Sử dụng cần sa làm tăng 67% cơn đau tim sau khi bị đột quỵ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cần sa không chỉ được sử dụng như một hình thức tiêu khiển mà còn được ứng dụng trong giảm đau. Tuy nhiên, nó khiến các bệnh nhân sống sót sau đột quỵ nhanh chóng tái phát cơn đau tim...

Một nghiên cứu do Đại học Michigan dẫn đầu cho thấy những người hút cần sa có nhiều khả năng bị các biến chứng như chảy máu quá mức hoặc đột quỵ nếu họ trải qua phẫu thuật nong mạch để mở lại các động mạch bị tắc.

Tiến sĩ Yoo và nhóm của ông đã phân tích dữ liệu từ tiểu bang Michigan của hơn 113.000 bệnh nhân đã được nong mạch từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 10 năm 2016. Trong số đó, gần 4.000 bệnh nhân (3,5%) cho biết đã hút cần sa trong vòng một tháng sau khi thực hiện thủ thuật.

Trong phẫu thuật nong mạch, các bác sĩ chạy một ống thông qua động mạch của bệnh nhân đến nơi chúng bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, sau đó thổi phồng một quả bóng nhỏ để đẩy chỗ tắc nghẽn.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sau phẫu thuật, bệnh nhân có nguy cơ bị chảy máu thừa nguy hiểm hơn 54% nếu họ hút cần sa.

Các bệnh nhân cũng có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 11 lần sau khi nong mạch, mặc dù nguy cơ tổng thể vẫn thấp, với khoảng 0,3% người sử dụng cần sa bị đột quỵ.

Nghiên cứu thứ hai đã đánh giá dữ liệu từ cơ sở dữ liệu lớn nhất có thể truy cập công khai về hồ sơ nhập viện của Hoa Kỳ, để xem những người dùng cần sa để điều trị các vấn đề về tim có xu hướng diễn ra như thế nào.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 67% những người sống sót sau cơn đau tim đã được cho sử dụng cần sa sẽ tiếp tục bị đau tim, so với 41% những người không sử dụng.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Rushik Bhuva, chuyên gia tim mạch của Trung tâm Sức khỏe Cộng đồng Wright ở Scranton, Pennsylvania cho biết: “Tần suất các cơn đau tim tái phát và can thiệp tim cao hơn ở những người sử dụng cần sa, ngay cả khi họ trẻ hơn và có ít yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim hơn”.

Chuyên gia về cần sa AHA Robert Page, giáo sư dược lâm sàng tại Đại học Colorado ở Aurora, cho biết cho đến khi được biết đến nhiều hơn, bệnh nhân và bác sĩ nên cảnh giác với các tác dụng phụ tiềm ẩn liên quan đến cần sa.

Trong khi nhà nghiên cứu cho rằng đến nay vẫn còn quá ít thông tin và nhiều câu hỏi xoay quanh chủ đề về tác động của cần sa đối với cơ thể thì việc hợp thức hóa cần sa đang vẫn tiếp tục diễn ra trên khắp Hoa Kỳ. Tại các bang Arizona, Montana, New Jersey và Nam Dakota đều đã bỏ phiếu vào tuần trước để chấp thuận việc sử dụng cần sa để giải trí đã hoàn toàn hợp pháp ở 14 tiểu bang và Quận Columbia. Trong khi đó, các cử tri ở Mississippi và Nam Dakota đã chấp thuận cần sa y tế, làm cho việc sử dụng cây thuốc hợp pháp ở 35 tiểu bang và Washington, D.C

Tiến sĩ Sang Gune Yoo, tác giả của nghiên cứu đầu cho biết: “Khi cần sa ngày càng trở nên dễ tiếp cận hơn trên khắp Hoa Kỳ, cần có nghiên cứu nghiêm ngặt để hiểu rõ hơn về tác động của việc sử dụng cần sa đối với sức khỏe tim mạch”.

Tuy nhiên, các hoạt chất trong cần sa ngày nay đã trở nên phổ thông trên thế giới hơn bởi các thiết bị thuốc lá điện tử, vape, chứ không chỉ là các sản phẩm vi phạm pháp luật hay sử dụng trong bệnh viện.

Phúc Lâm
- Theo Newsmax.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Sử dụng cần sa làm tăng 67% cơn đau tim sau khi bị đột quỵ