Trong trà có chất gây ung thư còn độc hơn cả thạch tín?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có câu nói: “Uống ít trà hơn, vì trong trà có aflatoxin, độc hơn thạch tín!" Liệu điều đó chính xác không?

Có chất gây ung thư độc hơn thạch tín ẩn trong trà?

Có thông tin cho rằng trà có chứa một chất gây ung thư được gọi là "aflatoxin", thường được tạo ra bởi sự trao đổi chất của Aspergillus flavus. Nó là một trong những chất gây ung thư hàng đầu, có độc tính gấp 68 lần asen và chỉ 0.1 gram là đủ để gây bệnh ung thư.

Để xác minh có phải aflatoxin chứa trong trà hay không, Viện Giám sát và Kiểm tra Thực phẩm và Dược phẩm Giang Tô (Trung Quốc) đã liên tục điều tra và kiểm tra nhiều loại trà trên thị trường.

Sau khi mua nhiều loại trà khác nhau như trà đen và trà xanh từ chợ, các nhà nghiên cứu đã lấy 25g mẫu từ các loại trà khác nhau, pha loãng với 10 lần nước vô trùng, và sau một thời gian ủ, sau đó họ chọn ra kết quả nấm mốc được nuôi cấy. Lấy các mẫu nghi ngờ và sử dụng phương pháp sinh học phân tử để xác định chúng ở mức độ di truyền.

Sau khi liên tục kiểm tra nhiều mẫu trà, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng do nhiều yếu tố, có thể có nấm mốc phát triển trong trà, nhưng về cơ bản không thể phát hiện ra độc tố aflatoxin. Ngoài ra, từ kết quả thanh tra những năm gần đây, khả năng phát hiện độc tố aflatoxin trong trà cũng rất thấp.

Về vấn đề này, nhà nghiên cứu cho biết, việc sản xuất nấm mốc cần có những điều kiện nhất định, và nó có nhiều khả năng xuất hiện ở một số loại trà lên men nặng, trong khi trà xanh mới hái và chiên do chưa qua quá trình lên men nên sẽ khó sinh ra nấm mốc. Ngay cả khi có nấm mốc trong trà cũng chưa chắc đã là mầm bệnh. Ví dụ, trà Pu'er đã được lên men trong một thời gian dài với nhiều chủng loại, và có nấm mốc trong đó, nhưng nó không có nghĩa là có Aspergillus flavus.

Nếu môi trường sản xuất chè sạch sẽ, hợp vệ sinh, quy trình sản xuất của công nhân được tiêu chuẩn hóa và quy trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của hệ thống sản xuất chè thì độc tố aflatoxin sẽ không thể sản sinh. Ngoài ra, khi bản thân trà không bị nhiễm vi sinh vật lạ thì cũng sẽ không sinh ra độc tố aflatoxin.

Qua đó có thể thấy, việc nhầm lẫn nấm mốc và nấm Aspergillus flavus là vô trách nhiệm và nói “chè có chứa chất độc” là cũng không chính xác.

Nhưng uống nhiều trà hơn cũng không tốt

Vậy có nghĩa là không có gì lo lắng khi uống trà? Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng uống quá nhiều trà có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

1. Uống hơn 4 gam trà mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên 46%

Vào năm 2019, các nhà nghiên cứu từ Trường Y Đại học Bắc Kinh đã xuất bản một bài báo trên Tạp chí Dịch tễ học Châu Âu, trình bày kết quả nghiên cứu của họ về mối quan hệ giữa trà và ung thư.

Sau khi thực hiện một cuộc khảo sát theo dõi trung bình 10.1 năm đối với 456.155 người trưởng thành trong độ tuổi 30-79 ở Trung Quốc, họ đã phân tích dữ liệu thu được và phát hiện ra rằng, các đối tượng khảo sát càng uống nhiều trà thì nguy cơ ung thư dạ dày càng cao. Trong số đó, những người tiêu thụ hơn 4g trà mỗi ngày có nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn 46% so với những người uống trà ít hơn một lần một tuần.

Đối với kết quả này, các nhà nghiên cứu giải thích rằng nguy cơ ung thư dạ dày tăng lên có thể liên quan đến nhiệt độ của việc uống trà. Cũng có khả năng chất cafein có trong trà sẽ kích thích tiết axit trong dạ dày, dẫn đến tăng khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày.

Nhưng nghiên cứu này không phải là không có những khiếm khuyết của nó. Các nhà nghiên cứu nói rằng nghiên cứu thiếu cân nhắc các biến số như tiêu thụ cà phê, thay đổi trong thói quen uống trà, phương pháp pha trà và loại trà trong thời gian theo dõi. Do đó, nghiên cứu quy mô lớn này vẫn còn những hạn chế nhất định, và cần thêm bằng chứng để xác minh kết luận.

2. Uống trà đậm đặc có thể mắc bệnh tim

Nhiều người thích uống trà đậm đà để thưởng thức vị trà nhưng lại không biết rằng uống trà đậm lâu ngày dễ gây hại cho cơ thể.

Cheng Kanglin, giám đốc khoa tim mạch, bệnh viện trực thuộc thứ sáu của Đại học Tôn Trung Sơn (Đài Loan), đã giải thích chi tiết rằng uống trà đậm trong thời gian dài có thể làm tổn thương cơ thể: theophylline chứa trong trà không chỉ gây hưng phấn cho não bộ mà còn còn gây bồn chồn, tim đập nhanh, mất ngủ… dẫn đến huyết áp tăng cao.

Ngoài ra, trà đậm đặc còn chứa caffein có thể kích thích tim, làm tim đập nhanh, sau đó gây ra nhịp tim không đều hoặc nhịp tim nhanh. Nói cách khác, chè vằng sẽ làm tăng tải cho tim và tiềm ẩn những tác động xấu đến cơ thể con người, đặc biệt đối với những người bị xơ cứng động mạch não, tim mạch thì nó là một hiểm họa tiềm tàng.

Uống trà như thế nào để tốt cho sức khỏe?

1. Uống trà nhạt, không trà đậm

Nhà phê bình trà Wang Yuefei cho rằng người bình thường nên uống trà mỗi ngày với tỷ lệ trà / nước khoảng 1:50 sẽ thích hợp hơn. Ví dụ, để pha một tách trà xanh 150ml, bạn hãy cho 3g lá trà vào.

2. Uống trà tuỳ theo thể trạng

Theo quan điểm của y học Trung Quốc, thể chất của mỗi người là khác nhau, và mỗi loại trà có một hương vị khác nhau. Ví dụ, trà xanh có vị đắng và mát hơn, trà lên men như trà đen thì ấm và ngọt.

Thể chất của một người được chia thành 9 loại, chẳng hạn như thể trạng cân đối, thể chất thiếu khí, thể chất thiếu dương và thể chất thiếu âm. Vì vậy, loại trà uống không thể chỉ dựa trên sở thích cá nhân mà phải dựa trên cơ địa.

3. Chọn thời điểm thích hợp để uống trà

Uống trà không những phải “uống trà tùy người”, mà còn phải “tùy thời”. Theo giáo sư Jiang Liangduo từ Bệnh viện Dongzhimen thuộc Đại học Y khoa Trung Quốc Bắc Kinh, trà có tác dụng giải khát và hỗ trợ tiêu hóa.

Ví dụ, trà xanh sẽ sảng khoái hơn và thích hợp để uống vào buổi sáng; trà đen nhẹ hơn, thích hợp để uống vào buổi chiều tối.

Nhưng tốt nhất không nên uống nhiều trà sau bữa ăn, để không làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa của dạ dày. Giảm uống trà trước khi đi ngủ, đặc biệt không uống trà đậm đặc, tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.

4. Đừng uống trà khi bụng đói

Uống trà khi bụng đói có thể gây ra hiện tượng gọi là “say trà”.

"Say trà" là gì? Nó đề cập đến các triệu chứng như khó chịu, đánh trống ngực, đau đầu và đau bụng sau khi uống trà. Điều này là do uống trà khi bụng đói không chỉ làm loãng axit dịch vị mà còn ức chế quá trình tiết dịch vị và cản trở quá trình tiêu hóa. Do đó, cố gắng không uống trà khi bụng đói.

Bảo Vy
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Trong trà có chất gây ung thư còn độc hơn cả thạch tín?