Từng là mô hình chống Covid toàn cầu, Israel trở thành quốc gia có dịch bệnh nặng nhất

Giúp NTDVN sửa lỗi

Israel, quốc gia triển khai tiêm chủng từ rất sớm và được coi là hình mẫu về phòng chống dịch bệnh toàn cầu, thời gian gần đây các ca nhiễm đã gia tăng nhanh chóng. Đối mặt với biến thể mới của virus, hiệu quả của việc tiêm phòng trước đó đang tỏ ra sụt giảm rõ rệt. Trong trường hợp này, làm thế nào để nhìn nhận một cách hợp lý những lợi ích và vấn đề do vắc xin mang lại?

Từ ‘mô hình phòng chống đại dịch’, Israel trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất

Tại Israel, nơi đã triển khai chương trình tiêm chủng Pfizer trên diện rộng vào tháng 12 năm ngoái, với tỷ lệ bao phủ vắc xin đã vượt quá 60% từ rất sớm, trong đó nhóm người có độ tuổi từ 12 trở lên được tiêm chủng đã lên tới 78%. Trong ngắn hạn, điều này giúp Israel kiểm soát dịch bệnh nhanh chóng, truyền thông và nhiều chuyên gia y tế thậm chí còn ca ngợi Israel là "mô hình phòng chống dịch bệnh toàn cầu".

Tuy nhiên, kể từ tháng 6, tình hình dịch bệnh ở Israel bắt đầu tăng trở lại, giờ đây, nước này đã trở thành một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới. Theo cơ sở dữ liệu "Our World in Data" của Đại học Oxford, số ca nhiễm trung bình trong 7 ngày của Israel là cao nhất thế giới tính đến ngày 3 tháng 9, với 1143 ca nhiễm trên 1 triệu dân.

Nhiều người dù tiêm đủ hai liều trước đó vẫn bị nhiễm virus, trong khi các trường hợp lây nhiễm đột phá đã xảy ra với số lượng lớn. Một nghiên cứu chung của Trung tâm Y tế Maccabi và Viện Karolinska, một trong bốn tổ chức duy trì sức khỏe lớn của Israel (HMO), chỉ ra rằng càng hoàn thành sớm mũi tiêm chủng thứ hai, thì nguy cơ lây nhiễm đột phá càng cao.

Tiến sĩ Đồng Vũ Hồng, chuyên gia về virus học và bệnh truyền nhiễm châu Âu, đồng thời là nhà khoa học trưởng của một công ty công nghệ sinh học, chỉ ra rằng mặc dù những người cao tuổi có hệ miễn dịch kém nhất là những người đầu tiên được tiêm chủng, nhưng nếu phân loại theo độ tuổi, người ta thấy rằng tất cả những nhóm tuổi khác cũng đều có xu hướng tương tự.

Israel bắt đầu triển khai rộng rãi liều vắc xin thứ ba từ ngày 1/8.

Theo Bộ Y tế Israel, dù là đối với virus gốc hay biến thể Delta, một tháng sau mũi thứ ba, mức độ kháng thể sẽ cao hơn so với mũi thứ hai, đặc biệt đối với nhóm 65-85, thậm chí mức tăng còn lớn hơn. Ngoài ra, trong vòng 12 ngày kể từ khi tiêm liều thứ ba, khả năng mắc bệnh nặng thấp hơn 10 lần so với những người tiêm liều thứ hai sau 5 tháng, và khả năng lây nhiễm cũng thấp hơn 11 lần.

Khi việc phòng bệnh bằng vắc xin không thể thực hiện một lần và mãi mãi, thì làm thế nào để xử lý vấn đề tiêm chủng?

Trước đó, thống kê của Bộ Y tế Israel cho thấy khả năng bảo vệ của vắc xin Pfizer đã giảm đáng kể.

Điều này là do các kháng thể thu được từ vắc xin sẽ được cơ thể chuyển hóa chậm khiến chúng bị giảm bớt; một nguyên nhân khác là do virus biến thể Delta quá dễ lây truyền.

Loại coronavirus mới có khả năng lây lan và đột biến cao: nó đã xuất hiện trên toàn thế giới trong ba tháng và liên tục biến đổi. Tiến sĩ Đồng Vũ Hồng chỉ ra rằng sự xuất hiện của biến thể C.1.2 ở Nam Phi ngụ ý rằng tốc độ đột biến của coronavirus mới ngày càng nhanh hơn và nó có tác động đáng kể đến vắc xin.

Hiện nay, giới khoa học cho rằng phương pháp cơ bản để bảo vệ khỏi các bệnh truyền nhiễm do virus gây ra là tiêm vắc xin, chẳng hạn như vắc xin đậu mùa, vắc xin sởi, vắc xin cúm và vắc xin viêm gan B.

Trước đây, vắc xin có hiệu quả vì các virus như bệnh đậu mùa và viêm gan B tương đối ổn định. Ngày nay, người ta không chỉ bắt đầu tiêm mũi vắc xin Covid-19 thứ ba mà tùy thuộc vào tốc độ giảm khả năng bảo vệ, có thể có thêm mũi thứ tư và thứ năm trong tương lai.

Tuy nhiên, rõ ràng chỉ tiêm vắc xin không thể ngăn chặn hoàn toàn đại dịch này, và không phải ai cũng thích hợp để tiêm phòng. Hiện tại, có ít nhất 6 vấn đề trong các biện pháp chống dịch của vắc xin:

  1. Độ bền bảo vệ của vắc xin: Tiêm vắc xin vẫn có thể bị nhiễm bệnh, cần tiêm nhắc lại sau 5 - 6 tháng chứ không thể đạt được miễn dịch suốt đời.
  2. Tỷ lệ bảo vệ trước nguy cơ biến chứng nặng: đang bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu giảm sút, dù đã tiêm mũi thứ 3 vẫn phải theo dõi liên tục. Nghiên cứu của Mayo Clinic cho thấy khả năng bảo vệ quan trọng của vắc xin Modena đã giảm xuống 81% vào tháng 7; vắc xin Pfizer giảm xuống 75%. Theo Bộ Y tế Israel, tính đến ngày 15/8, đã có 514 người Israel phải nhập viện do bệnh nặng hoặc nguy kịch, 59% trong số đó đã được tiêm phòng đầy đủ.
  3. Đột biến virus: Các virus biến thể có thể tạo ra khả năng thoát miễn dịch. Một bài báo của Nhóm Cố vấn Khoa học Khẩn cấp của Chính phủ Anh đã đề cập rằng, trong trường hợp tiêm chủng rộng rãi, tùy thuộc vào đặc điểm của đột biến virus, các biến thể có khả năng thoát miễn dịch có thể xuất hiện và sẽ sớm trở thành dòng ưu thế.
  4. Tác dụng phụ: Tiêm phòng sẽ có tác dụng phụ ở một mức độ nào đó, nhưng một số người sẽ gặp các phản ứng phụ nghiêm trọng hiếm gặp (như huyết khối, viêm tim, bệnh thần kinh) và thậm chí tử vong. Hơn nữa, dữ liệu an toàn dài hạn cho vắc xin hiện đang thiếu. Kiến thức về virus coronavirus mới là chưa đủ, hiện nay người ta đã phát hiện ra rằng protein đột biến của virus cũng có thể gây hại cho tế bào người và gây viêm cơ tim, nhưng đó cũng là protein đột biến làm cho vắc xin hoạt động trong cơ thể.
  5. Chống chỉ định: Không phải ai cũng có thể tiêm vắc xin này. Những người dị ứng với các thành phần vắc xin hoàn toàn không thể tiêm, ngoài ra còn hai loại người khác tương đối không phù hợp:
  • Người bị suy giảm miễn dịch nặng, hiệu quả thấp sau khi tiêm vắc xin.
  • Những người mắc bệnh hiểm nghèo như bệnh tim, bệnh về hệ máu… dễ gặp tác dụng phụ nghiêm trọng.
  1. Vấn đề cung cấp: Không phải quốc gia nào cũng có thể cung cấp đủ vắc xin và không phải ai cũng có thể quản lý chúng.

Tiến sĩ Đồng Vũ Hồng chỉ ra rằng mọi người nên bắt đầu suy nghĩ về việc liệu có những cách khác để bảo vệ bản thân ngoài tiêm chủng hay không.

Bà ví khả năng miễn dịch hoàn toàn của cơ thể con người với "năm ngón tay", đó là các rào cản vật lý (mũi họng), tế bào biểu mô, tế bào miễn dịch tự nhiên (như đại thực bào, tế bào sát thủ tự nhiên), tế bào T, và tế bào B. Tất cả cùng nhau có thể trở thành một nắm đấm và chống lại virus một cách hiệu quả. Vắc xin chỉ kích thích "ngón tay" của tế bào B, và các kháng thể do tế bào B sản xuất ra không thể chỉ được kích thích bằng vắc xin.

Việc tiêm chủng đã được triển khai trên toàn cầu hơn nửa năm nay, tỷ lệ tiêm chủng ở nhiều nước đã vượt quá 50%, tuy nhiên dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát như dự kiến ​​ban đầu. Bà Đồng Vũ Hồng cho rằng, từ quan điểm hiện tại, vắc xin không phải là giải pháp tối ưu cho dịch bệnh mà điều cơ bản nhất là nâng cao khả năng miễn dịch của chính mọi người để có thể tự bảo vệ mình khỏi dịch bệnh tốt hơn.

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Từng là mô hình chống Covid toàn cầu, Israel trở thành quốc gia có dịch bệnh nặng nhất