Nam giới đi khám được chẩn đoán thiếu khí huyết, âm dương - Vậy chúng có nghĩa là gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều bệnh nhân đi khám và được chẩn đoán là thiếu khí, thiếu máu... Một số người hoang mang không biết Thiếu Khí, Huyết, Âm, Dương là bệnh gì? Cách trị liệu như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu chi tiết về các khái niệm trên, đồng thời phân biệt được cơ thể đang thực sự gặp vấn đề ở đâu, và điều trị một cách chính xác dứt điểm.

Nói về thiếu khí, người bệnh thường tỏ ra thiếu năng lượng, cơ thể gầy yếu, suy nhược, không có sức sống; tuy nhiên cần phân biết bạn nằm trong trường hợp thiếu khí nào:

  1. Thiếu hụt khí phổi, trường hợp khí phổi không đủ sẽ dễ bị cảm lạnh, hay ho, ra nhiều mồ hôi khi vận động, đối với tình trạng này có thể dùng Hoàng Kỳ, Bạch Truật… để bổ khí, giải cảm và ngăn tiết mồ hôi.
  2. Thiếu hụt khí tim, trường hợp này bệnh nhân sẽ có biểu hiện lười vận động, gầy yếu, thường thấy hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập thình thịch sau khi đi được một đoạn, cảm giác khó chịu ở tim. Có thể dùng Nhân Sâm, Mạch Đông, Ngũ Vị Tử để dưỡng khí, dưỡng âm, bồi bổ cơ thể.
  3. Tỳ khí suy nhược, tình trạng chính là toàn thân suy nhược, lười vận động, đi ngoài ra phân không đều, ăn nhiều không tiêu, bụng chướng… Có thể dùng một ít vị thuốc có tác dụng dưỡng trung và dưỡng khí như: Hoàng Kỳ, Cam Thảo, Đẳng Sâm, Bạch Truật (rang), Thăng Ma, Đương Quy, Vỏ Quýt, Gừng, Sài Hồ, Táo Tàu.
  4. Thận khí suy yếu, triệu chứng chủ yếu là mệt mỏi, đau thắt lưng và đầu gối, giảm trí nhớ, chóng mặt, ù tai, rối loạn cương, liệt dương, yếu sinh lý… thì có thể dùng Địa Hoàng, Sơn Dược, Sơn Thù Du, Phục Linh, Mẫu Đơn Bì, Trạch Tả, Quế Chi, Phụ Tử, Ngưu Tất, Xa Tiền Tử.

Tình trạng thứ hai là thiếu máu, nam giới thiếu máu sẽ có nước da trắng bệch, môi trắng, mí mắt trắng, móng tay trắng, chất lưỡi nhợt nhạt, sau khi ngồi xổm một thời gian dài thì chóng mặt, có một số dạng thiếu máu:

  1. Tâm (tim) huyết không thông, ngoài các triệu chứng trên còn có thể kèm theo nói mê, bối rối, ăn ngủ kém… Tình trạng này có thể điều trị bằng các bài thuốc như Bá Tử Nhân, Đẳng Sâm, Hoàng Kỳ, Xuyên Khung, Đương Quy, Phục Linh, Viễn Chí, Nhân Táo Tàu… để bổ khí, nuôi dưỡng máu và làm dịu thần kinh.
  2. Nam giới thiếu máu gan sẽ thường cảm thấy mắt khó chịu, tay chân tê mỏi. Trường hợp này nên dùng Ích Mẫu, Đẳng Sâm, Bạch Truật (xào), Phục Linh, Cam Thảo, Đương Quy...

Khí và huyết đều đi suy giảm, nếu thủy dịch ở phần âm của cơ thể trở nên ít, trong khi hoả tương đối vượng, thì sẽ có chứng khô miệng, tay chân nóng, đổ mồ hôi trộm về đêm… Đây là biểu hiện điển hình của chứng thiếu âm.

  1. Âm phổi không thông, ngoài các triệu chứng trên sẽ có các chứng ho khan, bốc hỏa, đổ mồ hôi trộm ban đêm. Bệnh nhân có thể dùng Mạch Vị Địa Hoàng hoàn.
  2. Tâm (tim) âm thiếu hụt sẽ có biểu hiện cáu gắt, khó ngủ về đêm, buồn bực.
  3. Thiếu âm gan sẽ có biểu hiện khô mắt.
  4. Thận âm suy yếu sẽ dẫn đến suy nhược, cơ thể khó săn chắc, đau thắt lưng và đầu gối, giảm trí nhớ, chóng mặt, ù tai, lòng bàn tay đổ mồ hôi. Trường hợp này có thể dùng Lục Vị Địa Hoàng hoàn.
  5. Dạ dày thiếu âm, sẽ có hiện tượng nóng rát dạ dày, lúc nào cũng đói nhưng không muốn ăn, trường hợp này cần dưỡng âm, bồi bổ cho dạ dày.

Cuối cùng là chứng thiếu dương; có biểu hiện chung là sợ lạnh, không dám ăn đồ lạnh:

  1. Tâm dương suy nhược, thường có biểu hiện trong lòng khó chịu khi gặp lạnh, kèm theo sợ lạnh.
  2. Tỳ dương suy nhược, thường biểu hiện tiêu chảy ngay khi ăn lạnh, cần làm ấm tỳ vị, bồi bổ khí huyết.
  3. Thận dương suy nhược, thường có biểu hiện sợ lạnh, tay chân lạnh, thắt lưng lạnh, đêm luôn thức giấc, cần phải chườm ấm cho thận dương.

Dựa vào các đặc điểm triệu chứng trên, bạn có thể dễ dàng nhận biết cơ thể đang thực sự gặp vấn đề ở phương diện nào, từ đó tìm kiếm một phương pháp điều trị hợp lý.

Bảo Vy
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Nam giới đi khám được chẩn đoán thiếu khí huyết, âm dương - Vậy chúng có nghĩa là gì?