng vắc xin cưỡng bức để phòng chống dịch có thể đổ thêm dầu vào lửa, bởi một số chuyên gia cảnh báo rằng vắc xin có thể đẩy nhanh tốc độ đột biến của virus, đây cũng là một yếu tố cần được lưu tâm.

Điều quan trọng nhất là mọi người hãy tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng tâm lý tiêm vắc xin để phòng dịch, đồng thời tôn trọng tâm lý không tiêm vắc xin để có miễn dịch tốt, để thực sự phòng chống được dịch và bảo vệ sức khoẻ của người dân.

Bảo Vy
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Vắc xin không phải là cách duy nhất để giải quyết dịch bệnh