Thưởng thức hải sản bảo quản qua đêm có nguy cơ phá hủy chức năng gan, thận

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hải sản luôn là món yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, nguy cơ ngộ độc và ung thư vẫn luôn tiềm ẩn khi chúng ta sử dụng lại hải sản, cho dù đã được bảo quản trong tủ lạnh...

Ngày nay, tủ lạnh là trợ thủ đắc lực để giúp các bà nội trợ lưu trữ thức ăn trong cả tuần. Với công nghệ hiện đại, độ tươi sống của thực phẩm được giữ lâu hơn, hoặc các món dư thừa cũng được cất vào tủ lạnh.

Tuy nhiên, ít người biết rằng tủ lạnh chỉ tốt với chức năng bảo quản thức ăn tươi sống. Còn đối với thức ăn thừa, đặc biệt là các món hải sản qua đêm, thì nên vô cùng hạn chế.

Thế nào gọi là món ăn qua đêm?

Theo một báo cáo từ mạng lưới sức khỏe Lương Y, chuyên gia dinh dưỡng Trương Tĩnh Phân cho biết: không phải cứ để qua đêm thì mới gọi là “các món ăn qua đêm”, chỉ cần được bảo quản món ăn hơn 8 tiếng - dù trong tủ lạnh hay trong ban ngày - thì vẫn được gọi là những món ăn qua đêm.

Tác hại sức khỏe của món ăn qua đêm

Mọi người đã quen bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, nhưng theo chuyên gia dinh dưỡng Trương cho biết, bạn có thể sẽ gặp một số nguy cơ sức khỏe khi ăn đồ thừa được hâm lại sau một thời gian bảo quản quá lâu trong tủ lạnh.

1. Nitrit, mối nguy cơ ung thư, ngộ độc tiềm tàng
Tiêu thụ nhiều thức ăn có chứa nitrit và nitrat trong điều kiện nhất định sẽ tạo thành nitrosamine -NC (N- hợp chất nitroso) – là một yếu tố nguy cơ nguy hiểm gây ra ung thư dạ dày.

Độc chất này có thể dễ dàng xuất hiện trong những món xào với nhiều dầu và muối. Khi để qua đêm, các món rau chứa các vitamin sẽ bị oxy hóa, khiến hàm lượng nitrit tăng lên nhiều lần. Khi hâm lại những đồ ăn thừa này, chúng sẽ khiến độc tính nitrosamine tăng lên đáng kể, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe chúng ta.

Đặc biệt, khi thời tiết nóng, món ăn để qua đêm sẽ bị nhiễm khuẩn, rủi ro nhân lên và rất dễ dẫn đến viêm dạ dày và ngộ độc thực phẩm. Lúc này, các món ăn là không thể ăn được nữa.

2. Chất dinh dưỡng bị giảm dần
Các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin sẽ giảm dần khi hâm lại nhiều lần, có khi mất đến 30-40% so với lượng dinh dưỡng ban đầu. Thời gian nấu càng lâu và nhiệt độ càng cao sẽ làm mất càng nhiều chất dinh dưỡng quan trọng trong thức ăn.

Ngoài ra, hâm nóng nhiều lần cũng có thể khiến các protein trong thịt dễ sinh ra cholesterol, gây gánh nặng lên hệ tim mạch.

3. Thức ăn trở nên mặn hơn
Nếu không chú ý quá trình hâm nóng thức ăn, chúng ta có thể khiến món ăn bị mất nước và trở nên mặn hơn. Lượng muối quá nhiều trong thức ăn sẽ gia tăng nguy cơ cao huyết áp, suy thận hoặc nguy cơ đột quỵ hay một số bệnh tim mạch khác.

Cẩn thận ăn lại đồ hải sản

Theo chuyên gia Trương cho biết thêm, những nguy cơ nêu trên đối với “các món ăn qua đêm” là không nặng như đối với hải sản. Nếu đun đi đun lại món hải sản nhiều lần, thì protein trong đó sẽ rất dễ bị phân hủy, kết quả tạo tạo ra những chất nguy hiểm có thể phá hủy chức năng gan, thận sau khi chúng ta ăn.

Không nên đun lại hải sản nhiều lần

Theo giải thích của cô Trương, đồ hải sản như cá, tôm và cua dễ bị phân giải protein sau khi để qua đêm, khi đó nó sẽ gây hại cho chức năng thận và gan nếu chúng ta ăn. Các protein phân hủy này rất dễ bị vi khuẩn tấn công và không thể loại bỏ được hoàn toàn dù đun nấu ở nhiệt độ cao.

Gần đây theo kenh14.vn đưa tin, sau khi ăn cá và tôm còn sót lại từ tối hôm trước, ông Lưu (65 tuổi, Kinh Châu, Trung Quốc) đột nhiên xuất hiện triệu chứng sốt, tiêu chảy. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ tại Bệnh viện Nhân dân Đại học Vũ Hán cho biết, ông Lưu bị mất nước nghiêm trọng do ngộ độc thực phẩm và thiếu máu cục bộ ở thận, gây ra suy thận cấp. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc ăn hải sản thừa để qua đêm.

Cách dùng các món hải sản thừa an toàn

Theo báo Sanli News, Giám đốc Trường của khoa thận thuộc Bệnh viện Lâm Khẩu, đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn rằng: nhiệt độ từ 7 đến 60 độ C phù hợp cho sự sinh trưởng của hầu hết vi sinh vật; do đó tủ lạnh cần duy trì nhiệt độ ở mức (tối thiểu) 4 độ C để có thể tránh được sự sinh sôi của vi khuẩn và đây là điều kiện tốt nhất để cất trữ thức ăn.

Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo mọi người chỉ nên bảo quản hải sản trong vòng tối đa 6 tiếng, cần đun lại ở nhiệt độ tối thiểu là 70℃ trước khi ăn và không đun lại nhiều lần.

Hà Thành
- Theo SOH.



BÀI CHỌN LỌC

Thưởng thức hải sản bảo quản qua đêm có nguy cơ phá hủy chức năng gan, thận