Sống khỏe trong mùa đông

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào mùa đông lạnh giá, chúng ta thường dễ mắc phải những cơn ho, cảm lạnh, và cảm cúm. Tuy nhiên, bạn có thể tự bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách lựa chọn các thực phẩm theo mà và thực hiện một lối sống lành mạnh...

Bạn đã bao giờ tự hỏi: Tại sao cảm lạnh và các bệnh đường hô hấp trong mùa đông, so với mùa hạ, lại cao gấp 4 lần chưa? Thời tiết lạnh là nguyên nhân chủ yếu, virus có thể tồn tại lâu hơn ở môi trường bên ngoài khi nhiệt độ giảm xuống. Chúng tồn tại trên tay nắm cửa, khăn giấy và các bề mặt khác trong ít nhất 24 giờ.

Ngoài ra, hít phải không khí lạnh sẽ làm chậm phản ứng miễn dịch trong niêm mạc mũi. Thiếu ánh nắng mặt trời sẽ làm giảm sự hấp thu vitamin D, điều này cũng làm suy giảm hệ miễn dịch. Tất nhiên, việc chúng ta dành nhiều thời gian hơn để quây quần bên nhau vào mùa đông hơn cũng làm gia tăng sự lây nhiễm.

Tuy nhiên, tiếp xúc với virus cúm không có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh cảm cúm. Nếu hệ thống miễn dịch đang hoạt động tốt, bạn có thể loại bỏ hàng loạt virus thông thường mà không phát triển triệu chứng nào.

Dưới đây là những cách để giúp bạn sống khỏe trong mùa đông:

1. Lựa chọn thực phẩm lạnh mạnh

Ăn nhiều rau xanh
Các loại rau có lá màu xanh đậm không chỉ bổ sung sắt và các vitamin như A, C, K và folate để duy trì sức khỏe, mà còn có tác dụng nuôi dưỡng các lợi khuẩn đường ruột giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, từ đó đẩy lùi nguy cơ nhiễm bệnh trong mùa đông.

Hãy ưu tiên ăn nhiều rau xanh hơn trong mỗi bữa ăn, tuy nhiên, hạn chế ăn salad vì chúng làm lạnh cơ thể. Bạn có thể luộc, nướng, hoặc thêm rau xanh vào súp, các món hầm và nước sốt. Hãy coi mỗi bữa ăn là một cơ hội để nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột của bạn!

Nghiên cứu đã cho thấy thực phẩm có thể ảnh hưởng đến gene, và điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ cần nghiên cứu lại mọi thứ mà chúng ta nghĩ rằng mình đã biết về dinh dưỡng và thực phẩm... (Tatevosian Yana/Shutterstock)

Bổ sung vitamin D
Chúng ta thường ở trong nhà vào những tháng mùa đông, đồng nghĩa với cơ thể sẽ có nguy cơ thiếu vitamin D. Có nhiều nguồn để bổ sung vitamin D từ thực phẩm như dầu gan cá giàu EPA/DHA; cá hồi, cá mòi, cá ngừ, tôm, nấm, lòng đỏ trứng gà.

Vitamin D vừa giúp xương chắc khỏe (vì nó giúp cơ thể sử dụng canxi) và tăng cường hệ miễn dịch. Tổ chức Loãng xương Quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị nên tiêu thụ 400 đến 800 IU vitamin D mỗi ngày cho người lớn dưới 50 tuổi và 800 đến 1.000 IU cho người lớn từ 50 tuổi trở lên.

Bổ sung lợi khuẩn
Lợi khuẩn đường ruột kích thích các tế bào miễn dịch trong ruột tăng sản xuất kháng thể IgA - là kháng thể xuất hiện chủ yếu trên niêm mạc ruột và đường hô hấp để bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Lợi khuẩn cũng tiết ra chất kháng sinh tự nhiên (các vi khuẩn như acidophilinebulgarican) và kích thích cơ thể sản xuất interferon - một chất chống virus tự nhiên được sản xuất bởi một số tế bào miễn dịch. Bạn có thể cung cấp lợi khuẩn đường ruột bằng cách bổ sung sữa chua và thực phẩm lên men như dưa cải bắp và kim chi vào chế độ ăn.

Sữa chua cùng hoa quả có thể giúp cải thiện tình trạng béo phì ở trẻ em... (Pixabay)

Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là một trong những chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch mạnh mẽ nhất được tìm thấy trong tự nhiên, từ trái cây và rau quả. Nó ngăn việc sao chép các gen virus nên các triệu chứng cảm cúm ít có khả năng phát triển hơn. Các nghiên cứu liên quan đến trẻ em và học sinh đã phát hiện ra rằng vitamin C có thể làm giảm nguy cơ bị cảm tới 30%.

Vào mùa đông, bạn dễ dàng tìm được cam và hoa quả thuộc họ cam quýt như chanh, quất, quýt... là nguồn vitamin C dồi dào và là vũ khí lợi hại chống lại cảm cúm mùa lạnh.

Thư giãn với tỏi
Tỏi nướng hoặc sống có chứa các chất chống virus, kháng khuẩn và kháng nấm giúp tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể để chống lại các tác nhân xấu của mùa đông. Mặc dù tỏi sống có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn, nhưng tỏi nướng cũng là cách thú vị hơn để thưởng thức những hợp chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch này.

Tỏi không chỉ dùng trong trừ tà hay khiển những sinh vật âm độc như ma cà rồng phải bỏ chạy, chúng còn giúp thải độc... (Pixabay)

Sử dụng các loại gia vị làm ấm
Theo Đông Y, thực phẩm ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Đặc biệt, một số loại thảo mộc và gia vị có tác dụng làm ấm cơ thể và giúp giảm bớt một số triệu chứng bệnh cảm cúm thông thường.

Quế và gừng là những gia vị được sử dụng phổ biến trong chế biến thực phẩm. Chúng thường được thêm vào nhiều món nướng như bánh quy và bánh mì. Quế được bổ sung vào ca cao nóng, cà phê và trà. Còn gừng có thể được pha với nước nóng hoặc được cho vào trà nóng cùng lá quế để có một thức uống thú vị.

2. Thực hiện lối sống khỏe mạnh

Ngủ nhiều hơn
Trong mùa đông, khả năng miễn dịch của cơ thể dễ bị suy yếu, khiến chúng ta dễ bị nhiễm virus. Hãy nhớ rằng hệ miễn dịch chỉ có thể khỏe mạnh khi có đủ thời gian để tự phục hồi và tự sửa chữa trong khi phần còn lại tạm thời ngừng hoạt động - vì vậy đừng cắt xén thời gian ngủ. Hãy ngủ đủ từ 7- 8 tiếng mỗi đêm.

Các giai đoạn của giấc ngủ bao gồm: nhẹ, sâu và một giai đoạn được gọi là giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM). (Ảnh: Cloudio Scott/Pixabay)

Giữ ấm cơ thể
Tất cả chúng ta đều biết mùa đông cần phải giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt lưng, cổ và phần trên của ngực theo Đông Y. Để giữ ấm đôi chân, bạn hãy mang dép đi trong nhà, nếu không, hơi lạnh sẽ xuyên qua sàn và đi vào người. Điều này đặc biệt cần thiết đối với phụ nữ tiền kinh nguyệt hoặc những người đang cố gắng mang thai.

Tập thể dục
Tập thể dục đầy đủ giúp duy trì hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, vì vậy hãy duy trì vận động trong suốt mùa đông (nhưng đừng tập thể dục quá sức có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể bạn). Bằng cách duy trì hoạt động, bạn cũng sẽ giữ được cân nặng, giảm căng thẳng và buồn bã trong mùa đông - tất cả sẽ góp phần vào sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe của hệ miễn dịch.

Thư giãn
Hãy giảm bớt căng thẳng, đặc biệt là trong mùa đông. Dành ra ít nhất một vài phút mỗi ngày để thực hành thiền, các bài tập thở, yoga, mát-xa, hay dành vài phút trong phòng tắm hơi hoặc thậm chí là đan len đều là những cách tuyệt vời để giải phóng sự căng thẳng, tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường khả năng phục hồi thể chất và tinh thần.

Bạn cũng có thể trải nghiệm với màu sắc. Mặc màu vàng hoặc đỏ trong những ngày ảm đạm của mùa đông để giúp cải thiện tâm trạng và mức năng lượng, hoặc chọn màu xanh lá cây hoặc xanh lam để mang lại cảm giác bình tĩnh.

Thiền định để nâng cao nội lực và khả năng của hệ miễn dịch. (Ảnh minh họa: ĐP)

Rửa tay với xà phòng dịu nhẹ
Xà phòng diệt khuẩn và nước rửa tay thông thường chứa nhiều hóa chất làm khô và nứt da, tạo điều kiện cho việc lây truyền virus. Thay vào đó, hãy rửa tay bằng phương pháp truyền thống - nước nóng và xà phòng không hóa chất, hoặc bạn cũng có thể thử một vài giọt tinh dầu oải hương để khử trùng tay một cách tự nhiên.

Cấp nước thường xuyên cho cơ thể
Ngồi hàng giờ đồng hồ trong nhà và văn phòng sẽ làm khô mũi, miệng và môi. Hãy nhớ rằng chúng ta cần độ ẩm để giúp bảo vệ khỏi sự tấn công của virus. Bạn có thể hạn chế sự mất nước bằng cách sử dụng máy phun sương để bổ sung độ ẩm cho không khí; và làm ẩm đường mũi bằng cách xịt nước muối sinh lý. Ngoài ra, hãy uống nhiều nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ phòng thay vì uống lạnh. Một tách trà nóng, hay pha cùng mật ong và chanh cũng là một ý tưởng tuyệt vời.

Mai Trang
- Theo ET Tiếng Anh.



BÀI CHỌN LỌC

Sống khỏe trong mùa đông