Căn bệnh giết chết hàng triệu con lợn ở Trung quốc, nguy cơ đe dọa toàn cầu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hiểm họa gì thế? Hiểm họa là loại thực phẩm có thể nhiễm dịch tả lợn Châu phi và phát tán căn bệnh tới nước Mỹ...

Trung Quốc đã mất hàng triệu con lợn khi dịch bệnh bùng phát. Dịch tả lợn châu Phi đã đẩy giá thịt lợn lên đến mức kỷ lục, buộc người ta phải mua thịt lợn nhập khẩu giá cao và làm chao đảo thị trường thịt toàn cầu...

“Nó chắc chắn sẽ lan đến đây (Mỹ) nếu chúng ta không đề cao cảnh giác”Jessica Anderson nói, cô là Người điều khiển chó nghiệp vụ phát hiện thịt lợn “bệnh”, đồng thời cũng là chuyên gia nông nghiệp thuộc lực lượng bảo vệ biên giới.

Chó Bettie thuộc đội chó nghiệp vụ Beagle được đào tạo đặc biệt tại các sân bay Hoa Kỳ - xây dựng các đội cảnh khuyển là một phần trong nỗ lực mạnh mẽ để bảo vệ ngành công nghiệp thịt lợn trị giá 23 tỷ USD. Dịch bệnh đã lan ra ngoài biên giới Trung Quốc, và các chính phủ trên toàn thế giới đang náo động để tự phòng vệ mình - theo báo cáo của Reuters. Mọi nỗ lực đều tập trung vào hiểm họa nghiêm trọng đang đe dọa nền nông nghiệp toàn cầu.

Jessica Anderson, một chuyên gia nông nghiệp của Bộ phận Biên phòng và Bảo vệ Hải quan Hoa Kỳ, đang làm việc cùng chú chó Bettie... (Tom Polansek/Reuters)

Hiểm họa đối với Hoa Kỳ

Dịch tả lợn châu Phi đã lan sang Đông nam Á và Đông Âu, các ca bệnh đã xuất hiện tại Việt Nam, Campuchia, Lào, Triều Tiên, Myanmar, Philippines, Ba lan, Bỉ, và Bulgaria. Các quốc gia trên thế giới, dù đã hay chưa xuất hiện dịch bệnh, đều kiểm tra chặt chẽ các du khách, tăng cường giám sát hàng hóa, và cấm nhập khẩu thịt lợn.

Các nước sản xuất thịt lợn phải chịu thiệt hại hàng tỷ đô là khi bệnh dịch lây truyền đến cơ sở chăn nuôi công nghiệp. Dịch bệnh tàn phá các trang trại và đóng cửa thị trường xuất khẩu thịt lợn. Dịch tả lợn Châu Phi không lây sang người nhưng không có bất kỳ loại vaccine hoặc biện pháp nào để điều trị.

Nếu căn bệnh này lan đến nước Mỹ, quốc gia xuất khẩu thịt lợn hàng đầu thế giới với số lượng lên tới 77,3 triệu con, thì chính phủ sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ ngành công nghiệp này - những người tham gia cuộc tập huấn 4 ngày đã nói với Reuters.

“Nếu dịch bệnh tràn vào, chúng tôi biết nó sẽ phá hủy ngành công nghiệp này” theo Dave Pyburn - Phó chủ tịch cấp cao phụ trách khoa học và công nghệ của Hiệp hội thịt lợn quốc gia.

Lợn sữa trong một trang trại ở Trung Quốc - ngày 21/11/2019... (Reuters)

Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ (USDA) mô tả lại một trận dịch ở Mississippi: nó lan khắp các bang sản xuất lợn hàng đầu quốc gia, bao gồm cả Bắc Carolina, Iowa, và Minnesota; các bác sĩ thú y, các trang trại và nhân viên chính quyền đã tập trung tại trung tâm điều khiển để tập huấn khả năng phát hiện nhanh, kiểm soát, và làm vệ sinh sạch sẽ sau khi dịch xuất hiện.

Kinh nghiệm cho thấy Mỹ cần tăng cường khả năng xét nghiệm nhanh chóng để phát hiện và loại bỏ lợn mắc bệnh mà không làm dịch bệnh lây lan, Ông Pyburn nói với những người tham gia tập huấn.

Tại Trung Quốc, nơi tiêu thụ thịt lợn lớn nhất hành tinh, căn bệnh đã bị xóa sổ. Nhưng người ta không biết chính xác có bao nhiêu lợn đã chết. Rabobank ước tính quốc gia này đã mất tới 55% số đàn lợn vào năm ngoái. Nhưng Chính phủ Trung quốc lại thông báo con số thiệt hại thấp hơn chỉ là 1000 tỷ đô la, tính từ khi xuất hiện ca mắc bệnh đầu tiên vào tháng 08/2018.

Phản ứng của Thế giới

Chính phủ Hoa Kỳ đang thả các đội cảnh khuyển tại các sân bay và cảng biển, tiến hành tập trận để sớm phát hiện và nâng cao năng lực để phát hiện lợn cấm. Lợn rừng ở Pháp và Đức cũng đã bị tiêu diệt hàng trăm ngàn con do tình nghi nhiễm bệnh. Pháp đã dựng lên dãy hàng rào dài 132 cây số (82 dặm) để ngăn lợn rừng, họ cũng đang lên kế hoạch áp dụng những nguyên tắc nghiêm ngặt hơn trong vệ sinh chăn nuôi - trong đó có yêu cầu về khử trùng xe tải dùng để vận chuyển gia súc (lợn).

Thái Lan cũng đã tiêu hủy những đàn lợn khi phát hiện ra dịch bệnh tại một tỉnh gần Burma (Myanmar). Hàn Quốc cũng ra lệnh cho binh sĩ ở biên giới phải "bắt giữ" lợn rừng, còn các đội quân tại Việt Nam phải đảm bảo lợn bệnh đã bị tiêu hủy.

Australia đã trục xuất du khách Việt Nam buôn lậu thịt lợn và ban lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm từ thịt lợn. Họ cũng đang đưa cố vấn đến các quần đảo Thái Bình Dương, trong nỗ lực bảo vệ những nước láng giềng gần nhất trước dịch tả lợn châu Phi. Nếu nỗ lực thất bại, họ sẽ mất hơn 02 tỷ đô Úc (tương đương 1,4 đô Mỹ) trong 05 năm - theo ước tính của Australian Pork Limited, một công ty phân phối thịt lợn tại Úc.

"Đây (dịch tả lợn) chắc chắn là mối đe dọa lớn nhất cho chăn nuôi thương mại, và là mối đe dọa lớn nhất cho bất kỳ loài động vật nuôi thương mại nào - từ trước đến nay", - theo lời ông Mark Schipp, Giám đốc Sở Thú y Australia.

Quan chức chính phủ Hoa Kỳ đang có dự định đình chỉ việc vận chuyển lợn trong nội địa - giữa các trang trại với nhau và từ đó đến lò mổ, trong trường hợp phát hiện thấy dịch tả lợn Châu Phi. Bộ Y tế Hoa Kỳ và các bang có thể ra lệnh ngăn chặn vận chuyển vật nuôi ở một số khu vực nhất định để phòng ngừa dịch bệnh.

Bộ Y tế Mỹ cũng cho biết trong một tuyên bố với Reuters rằng: cuộc tập huấn hồi tháng 9 đã lộ rõ những thiếu sót trong hướng dẫn gửi tới các bang, những chi tiết đó là về thời điểm và cách thức để hạn chế sự vận chuyển lợn. Chính phủ cũng đang tăng số lượng phòng xét nghiệm để phát hiện dịch tả lợn châu Phi.

"Chúng tôi đã xác định được một số lỗ hổng", - theo Amanda Luitjens, chuyên viên kiểm toán phúc lợi dành cho động vật của Nhà phân phối thịt lợn Christensen có trụ sở tại Minnesota, và cũng là người tham gia cuộc tập huấn.

Jessica Anderson cho thấy một chiếc bánh mì kẹp thịt lợn bị tịch thu từ một du khách đến từ Thượng Hải tại sân bay quốc tế O' Hare ở Chicago, Illinois, Hoa Kỳ vào ngày 09/10/2019... (Tom Polansek/Reuters)

Lệnh cấm "nuôi gia súc bằng rác thải"

Pyburn cho biết: Du khách vận chuyển thịt là một nguy cơ lớn nhất làm lây lan dịch tả lợn châu Phi vào Hoa Kỳ, bởi mầm bệnh có thể tồn tại hàng tuần trong các sản phẩm thịt lợn.

"Nuôi gia súc bằng rác thải" có thể hiểu là mang thực phẩm ô nhiễm để nuôi lợn rừng/hoang và gia súc, và theo USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ): đây chính là nguyên nhân khiến bùng phát dịch tả lợn trên toàn thế giới. Nông dân Mỹ có nghĩa vụ phải xin cấp phép nuôi lợn bằng rác thực phẩm có chứa thịt, và phải đem nấu chín để tiêu diệt các mầm bệnh.

Dịch tả lợn có thể lây từ lợn-sang-lợn qua vết cắn trung gian của bọ ve, hay qua tiếp xúc với quần áo, giày dép, hay khi lợn bị nhốt chung trong xe tải có chứa virus gây bệnh.

Trung Quốc đã cấm vận chuyển lợn sống đến từ các tỉnh có dịch bệnh và khu vực lân cận tỉnh đó - bằng cách đánh trượt thầu để cô lập bệnh dịch. Họ cũng yêu cầu tiêu hủy lợn bệnh và cấm sử dụng chất thải nhà bếp để làm thức ăn chăn nuôi.

Bệnh này cũng đã được phát hiện trong số thực phẩm bị thu giữ tại sân bay Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Philippines, và Bắc Ireland.

Người ta cho rằng Dịch tả lợn châu Phi đã đến Philippines thông qua thịt lợn lậu đến từ Trung Quốc. Quốc gia này hiện đang tiến hành kiểm tra bắt buộc đối với mọi hành lý xách tay của hành khách đến từ các quốc gia có dịch bệnh.

Nông dân Han Yi lau nước mắt khi nói chuyện với Reuters tại trang trại của mình ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc vào ngày 17/01/2019... (Ryan Woo/Reuters)

Tại Cebu thuộc miền Trung Philippines, chính quyền tỉnh đã ban lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm và hàng hóa đến từ đảo Luzon của nước này để phòng tránh dịch tả lợn. Số lợn hơn 60 nghìn con đã chết hoặc bị hủy tại Luzon do dịch bệnh. Bộ Nông nghiệp Philippines đã cấm sử dụng rác thải để nuôi gia súc (các loại thực phẩm dư thừa từ cảng hàng không và cảng biển).

Trong một báo cáo của USDA về đánh giá nguy cơ dịch tả lợn châu Phi tại Hoa Kỳ, tỷ lệ kiểm tra còn thấp tại các khu vực nhập cảnh đã làm tăng khả năng thịt lợn xâm nhập bất hợp pháp vào Mỹ mà không bị phát hiện. Nhân viên Cục Hải quan và Bảo vệ biên giới (Hoa Kỳ) đã cảnh báo tất cả các cảng giao thông rằng: mỗi khi một quốc gia mới được xác nhận có dịch bệnh lây nhiễm, sẽ có yêu cầu tăng cường kiểm tra đối với khách du lịch và vận chuyển hàng hóa.

Tuy nhiên, tại các điểm nhập cảnh như sân bay, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới ước tính cần có 3148 người có chuyên môn về thanh tra nông nghiệp, trong khi hiện chỉ có 2500 người.

Năm 2019, Thượng viện Hoa Kỳ đã cho phép tuyển dụng 240 chuyên gia nông nghiệp hàng năm cho đến khi bổ sung đầy đủ nhân lực, đồng thời đào tạo và trao nhiệm vụ cho thêm 20 đội cảnh khuyển mỗi năm. Chính phủ cũng đã phê duyệt 60 tổ đội chó săn Beagle mới để hoạt động tại các sân bay và cảng biển vào năm ngoái, nâng tổng số đội lên 179 - theo thông tin từ USDA.

Các đội sẽ phải đối mặt với thử thách gian truân - theo lời của Thượng nghị sĩ Gary Peters, đảng viên Dân chủ của bang Michigan, người đã đệ trình luật định này tới các nhà lập pháp.

"Hàng ngày, hàng triệu hành khách và hàng chục nghìn container vận chuyển mọi loại thực phẩm qua lại biên giới của chúng ta" - ông nói "bất kỳ ai trong bọn họ đều có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho nguồn cung ứng thực phẩm cũng như ngành nông nghiệp của Hoa Kỳ".

Trọng Nguyên - Diệu Anh (biên dịch)
- Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Căn bệnh giết chết hàng triệu con lợn ở Trung quốc, nguy cơ đe dọa toàn cầu