Sử dụng đặc quyền để tiêm vaccine Trung Quốc, công chúa Tây Ban Nha phải nhận chỉ trích từ dư luận quê nhà?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo tờ Le Monde của Tây Ban Nha, một tài liệu mật tiết lộ rằng hai con gái của cựu Quốc vương Carlos I đã đến Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) với danh nghĩa thăm cha để bí mật tiêm vaccine viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) do Trung Quốc sản xuất. Tin tức rò rỉ đã dấy lên làn sóng chỉ trích tại Tây Ban Nha.

Có thông tin cho rằng vào tháng 2 vừa qua, hai người chị của Vua Felipe VI đương nhiệm của Tây Ban Nha, Elena 57 tuổi và Cristina 55 tuổi, đã đến Abu Dhabi trong hai tuần để gặp cha và tiêm vaccine viêm phổi Vũ Hán COVID-19 của Trung Quốc. Vì không thuộc nhóm tiêm chủng ưu tiên, và cần phải chờ một vài tháng mới được tiêm vaccine ở Tây Ban Nha, nhưng hai công chúa này đã tận dụng đặc quyền của mình để tiêm phòng trước.

Theo tài liệu mật, các công chúa đã được tiêm vaccine Sinopharm COVID-19 do Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc sản xuất, và được biết đây là vaccine dành cho người Trung Quốc với hiệu quả 86%.

Vaccine hàng đầu mới của Sinopharm Trung Quốc đã khởi động thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba tại Abu Dhabi, UAE vào năm 2020. Theo dữ liệu thử nghiệm, UAE trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức chấp thuận sử dụng vaccine này. Kể từ cuối năm 2020, tại Abu Dhabi đã tiến hành tiêm chủng nhiều vaccine nhất, hầu hết là vaccine của Trung Quốc.

Vaccine Sinopharm được cung cấp cho bất kỳ ai trên 18 tuổi tại hơn 152 trung tâm trên toàn lãnh thổ UAE. Theo nhu cầu mới nhất, người cao tuổi ở UAE cũng có thể đặt lịch hẹn để tiêm phòng tại nhà.

Tất cả các cơ sở y tế do Công ty Dịch vụ Y tế Abu Dhabi (SEHA) vận hành, nhiều bệnh viện tư nhân trên toàn quốc và một số bệnh viện lớn đều cung cấp dịch vụ tiêm chủng.

Có tin cho rằng cựu quốc vương Carlos I phải phẫu thuật tim, và đã đến sống ở Abu Dhabi (UAE) từ ngày 4/8/2020. Dù vậy vẫn tuân thủ kế hoạch tiêm phòng và có lẽ đây là lý do các công chúa quyết định tiêm phòng ở UAE. Theo báo cáo của Agence France-Presse ngày 26/2, cựu Quốc vương Tây Ban Nha Carlos đang sống lưu vong ở nước ngoài do có liên quan đến tham nhũng.

Sau khi sự việc xảy ra, không chỉ người dân Tây Ban Nha phẫn nộ với hành vi lạm quyền này mà Quốc vương đương nhiệm của Tây Ban Nha, Felipe VI, cũng ra thông cáo khẳng định: "Tôi không chịu trách nhiệm về hành động của Elena và Cristina, dù họ là thành viên gia đình của tôi. Các thành viên, nói đúng ra, họ bây giờ không phải là “thành viên của gia đình hoàng gia”. Ông cũng nói rằng trước thời điểm thích hợp, không thành viên của gia đình hoàng gia nào được tiêm phòng trước và sẽ không nhận được bất kỳ điều trị đặc biệt nào.”

Về việc hai công chúa Elena và Cristina đã được tiêm phòng, gia đình hoàng gia không thừa nhận cũng không phủ nhận.

Lý Tuyên

Theo secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Sử dụng đặc quyền để tiêm vaccine Trung Quốc, công chúa Tây Ban Nha phải nhận chỉ trích từ dư luận quê nhà?