Tự “bắt mạch” sức khỏe qua răng, lợi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong Đông Y, ngoài bắt mạch, quan sát móng tay, sắc mặt, màu môi… để chẩn bệnh, các thầy thuốc cũng rất chú ý đến răng lợi..

Đông Y tin rằng thận kiểm soát xương và tạo tủy, trong khi răng là phần còn lại của xương. Răng và lợi có quan hệ mật thiết với thận, dạ dày và ruột già nên việc quan sát răng lợi có thể giúp phát hiện những bệnh lý của thận và ruột, dạ dày.

Chảy máu lợi - tiêu hóa kém

Chảy máu lợi dễ xảy ra ở bệnh nhân viêm lợi hoặc bị bệnh nha chu, nó cũng xuất hiện ở những người có tình trạng tiêu hóa kém. Họ nên ăn ít gia vị và các thức ăn kích thích khác.

Hở răng và chảy máu chân răng cũng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường, cường giáp và một số bệnh khác. Nếu răng chuyển sang màu đen hoặc có cảm giác lạnh, hoặc răng trở nên bẩn, bề mặt răng chuyển sang màu vàng như cải xoong, điều này thường cho thấy bệnh đang trở nên nghiêm trọng, cần phải cảnh giác.

Răng lung lay - dấu hiệu bệnh loãng xương

Nguyên nhân chủ yếu khiến răng bị lung lay và gãy là do ổ xương răng yếu, mà nguyên nhân chủ yếu là do loãng xương. Có thể phòng tránh sớm tình trạng này bằng cách bổ sung canxi sớm, tăng cường tập thể dục thể thao, lấy vôi răng thường xuyên.

Ngoài ra, răng lung lay, răng không sạch có thể là dấu hiệu tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng những người già bị mất răng có nguy cơ bị đột quỵ rất cao. Nhai nhiều có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não. Những người có bệnh tim cũng nên hình thành thói quen súc miệng sau bữa ăn.

Răng thưa và bị lung lay báo hiệu thận và ruột đang "lo lắng" về sức khỏe... (Pixabay)

Răng thưa hoặc chân răng bị lộ: gây thiếu thận khí

Nếu răng của một người không tốt, thận thường không tốt. Người lớn bị răng thưa, chân răng lộ ra ngoài hoặc kèm theo chảy máu nhạt, vàng răng, phần thịt ở lợi bị teo phần lớn là do khí ở thận bị thiếu hụt. Nếu răng của trẻ lâu ngày không mọc, cũng có thể là do nguyên nhân này.

Nướu đỏ và sưng - viêm dạ dày hoặc mệt mỏi

Đông Y cho rằng lợi, hay còn gọi là nướu, có liên quan đến đường tiêu hóa. Nếu lợi sưng đỏ đơn thuần thì phần lớn là do hỏa vượng, hoặc có thể liên quan đến bệnh viêm dạ dày. Nếu sưng đỏ kèm theo các triệu chứng như răng lung lay, hơi thở có mùi hôi thì phần lớn là bệnh nha chu. Nguyên nhân của căn bệnh này không chỉ do không đủ canxi, đánh răng bẩn mà còn do khả năng miễn dịch bị suy giảm vì quá mệt mỏi.

Một số thức ăn, đồ uống “tráng miệng” sau ăn giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Uống trà lúa mạch hoặc nước vỏ cam sau khi ăn nếu ăn không tiêu. Chất allantoin trong lúa mạch và chất dầu bay hơi trong vỏ cam có thể làm tăng tiết dịch vị, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa. Do đó thức uống này rất tốt cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

Uống một ly nước ép cần tây nếu bạn ăn nhiều đồ dầu mỡ trong bữa ăn. Cellulose trong cần tây có thể lấy đi một phần chất béo của bữa ăn.

Uống một ít sữa chua sau khi ăn lẩu. Nước lẩu có nhiệt độ cao và các nguyên liệu thường mặn, cay có thể kích thích dạ dày và ruột. Uống một ít sữa chua sau khi ăn lẩu có thể bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa hiệu quả. Ngoài ra, sữa chua có chứa vi khuẩn axit lactic, có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Một cốc sữa chua sau bữa lẩu rất tốt cho sức khỏe của răng và lợi... (Takeaway/Wikipedia/CC BY-SA 4.0)

Ăn một quả hồng sau bữa ăn để làm ẩm phổi và giảm ho. Quả hồng có tác dụng bổ phổi, dưỡng âm, thông phế, là một trong những loại quả lý tưởng cho sức khỏe người mắc các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, quả hồng không được ăn khi bụng đói. Axit tannic trong hồng rất dễ tạo thành chất kết tụ trong dạ dày.

Ăn một quả chuối sau bữa thịt nướng. Thực phẩm nướng sẽ tạo ra nhiều chất gây ung thư như benzopyrene. Nghiên cứu mới nhất cho thấy, chuối có thể ức chế tác dụng gây ung thư của benzopyrene ở một mức độ nào đó, đồng thời có thể bảo vệ đường tiêu hóa.

Ăn một quả lê hoặc uống một cốc nước ép lê nóng sau bữa ăn cũng có thể đào thải một lượng lớn chất gây ung thư tích tụ trong cơ thể người.

Uống nước gừng pha đường nâu sau ăn ghẹ, cua. Thịt cua, ghẹ có tính hàn. Người có tỳ vị hư yếu có thể bị đau bụng, tiêu chảy, nôn sau khi ăn. Uống một cốc nước đường nâu ấm pha gừng sau khi ăn cua, có thể xua tan cảm lạnh và làm ấm bụng, thúc đẩy tiêu hóa, giảm khó chịu cho dạ dày. Tuy nhiên, nó không thích hợp cho người bị tiểu đường.

Ăn một chút trái cây như táo, dâu tây, cam, kiwi... sau khi ăn mì gói có thể rất hiệu quả để bù đắp lượng vitamin và khoáng chất bị thiếu hụt.

Khai Tâm
- Theo NTDTV tiếng Trung.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Tự “bắt mạch” sức khỏe qua răng, lợi