Uống nước lạnh có thể gây say nắng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày hè nóng bức mà được uống đồ uống lạnh thì thật là thoải mái. Nhưng nếu bạn thấy chóng mặt, nhức đầu và buồn nôn ngay sau đó, thì đây chính là một loại say nắng - Đông Y gọi là âm thử. Vậy chúng ta đề phòng “âm thử” bằng cách nào?...

Tiết trời cực kỳ nóng, Thúy Ngọc bước từ văn phòng ra ngoài bên ngoài và cảm thấy không thể chịu đựng được. Cô tự nhủ: "Phải đến một cửa hàng đồ uống nào gần đây để uống đồ uống lạnh thôi". Cửa hàng đồ ăn, uống nhanh thì ngày nay có ở khắp mọi nơi, đồ lạnh vì vậy mua được cũng rất dễ. Uống nước lạnh được một hơi, Thúy Ngọc thấy mát mẻ và sảng khoái. "Thoải mái thật!"

Đang làm việc và tiếp tục thưởng thức thứ đồ uống mát lạnh, Thúy Ngọc đột nhiên cảm thấy nặng nề trong người và bắt đầu buồn ngủ, bụng thì khó chịu và hơi buồn nôn. "Tại sao mình lại cảm thấy khó chịu khắp cả người thế này?" Người mệt mỏi và bải hoải, cô lại cảm thấy khát dù đã giải khát với món đồ uống lạnh.

Vào mùa hè tại Đài Loan, các phòng khám thường không lạ lẫm trước những lời phàn nàn của bệnh nhân: "Bác sĩ! Tôi bị chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, tức ngực, nôn và khát". Sau khi hỏi bệnh nhân, tôi luôn nghe được những tình tiết như đã nói ở trên, và tôi thường hỏi: "Bạn có ra ngoài nắng, hoặc có ra vào phòng điều hòa, hoặc hay uống đồ uống lạnh không?" Đa số câu trả lời tôi nhận được lời đều xác nhận một hay là cả ba nguyên nhân trên, và tôi có thể chắc chắn rằng: bệnh nhân bị say nắng.

Đang ngồi chỗ mát mà ra vào trời nắng gắt thì thật dễ để bị say nắng... (Pixabay)

Bạn dễ bị say nắng, nhưng loại nào - Dương thử hay Âm thử?

Say nắng trong Đông Y cơ bản là một tổn thương gây ra bởi nhiệt (nắng nóng) ở mức độ nhẹ. Dù không giống như định nghĩa nghiêm ngặt về say nắng trong Tây Y, nhưng cơ chế gây bệnh chính của cả Đông và Tây Y là như nhau: cơ thể sản sinh ra nhiệt lượng, tuy nhiên chúng không thể thoát được ra ngoài (chẳng hạn như qua đường mồ hôi), kết quả tạo thành tổn hại cho cơ thể.

Trong Đông Y, say nắng được chia thành hai loại: Âm thử và Dương thử. Dương thử thì tương tự như "kiệt sức do nhiệt" mà Tây y giảng dạy, nguyên nhân chủ yếu là do mất quá nhiều nước và điện giải dưới nắng gắt, hoặc trong môi trường nhiệt độ cao, dẫn đến hệ thống tim mạch bị suy kiệt, các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, đổ mồ hôi quá nhiều, buồn nôn và nôn, v.v.. theo đó mà xuất hiện.

Còn trường hợp của Thúy Ngọc đã nêu ở trên thì chính là “âm thử”. Mặc dù bệnh nhân không ở liên tục dưới nắng hay trong môi trường nhiệt độ cao, nhưng do ra vào nơi có chênh lệch nhiệt độ lớn và uống đồ uống lạnh, lỗ chân lông của cơ thể bị đóng lại, khiến cơ chế đổ mồ hôi và tản nhiệt bị ngăn trở, lượng nhiệt vì vậy mà không thể bài tiết ra khỏi cơ thể, gây ra các triệu chứng hoa mắt, buồn nôn.

Nhân viên văn phòng ở trong phòng điều hòa trong một thời gian dài, hoặc những người thường ra vào những nơi có chênh lệch nhiệt độ lớn, chẳng hạn như nhân viên bán hàng và tài xế, rất dễ bị say nắng loại âm thử.

Cơ địa không nên uống đá

Để ngăn chặn sự xuất hiện của chứng âm thử, Đông Y thường khuyên mọi người không nên uống đồ uống lạnh vào mùa hè. Quan trọng hơn, không phải ai cũng có thể uống nước đá vì nó phụ thuộc vào thể trạng của từng người - có thể chịu đựng được và có thể chuyển hóa thấp khí và hàn khí nhanh chóng hay không.

Những người cơ địa tốt thì có thể thỉnh thoảng uống một số đồ uống lạnh mà không hại cho cơ thể. Nhưng nếu cơ thể bạn yếu, lại không có thói quen tập thể dục, bạn có thể sợ lạnh, sợ nóng và dễ đổ mồ hôi. Trong trường hợp này, rất có khả năng bạn sẽ gặp các triệu chứng khó chịu sau khi uống nước lạnh. Nói cách khác, nhóm người này tốt nhất không nên uống đồ lạnh.

2 loại trà giải cảm trong Đông Y

Để chống “âm thử” thì cách tốt nhất là uống trà thảo mộc Đông Y để giải nhiệt trong và làm dịu cơn khát. Dưới đây là 2 loại trà khuyến nghị để điều trị cảm nắng:

Trà bạc hà mật ong

Pha chế: 1 gram lá bạc hà, một ít mật ong (có thể thay thế bằng cỏ ngọt), ủ với 300ml nước nóng. Bạn cũng có thể mua túi trà bạc hà có bán trên thị trường để pha chế.

Hiệu quả: Bạc hà mát và có tác dụng sơ tán phong (gió) và nhiệt. Uống trà bạc hà có thể giải nhiệt và khó chịu, làm cho tinh thần thư giãn. Thêm một chút mật ong có thể làm tăng hương vị ngọt ngào.

Ghi chú:
1. Tốt nhất là không thêm đường, vì đường dễ gây béo, sinh thấp nhiệt, làm giảm hiệu quả làm dịu cơn khát trong cơ thể.
2. Những người có dạ dày yếu có thể thêm một vài quả táo đỏ để bảo vệ vị khí.

Trà sinh mạch ẩm

Pha chế: 6 gram nhân sâm (tùy loại sâm mà số lượng có đổi khác) 30 gram mạch môn đông, 3 gram ngũ vị tử, đun sôi với 1 lít nước, sau đó đun nhỏ lửa trong 15 phút.

Hiệu quả: Nhân sâm giúp bổ khí, mạch môn đông nuôi dưỡng âm sinh tân dịch, ngũ vị tử làm ráo mồ hôi và sinh tân dịch. Sinh mạch ẩm có thể cải thiện hiệu quả sự mệt mỏi và ngăn ngừa cảm nắng. Nó phù hợp cho các nhóm người làm việc trong môi trường nhiệt độ cao và đổ mồ hôi nhiều.

Tác giả: bác sĩ Đông y Lam Sĩ Triết

Đăng Tâm
- Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Uống nước lạnh có thể gây say nắng