‘Súng bắn khói’: Khoảng cách Coronavirus nhiễm trong không khí bệnh viện

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều chuyên gia tin rằng virus trong không khí đóng một vai trò quan trọng trong việc lây truyền trong cộng đồng. Một nghiên cứu mới hé lộ: Virus trôi nổi trong không khí có thể lây nhiễm cho các tế bào.

Những người hoài nghi về quan điểm rằng Coronavirus lây lan trong không khí - bao gồm nhiều chuyên gia cố vấn cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - đã đưa ra một bằng chứng còn thiếu: Bằng chứng các hạt aerosol hô hấp trôi nổi có chứa virus sống, chứ không chỉ chứa các mảnh vật chất di truyền.

Giờ đây, một nhóm các nhà virus học và các nhà khoa học về hạt aerosol đã đưa ra một kết quả chính xác: Xác nhận virus lây nhiễm trong không khí.

Linsey Marr, một chuyên gia về lây lan virus trong không khí cho biết: “Bằng chứng rõ ràng cho thấy có virus lây nhiễm trong không khí.”

Khoảng cách khó tin

Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Florida đã thành công trong việc phân lập virus sống từ các mẫu không khí. Các mẫu này được thu thập từ khoảng cách 2,13m đến 4,88m (7 đến 16 feet) so với các bệnh nhân nhiễm COVID-19 - xa hơn 1,83m (6 feet) được khuyến nghị trong các hướng dẫn giãn cách xã hội.

Các phát hiện, được đăng tải trực tuyến vào tuần trước, vẫn chưa được kiểm tra bởi các chuyên gia đánh giá, nhưng đã gây ra xôn xao trong giới khoa học. “Nếu đây không phải là khoảng cách của “một súng bắn khói”, thì tôi không biết nó là gì”. Tiến sĩ Marr đã tweet vào tuần trước.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho biết, vẫn chưa rõ số lượng virus thu được có đủ để gây nhiễm hay không.

Nghiên cứu rất chính xác. Aerosol (hạt không khí) được định nghĩa chính xác từng phút, chỉ có kích thước tối đa là 5 micromet; bay hơi có thể làm cho chúng thậm chí còn nhỏ hơn. Nỗ lực bắt những giọt tinh vi này thường làm hỏng virus.

Shelly Miller, kỹ sư môi trường tại Đại học Colorado Boulder, người nghiên cứu về chất lượng không khí và các bệnh lây truyền qua đường không khí, cho biết: “Rất khó để vật liệu sinh học có thể tồn tại trong không khí. Và cũng rất khó lấy mẫu chúng. Chúng ta phải khéo léo, nhẹ nhàng giống với cách bạn hít thở trong việc lấy mẫu ."

Điều khác biệt của nghiên cứu

Những nỗ lực trước đó đã bị cản trở ở bước này hay bước khác trong quy trình. Ví dụ, một nhóm đã thử làm lơ lửng aerosols, và cho thấy rằng virus vẫn lây nhiễm trong tối đa 3 giờ. Nhưng các nhà phê bình cho rằng những điều kiện đó là thử nghiệm và không thực tế.

Các nhà khoa học khác đã sử dụng bộ lọc gelatin hoặc ống nhựa hoặc thủy tinh để thu thập aerosols theo thời gian. Nhưng với lực của không khí đã làm aerosol co lại và cắt đứt virus. Một nhóm khác đã thành công trong việc phân lập virus sống, nhưng không cho thấy virus phân lập có thể lây nhiễm sang tế bào.

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã phát minh ra một thiết bị lấy mẫu sử dụng hơi nước tinh khiết để phóng to aerosol đủ để chúng có thể được thu thập dễ dàng từ không khí. Thay vì để yên, thiết bị sẽ biến các hạt aerosol ngay lập tức thành một chất lỏng giàu muối, đường và protein, giúp lưu giữ mầm bệnh.

Tôi rất ấn tượng,” Robyn Schofield, một nhà hóa học khí quyển tại Đại học Melbourne ở Úc, người đo aerosol trên đại dương, nói. "Đó là một kỹ thuật đo lường rất thông minh."

Tiến sĩ Schofield, biên tập viên của tạp chí Kỹ thuật Đo lường Khí quyển, quen thuộc với các thiết bị có sẵn. Tuy nhiên bà cho biết, chưa thấy bất kỳ thiết bị nào có thể phù hợp hơn thiết bị mới này.

Các nhà nghiên cứu trước đây đã sử dụng phương pháp này để lấy mẫu không khí từ các phòng bệnh viện. Nhưng trong những nỗ lực đó, các virus hô hấp trôi nổi khác phát triển nhanh hơn, gây khó khăn cho việc phân lập Coronavirus.

Lần này, nhóm nghiên cứu đã thu thập các mẫu không khí từ một căn phòng trong khu cách ly dành cho bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Y tế Shands của Đại học Florida.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai thiết bị lấy mẫu, một thiết bị cách bệnh nhân khoảng 2,13m (7 feet) và thiết bị còn lại cách bệnh nhân khoảng 4,88m (16 feet). Các nhà khoa học đã có thể thu thập virus ở cả hai khoảng cách. Sau đó, chứng minh virus mà họ lấy ra từ không khí có thể lây nhiễm sang các tế bào trong đĩa thí nghiệm.

Trình tự bộ gen của virus được phân lập giống hệt trình tự bộ gen của một bệnh nhân có triệu chứng mới được nhận vào phòng.

Căn phòng cách ly có 6 luồng không khí mỗi giờ và được trang bị các bộ lọc hiệu quả, chiếu tia cực tím và các biện pháp an toàn khác để khử hoạt tính của virus trước khi không khí được đưa vào phòng.

John Lednicky, nhà virus học chính của nhóm tại Đại học Florida, cho biết “Điều đó có thể giải thích tại sao các nhà nghiên cứu chỉ tìm thấy 74 hạt virus trong một lít không khí. Không gian trong nhà không có hệ thống thông gió tốt - chẳng hạn như trường học - có thể tích tụ nhiều virus hơn trong không khí”.

Nhưng các chuyên gia khác cho biết rất khó để từ các phát hiện để ước tính nguy cơ lây nhiễm của một cá nhân.

Angela Rasmussen, nhà virus học tại Đại học Columbia ở New York, cho biết: “Tôi không chắc rằng số lượng virus này đủ nhiều để gây nhiễm cho ai đó. Kết luận duy nhất tôi có thể rút ra từ bài báo này là bạn có thể nuôi cấy virus tồn tại trong không khí. Nhưng đó không phải là một việc nhỏ."

Một số chuyên gia lưu ý rằng khoảng cách mà nhóm nghiên cứu tìm thấy virus xa hơn nhiều so với khoảng cách 1,83m (6 feet) được khuyến nghị để giãn cách xã hội.

Tiến sĩ Schofield nói “Chúng tôi biết rằng trong nhà, những quy tắc về khoảng cách không còn quan trọng nữa. Mất khoảng 5 phút để các aerosol nhỏ đi qua phòng ngay cả trong không khí tĩnh”.

Cô nói thêm: “Mức tối thiểu 1,83m (6 feet) là gây hiểu lầm, vì mọi người nghĩ rằng họ được bảo vệ trong nhà và thực sự thì không ”.

Tiến sĩ Marr cho biết khuyến nghị đó dựa trên quan điểm cho rằng “những giọt nhỏ tương tự dạng đạn pháo đạn đạo” là phương tiện duy nhất lây nhiễm của virus. Mọi người có thể duy trì khoảng cách càng xa thì càng tốt.

Seema Lakdawala, một chuyên gia về virus đường hô hấp tại Đại học Pittsburgh, cho biết, phát hiện cũng sẽ thúc đẩy mọi người chú ý đến các biện pháp phòng ngừa lây truyền qua đường không khí như cải thiện hệ thống thông gió.

Tiến sĩ Lakdawala cho biết: “Tất cả chúng ta đều biết rằng virus này có thể lây truyền theo tất cả các phương thức này, nhưng chúng tôi chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ

Điều kỳ lạ của nghiên cứu mới

Cô và các chuyên gia khác đã lưu ý một khía cạnh kỳ lạ của nghiên cứu mới. Nhóm nghiên cứu báo cáo rằng họ đã tìm thấy, RNA virus nhiều như số lượng virus lây nhiễm. Nhưng các phương pháp khác thường tìm thấy RNA virus nhiều hơn số lượng virus gấp 100 lần.

Tiến sĩ Lakdawala nói: “Khi bạn lấy mẫu ngoáy mũi hoặc lấy mẫu lâm sàng, có rất nhiều RNA hơn virus lây nhiễm.

Tiến sĩ Lednicky đã nhận được email và điện thoại từ các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới hỏi về phát hiện đó. Ông cho biết sẽ kiểm tra lại số liệu của mình để chắc chắn.

Thiện Đức
Theo New York's Times



BÀI CHỌN LỌC

‘Súng bắn khói’: Khoảng cách Coronavirus nhiễm trong không khí bệnh viện