Sau khi vaccine Trung Quốc ‘nhận điểm thấp’, chính quyền Đại Lục bôi nhọ vaccine Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau một vài ngày phớt lờ những kết quả thử nghiệm vaccine đáng thất vọng ở Brazil, truyền thông Trung Quốc bắt đầu chuyển hướng sang tấn công các vaccine đối thủ - cụ thể là vaccine Pfizer và Mordena của Mỹ...

Trước đó, các nhà nghiên cứu công bố, loại vaccine coronavirus của Sinovac, một công ty dược phẩm sinh học có trụ sở tại Bắc Kinh, chỉ đạt kết quả 50,4% trong các thử nghiệm lâm sàng tại Brazil, thấp hơn rất nhiều mức công bố trước đó là 78%.

Sau 4 tuần thử nghiệm vaccine giai đoạn 1, ứng cử viên CoronaVac của Sinovac đạt hiệu 80%. Thử nghiệm giai đoạn 2 của vaccine Trung Quốc này cũng cao hơn, khoảng 90% ở cả tuần thứ hai và thứ tư.

Những tiền đề này trải thảm đỏ cho vaccine CoronaVac bước vào giai đoạn 3 - giai đoạn cuối của thử nghiệm lâm sàng. Sau đó, người dân Trung Quốc sẽ có vaccine và chính quyền Đại Lục sẽ được khẳng định được vị thế quốc tế.

Tuy nhiên, trái ngược với mong đợi, thử nghiệm vaccine CoronaVac tại Indonesia chỉ đạt hiệu quả 65,3%.

Tệ hơn nữa, đến ngày 12/1/2021, kết quả thử nghiệm vaccine tại Brazil đã ghi nhận hiệu quả của CoronaVac chỉ đạt 50% - vừa đủ để vượt qua ngưỡng phê duyệt của WHO.

Trung Quốc kêu gọi đình chỉ sử dụng vaccine Pfizer

Ngày 15/1/2021, trang tin Global Times của nhà nước Trung Quốc đã đăng tải một bài báo nhận định về việc vaccine của Pfizer, hay các vaccine mRNA nói chung, không an toàn như mong đợi:

“Yang Zhanqiu, nhà virus học của Đại học Vũ Hán, đã nói với Global Times rằng những sự cố tử vong, nếu chứng minh được là nguyên nhân do vaccine, sẽ cho thấy hiệu quả của vaccine Pfizer và các loại vaccine mRNA khác là không tốt như trông đợi”.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia này nói thêm rằng vaccine Trung Quốc thì ngược lại, sử dụng “công nghệ hoàn hảo hơn”.

Global Times cũng trích dẫn lời của một nhà miễn dịch học “ẩn danh” tại Bắc Kinh nói rằng:

“Thế giới nên đình chỉ sử dụng vaccine COVID-19 mRNA - mà Pfizer là điển hình, vì công nghệ mới này không chứng minh được tính an toàn khi sử dụng trên phạm vi lớn hay trong việc ngăn chặn bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào”.

Những thông tin này được đưa kèm theo lời cáo buộc phương Tây đã phớt lờ tin tức xuất hiện 23 ca tử vong ở Na Uy sau khi họ tiêm vaccine của Pfizer.

Tuy nhiên trên thực tế, theo Bloomberg đưa tin, Na Uy đã giám định 29 ca tử vong sau khi tiêm vaccine. Tất cả những người này đều trên 75 tuổi, trong đó 13 ca đã được khẳng định là do tác dụng phụ của vaccine. Số còn lại hiện vẫn đang chờ giám định.

Sigurd Hortemo, bác sĩ của Cơ quan Dược phẩm Na Uy cho biết: “Các báo cáo chỉ ra rằng các tác dụng phụ thường gặp từ vaccine mRNA, chẳng hạn như sốt và buồn nôn, có thể dẫn đến tử vong ở một số bệnh nhân yếu ớt”.

Đồng thời, sau khi có các ca tử vong xuất hiện ở người già yếu, Viện Y tế Công cộng của Na Uy đã ngay lập tức đưa ra thay đổi trong hướng dẫn tiêm chủng COVID-19 - căn bệnh do virus ĐCSTQ gây ra.

“Đặc sản” khó quên của chế độ Trung Quốc

Cùng ngày 15/1, Global Times đã xuất bản một bài xã luận “giải thích” cho thực tế vaccine Trung Quốc kém hiệu quả hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh.

Bài báo viết rằng, bất cứ khi nào có thông tin bất lợi nào của vaccine Trung Quốc, thì các hãng truyền thông lớn của phương Tây sẽ ngay lập tức thổi phồng và khuếch đại tác động đối với tâm lý của công chúng.

Bài xã luận cũng đổ lỗi cho các nước châu Âu và Mỹ đã “chính trị hóa” vấn đề vaccine COVID-19, trong khi đây là một vấn đề khoa học quan trọng. Bài viết nhấn mạnh việc “tuyên truyền để quảng cáo vaccine Pfizer” và “bôi nhọ vaccine Trung Quốc”.

Nhiều người đã không còn lại với chiêu bài “thế lực nước ngoài” của chế độ Trung Quốc cũng như những lời ngụy biện đầy sơ hở của họ. Tất cả là nhằm mục đích chuyển hướng dư luận trong nước về phía đối nghịch với chính quyền, mà quên mất những gì ĐCSTQ đang làm với người dân Trung Quốc. Trong màn kịch này, vaccine là một ví dụ điển hình.

Hà Thành



BÀI CHỌN LỌC

Sau khi vaccine Trung Quốc ‘nhận điểm thấp’, chính quyền Đại Lục bôi nhọ vaccine Mỹ